Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.143.308
 
Thưa chuyện đàn anh (2)
Lê Anh Thu

( Một chút tôi và những “pi eo” đầu mình tay chân và …)

 

1.

Tôi là người làm thơ. Thế nên, không nói, cách viết+ngôn ngữ … nhiễm thơ là quá rõ. Những khoảng trống giữa hàng, những cách dòng cách đoạn …như đánh đố người đọc. Lối thơ không trực diện mà thông qua ngôn ngữ, hình ảnh, hình tượng và cả âm thanh, nhịp điệu … Nó cô đọng khiến người đọc không dễ dàng/thuận tiện tiếp nhận nội dung+tinh thần văn bản như khi đọc một trang văn xuôi.

 

             Viết những cảm nhận là công việc tiếp liền/sau của quá trình đọc+học những người viết khác. Và tôi không chỉ đọc thơ …

 

Pi eo đầu: Ý tưởng ra đời bài viết này hình thành trong những ngày tôi mua đọc hai tiểu thuyết Tiểu Long nữGạ tình lấy điểm của NH Thiệp. Tôi đã rẽ ngang”đánh vật” với bài bình sách : Đức phật nàng Savitri và tôi của tác giả Hồ Anh Thái, nhân có cuộc giao lưu tổ chức tại TP HCM. Quyển này lấy mất tôi quãng nửa tháng đọc+viết. Tôi chỉ trở lại với Thưa chuyện … trong những ngày của T7&8.. Tôi đồng tình với những ý kiến của nhiều bạn đọc (trên các trang báo, mạng, diễn đàn văn chương) cho và tin rằng NH Thiệp đã không thành công khi chuyển sang viết tiểu thuyết. Nhưng tôi sẽ không … đọc thay bất kỳ ai, nghĩa là không đá động gì đến nội dung sách NH Thiệp viết. Tôi thấy những suy nghĩ, quan niệm vế tiểu thuyết của NH Thiệp là đáng lưu tâm hơn cả. Thế nên, trong những đoạn in nghiêng, phần nội dung chính của bài đã viết trên, tôi dùng ngay những lời tựa của chính tác giả, viết và cho in đầu trang các tiểu thuyết.

 

Pi eo đầu+tóc : Để hầu cuộc chuyện này, tôi đã tìm đọc các tiểu thuyết của NH Thiệp,tất nhiên rồi, các bài viết, những bài trả lời phỏng vấn của NH Thiệp trên các trang báo.Trên các web văn chương.…Tư liệu search trên google+yahoo  với các từ khoá : tiểu thuyết, thể loại, quan niệm; NH Thiệp tác giả tác phẩm;Bảo Thê, Tào Đình, sách dịch/post trên blog Trang Hạ; mì ăn liền sản xuất và chế biến …copy+save hết cỡ Word cho phép hàng chục file.Cất rãi trong ba thư mục các tháng 6,7,8. Vẫn thấy không được an tâm, vì lần này tôi thưa chuyện với bậc đàn anh của văn đàn  nên soạm/gởi mail cho Trang Hạ cô nương xin thêm thông tin/trao đổi cần thiết 

 

2.

 Có một lối viết phê bình của người sáng tác.Trước nay chúng ta có các bài viết của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Trần Mạnh Hảo…Tập sách “Giăng lưới bắt chim” là tập tiểu luận/phê bình của người sáng tác NH Thiệp. Không nói, các bạn biết tôi đã phải tìm … đọc.

 

 Pieo mình : Là tôi đọc lại. Bởi tôi mua quyển này trước tiên là vì hai bài viết, gây xôn xao dư luận trong/ngoài văn giới: trò chuyện với hoa thủy tiên… và thời của tiểu thuyết Lần đọc ấy, tôi đã thực sự tin tưởng vào những gì NH Thiệp viết - những kiến văn của bậc đàn anh đi nhiều viết bạo- dù những bài phản bác quanh chúng đăng trên báo văn nghệ liền đó tôi cũng theo dõi đủ. Tôi hiểu  (phần nào) thâm+tình ý anh, nhưng thú thực, tôi ngán ngại kiểu viết/nói “trắng phớ”

( từ của anh), còn  “đốt đền”là  từ của tôi.

