Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.251
123.155.235
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 2
Đại Lãn

Trên là những nét chấm phá về cuộc đời long đong chìm nổi khổ đau mà Nguyễn Du tiên sinh đã kinh qua và nhìn thấy ngay trong cuộc sống của chính mình và tha nhơn trong xã hội. Trước hết cá nhân tiên sinh đối với với gia đình anh em họ hàng thân thích và, nơi quê hương cố chủ; vì biến cố gia đình: cha mẹ mất sớm sau đó mang đến tình trạng gia đình ly tán, thậm chí đến nơi ở cũng không còn nữa. Ngay bản thân của Nguyễn Du tiên sinh phải cậy nhờ vào anh em cùng những thân nhân khác mà sống lay lất qua ngày. Thời gian ly tán này (ái biệt ly) là một thời gian tạo ra những biến động về tâm lý cho cậu bé Nguyễn Du, một cảm thức đau khổ về nỗi chia ly và một mặc cảm ăn nhờ ở đậu sinh ra đau buồn và hận cho chính thân mình không làm gì được trong khi đầu đã bạc mà thời gian cứ qua đi:

      

“… Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,

Bạch đầu đa hận tuế thời thiên …”

           

           

(Quỳnh Hải nguyên tiêu)[1]

Dịch:

… Hồng Lĩnh không nhà anh em vắng,

Bạc đầu hận lắm tháng năm qua…

hay:

“ … Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,

Bất kiến bình an nhất chỉ thư.”

           

           

(Sơn cư mạn hứng)**

Dịch:

… Đệ muội quê nhà bặt âm tín,

Thư báo bình an chẳng thấy nào! 

 

Từ ly tán cửa nhà, anh em mỗi người mỗi ngả theo sự thăng trầm của chánh báo và y báo, vì vậy tin tức quê nhà và cả anh em cũng bặt vô âm tín. Đây là một thứ tình cảm mong muốn được tin nhau, được gặp lại nhau mà không được nên mang bộ mặt “Cầu bất đắc”, thì sẽ sinh ra khổ đau, từ đó:

 

“ … Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ,

Kinh niên biệt lệ nhạn thinh sơ…”

           

           

(Sơn cư mạn hứng)**

Dịch:

… Bao năm lệ biệt đầu tiếng nhạn

Một tấm lòng quê nhớ dưới ánh trăng…

Hay:

“ … Ky lữ đa niên đăng hạ lệ,

Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm…”

           

           

(Xuân dạ)**

Dịch:

… Bao năm làm khách đèn chong lệ,

Nghìn dặm quê nhà trăng dõi tâm …

 

Lệ nhỏ dưới đèn, dưới trăng biểu hiện cho hình ảnh cụ Nguyễn Du đang là người lữ khách sống nương nơi quê người, một thân một mình cô độc vào những lúc nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thân mà không được toại nguyện trong việc gặp lại nên phải âm thầm chịu đựng nỗi dày vò thương nhớ khổ đau. Nó là hình ảnh giải tỏa nỗi nhớ nhung khổ nhục qua giọt lệ âm thầm rơi dưới đèn dưới trăng; chỉ có đèn và trăng là vật chứng giám nỗi niềm riêng tư cho lữ khách. Cho dù cụ lúc nào cũng nghĩ nhớ đến quê nhà, nhưng không có cách nào để giải quyết nỗi nhớ thương đó nên đành chấp nhận nó như chấp nhận nỗi bất hạnh của chính mình:

 

“… Hành nhân hồi thủ xứ,

Vô ná cố hương sầu.”

       

       

(Tái du Tam Điệp sơn)**

Dịch:

“… Người đi quay đầu nhìn quê cũ,

Đành vậy! thương sầu cố hương thôi.”

 

Đành chấp nhận thân tàn xin gởi quê người, vì thân xác này trở thành trở ngại cho việc đi đứng trở về thăm quê, nhưng hồn người, tư tưởng người không phải là vật có chất ngại nên tự do tự tại trong việc đi về thăm viếng cố hương. Đây cũng là một hình thức để an ủi và chia sẻ làm vơi đi nỗi thương nhớ vì xa quê:

 

“… Đỗ vũ nhât thinh xuân khứ hỉ,

Hồn hề quy lai bi cố hương.”

           

           

(Ngẫu thư công quán bích I)**

Dịch:

… Một tiếng cuốc kêu xuân đã qua,

Hồn ơi về lại, thương cố hương.”

