Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.197
123.151.347
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 5
Đại Lãn

Triều đại nào tồn tại nghìn năm chúng ta chưa thấy! Ngay đến doanh trại Vị Hoàng ngày xưa là nơi đóng quân trấn giữ đời nhà Lê; nhưng nay hình thể quân trại không còn nữa, mà chỉ còn trên cái danh là nơi xưa kia đã từng xảy ra trăm trận chiến thôi. Đừng nhìn những cảnh đổi thay đó nữa mà hãy nhìn rặng Điệp sơn vẫn còn xanh như ngày nào! Bản chất của màu xanh thì không bao giờ thay đổi, nhưng chỉ thay đồi nơi hiện tượng hình dáng bên ngoài thôi. cũng giống như Triều đại thì có thể thay vua đổi chúa, thay đổi chế độ, chứ còn dân tộc đất nước thì muôn đời không đổi vì nó là bản chất. Trong cuộc sống có những thay đổi bình thường về hình thức chúng ta thấy được, nhưng cũng có những biến đổi tinh thần chúng ta không nhìn thấy được, vì nó thuộc về vô hình. còn hiện tượng thì luôn tùy thuộc vào thời gian mà thay đổi như:

 

“ Đào hoa đào diệp lạc phân phân,

Môn yềm tà phi nhất viện bần.

Trú cửu đốn vong thân thị khách,

Niên thâm cánh giác lão tùy thân…”

           

           

           

          

(U cư I)**

Dịch:

Hoa lá cây đào rơi lác đát,

Nhà nghèo cổng đóng cửa liêu xiêu.

Ở lâu quên hẵn mình là khách,

Năm tháng càng qua thân càng già…”

 

Những hiện tượng như lá đào hao đào, cổng đóng, cửa liêu xiêu chúng ta có thể dùng mắt để thấy được cái thay đổi của nó; nhưng thời gian qua đi thì chúng ta khó mà hình dung được sự thay đổi này trong nguyên nhân, mà chỉ nhìn được qua kết quả của nó chúng ta mới nhận thấy được sự thay đổi của chúng. Thời gian vô thường đã tác hại và biến hoại tất cả từ con người đến mọi vật xung quanh trong cuộc sống, không gì là không bị lệ thuộc vào chúng: Hoa lá cây trái, nhà cửa, thân người nói chung là chỉ cho vật chất vật lý v.v… không gì không bị biến hoại thay đổi:

 

“Thập tải trần ai ám ngọc trừ,

Bách niên thành phủ bán hoang khư…”

           

         

(Bát muộn)**

Dịch:

“Mười năm bụi phủ mờ thềm ngọc,

Thành quách trăm năm nửa hoang tàn…”

Hay:

“…Thành quách suy di nhận sự cải,

Kỷ xứ tang điền biến thương hải…”

           

          

(Long Thành cầm giả ca)**

Dịch:

Thành quách đổi thay việc người đổi,

Bao cảnh ruộng dâu biến biển khơi…

 

Vô thường biến đổi luôn tạo ra những cú sốc đau cho những người cố chấp luôn muốn sở hữu mọi thứ về cho mình, cho bản ngã, cho cái ta trường tồn bất diệt mà nuôi lớn lòng tham lam, sân hận, si mê; biến chúng ta thành những kẻ nô lệ cho chúng mà đẻ ra không biết là bao nhiêu đau khổ đắng cay cho chúng ta, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ được gì khi chúng ta nhắm mắt buông tay, cũng chỉ hai bàn tay trắng. Nguyễn Du tiên sinh đã nhìn ra được bản chất của mọi sự vật là vô thường mang đến khổ đau nên đã khuyên chúng ta:

 

Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành,

Do thị Thăng Long cựu đế kinh.

Cù hạn tứ khai mê cựu tích,

Quản huyền nhất biến tạp tân thanh.

Thiên niên phú quý cung tranh đoạt,

Tảo tuế thân bằng bán tử sinh.

Thế sự phù trầm hưu thán tức,

Tự gia đầu bạch diệt tinh tinh.[1]

          

          

           

            

             

             

             

             星。

(Thăng Long 2) 

Quách Tấn dịch:

Thành mới trăng xưa bóng tỏ mờ

Thăng Long nghìn trước chốn kinh đô

Dấu xưa khuất lấp đường xe ngựa

Ðiệu mới xô bồ nhịp trúc tơ

Danh lợi mồi ngon đua cướp giựt

Bạn bè lớp trước sống lưa thưa

Nổi chìm thế sự đừng tham nữa

Mái tóc mình đây cũng bạc phơ

 

Danh lợi quyền lực là những món mồi khá hấp dẫn đối với những ai ham danh lợi và quyền lực; rốt cuộc những thứ đó cuối cùng cũng để nuôi lớn lòng tham lợi, tham danh, tham quyền lực nuôi lớn bản ngã chúng ta mà thôi. Nhưng có ai trong chúng ta được cái này rồi mà không muốn đạt được cái nhiều hơn, cao hơn để bỏ đầy túi tham của mình không? Tâm lý thông thường của chúng ta là “được voi đòi tiên,” hay “đứng núi này trông núi nọ”, cũng với mục đích là để thõa mãn lòng thanh danh, tham lợi, muốn biến mọi vật chung quanh thuộc về sở hữu cá nhân mình, gia đình mình … Nhưng càng chạy theo nó thì những khổ nhọc cay đắng càng theo sau và, những oán đối củng tùy theo đó mà hình thành tạo thành nghiệp nhân oán đối với tha nhân theo sau đó. Chúng ta còn được gì sau khi nhắm mắt xuôi tay? cũng chỉ:

 

“… Bá đồ dẫn diệt thiên niên hậu,

Cổ mộ hoàn lương tam xích thu…”

           

           

(Á phụ mộ)[2]

Dịch:

Mộ xưa ba thước thu cỏ lạnh

Nghiệp bá tan tành sau nghìn năm.



[1] Tố Như thi, Quách Tấn dịch, NXB An Tiêm, Sài Gòn 1973. trang 170

[2]  Nguyễn Du toàn tập, Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn học 1996.

 

Đại Lãn
Số lần đọc: 2588
Ngày đăng: 01.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc sách :Kẻ nếm trải tận cùng nỗi đau - Phạm Viết Đào
Xuân Diệu : ’’Vua’’ THƠ TÌNH - ’’Chúa’’ THƠ YÊU và 2 Thi phẩm đặc biệt... - Lê Xuân Quang
Nhịp điệu đàn ông,nhịp điệu châu thổ sông Hồng - Đức Uy
“Thế à ! ” - Trần Kiêm Ðoàn
Đôi Điều Về Tập Sách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại - Phạm Đình Trọng
Dịu dàng nhìn quanh : *Đọc Tập thơ “Cơn ngạt thở tình cờ” Tác giả Trần Lê Sơn Ý - Trần Hữu Dũng
Sống lại một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại - Nguyễn Đức Thiện
Thế Lữ: Nhớ Rừng và… Lời Tâm Sự của Chúa sơn lâm ! - Lê Xuân Quang
Suy nghĩ về câu nói của nhà nho Nguyễn Tư Giản - Triệu Từ Truyền
“Người và Đất Tiền Giang ” – Mảnh đất của nhiều nhân tài. - Hoàng Lan Hạ