 

Và cứ như vậy nỗi thương nhớ quê nhà cứ dày vò tâm hồn và thân xác cụ như vậy là mười năm trường, vẫn là kẻ khách lữ phong trần tha phương cầu thực, sống bám nhờ vào người, trong khi trên đầu tóc bạc lại bạc thêm:

 

“Thập tải phong trần khứ quốc xa,

Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia…”

                 

                 

(U cư II)**

Dịch:

Mười năm gió bụi quê xa cách,

Tóc bạc phất phơ cậy nhà người…”

 

Mười năm gió bụi khổ đau thương nhớ cũng đủ đề cho cụ nhìn rõ ra được chân tướng của cuộc đời qua khía cạnh “ái biệt ly” là khổ, “cầu bất đắc” là khổ. Đây chỉ mới là hai khía cạnh của tám khía cạnh khổ theo đức Đạo sư đã dạy. Trong thời gian mười năm giang hồ cát bụi và, những năm còn lại trên cõi đời cụ còn có những nỗi khổ khác nữa được thể hiện qua trong cuộc sống như: Sống, già, bệnh, tử[2], oán thù đối mặt nhau, năm uẩn không đều hòa. Đây là những hiện tượng tất yếu phải kinh qua của đời người cho bất cứ một cá nhân nào hiện hữu thì phải bước qua và, chúng cũng trở thành những nguyên nhân đưa đến những kết quả khổ đau khác trong cuộc đời mà cá nhân cụ và mọi người phải gánh chịu: Hoàn cảnh loạn lạc của chiến tranh cũng đưa đến chia lìa chết chóc người thân, tan nát nhà cửa về gia đình cũng như xã hội về măt kinh tế, chúng là hậu quả của “Oán tắng hội” sinh ra đau khổ đổ lệ u hoài cho kiếp người;

 

“… Tang tử binh tiền thiên lý lệ,

Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư

Ngư long lãnh lạc nhàn thu da,

Bách chủng u hoài vị nhất sư.”

           

           

           

           

(Bát muộn)**

Dịch:

… Bà con dưới đèn vài tin nhắn,

Quê nhà binh lửa, lệ rơi xa

Đêm thu tịch mịch cá rồng lặng

Trăm mối u hoài một chưa vơi.”

 



[1] Tổng tập Văn Học Việt nam  trọn bộ 42 tập (tập 14,) trang 622.

[2] Tử ở đây mang ý nghĩa sống chết trong từng sát-na một. Chỉ cho sự  sống chết thay đổi nhau của những tế bào để tạo nên sự tiến hóa, kể cả tâm lý thay đổi. Sự thay đổi này chính là sự sống chết thay nhau trong từng giây từng khắc. Nếu không có sự thay đổi này thì con người sinh ra lúc nào cũng vẫn là một giọt máu, không có những hiện tượng trẻ lên ba, trẻ lên mười, để trở thành thiếu niên, thanh niên và cuối cùng già yếu và chết đi. Ở đây nói đến tính hiện hữu của Duyên khởi tánh không của cuộc sống.

Đại Lãn
Số lần đọc: 3010
Ngày đăng: 01.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc sách :Kẻ nếm trải tận cùng nỗi đau - Phạm Viết Đào
Xuân Diệu : ’’Vua’’ THƠ TÌNH - ’’Chúa’’ THƠ YÊU và 2 Thi phẩm đặc biệt... - Lê Xuân Quang
Nhịp điệu đàn ông,nhịp điệu châu thổ sông Hồng - Đức Uy
“Thế à ! ” - Trần Kiêm Ðoàn
Đôi Điều Về Tập Sách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại - Phạm Đình Trọng
Dịu dàng nhìn quanh : *Đọc Tập thơ “Cơn ngạt thở tình cờ” Tác giả Trần Lê Sơn Ý - Trần Hữu Dũng
Sống lại một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại - Nguyễn Đức Thiện
Thế Lữ: Nhớ Rừng và… Lời Tâm Sự của Chúa sơn lâm ! - Lê Xuân Quang
Suy nghĩ về câu nói của nhà nho Nguyễn Tư Giản - Triệu Từ Truyền
“Người và Đất Tiền Giang ” – Mảnh đất của nhiều nhân tài. - Hoàng Lan Hạ