 

Tôi học được rất nhiều từ NH Thiệp qua những bài viết cảm nhận thơ,  đặc biệt với thơ tác giả Nguyễn Bảo Sinh. Anh có những phát hiện riêng, độc đáo…( Có thể đọc các bài tán/bàn về thơ của tôi tại trang web phongdiep.net). Viết tới đây, tôi chợt nhận ra một thiếu sót là mình vẫn chưa làm gì cho việc tiếp cận cây bút nhiều thú vị trên

 

 

Pi eo mình+rún: :“Giăng lưới bắt chim" là một quyển sách dành cho ai đã đọc NH Thiệp, đã thần tượng ông, hoặc ghét cay ghét đắng ông. Một tập tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu tuy đầy những sự tự mâu thuẫn rất thành thật, nhưng cuốn hút vì hài hước và không có cái vẻ chừng mực trầm ngâm của các bài phê bình, giới thiệu ta vẫn hay đọc, lại đầy những kết luận bất ngờ. (Nhà văn Phan Thị Vàng Anh). NH Thiệp viết các cảm.luận về nghề nghiệp một cách thông minh, chứ không phải viết lý luận phê bình như đúng nghĩa của nó( Nhà phê bình Nguyễn Hòa:) 

Ýý kiến của Ban giám khảo HNV Hà Nội khi trao giải cho quyển này::Hội đồng chung khảo quyết định trao giải cho tác phẩm, để ủng hộ một lối viết phê bình tiểu luận đầy cá tính và hấp dẫn, điều không dễ có ở thể loại này.

 

3.

Tôi trở lại với trọng tâm bài viết : những suy nghĩ, quan niệm về tiểu thuyết của NH Thiệp. Vào cuộc lần này, tôi có hẳn nhiều tư liệu cần thiết khác, cung cấp thêm sự học/hiểu của mình  về mặt lý luận+quan niệm xưa-nay, Tây-Đông… Với tôi tiểu thuyết là thể loại văn học “chưa hoàn thành”; rằng không có khuôn buộc - của bất kỳ ai- bất luận thể chế, xã hội nào… Lý luận về tiểu thuyết, vì thế chưa thể có điểm dừng.

 

 

Pi eo tay ngửa:Tiểu thuyết Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng tiểu thuyết hiện thực+lãng mạn của Phương Tây. và tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Từ năm 1986, lý luận tiểu thuyết đã mở ra với nhiều khuynh hướng khác nhau trên thế giới, nhưng vẫn không theo kịp trào lưu, bước phát triển của nhân loại.

Pi eo tay đấm : Còn phổ biến cách hiểu tiểu thuyết theo Trung quốc là truyện, từ đó mà nhiệm vụ của người viết chỉ tập trung vào thể hiện và tái hiện lại những câu chuyện. Lối văn nặng thuật kể, diễn tiến theo thời gian; không gian truyện, nhân vật, tình tiết kém linh hoạt,  nặng tính minh hoạ … Còn trong tiếng Anh, ngoài story thường dành cho truyện ngắn (short), còn có chữ fiction vừa có nghĩa là tiểu thuyết vừa có nghĩa là hư cấu, tưởng tượng và chữ novel còn có nghĩa là mới.VớI phương Tây, tiểu thuyết phảI mớI và là thành phẩm giàu sức/trí tưởng tượng của ngườI viết.Thông tin giải Pulitzer năm nay xác định cho cuốn ’’The Road’’ tiểu thuyết hư cấu do Cormac McCarthy viết; còn Lawrence Wright nhận giải thể loại truyện phi hư cấu với cuốn ’’Tháp mờ, Al Qeada và con đường tới 9/11’’.

Còn như để xếp loại tiểu thuyết, có lẽ đây là công việc dành cho những người hay cãi…

Pi eo tay cầm tay: có thể phân chia tiểu thuyết theo chính thống: nghiên cứu+lý luận; chủ nghĩa, trào lưu…(hiện thực, lãng mạn,huyền ảo ..). Phân theo giới tính người viết, đối tượng người đọc ( nam nữ, người đồng tính, kẻ bình dân ngài trí giả); từ mục đích/phương tiện; bởi nội dung hình thức( phóng tác, truyện dịch, tiểu thuyết chương hồi) .. NH Thiệp chẳng đã gọi hai quyển trên là tiểu thuyết thời sự; Hữu Mai xác định bộ ba Ông Cố vấn là tiểu thuyết tư liệu; Dế mèm phiêu lưu ký của Tô Hoài là truyện thiếu nhi; Bồ Tùng Linh có tiểu thuyết liêu trai; Murakami bị coi là nhà tình dục học … Có truyện dã sử, lịch sử; có tiểu thuyết điều tra trinh thám,kiếm hiệp; có truyện ma quái, kinh dị; có loại tự sự, hồi ký; theo hình thức là trào phúng, diễm tình…

Lý luận tiểu thuyết của các nước phát triển đã vượt quá thời đại.

Pieo chân giày: Nghệ thuật hậu hiện đại thế giới đã phát triển đến chất phi-chuyện: đó là truyện-trừ-chuyện, truyện không cần có chuyện, hơn nữa, truyện được xây dựng trên ý định chứng minh tính bất khả của chuyện. Có thể nói thực chất của những cái gọi là phản-tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết, tiểu thuyết mới hay tiểu thuyết hậu hiện đại là một nỗ lực phản-chuyện, nỗ lực chống lại những câu chuyện kể theo tuyến tính. Tác phẩm không còn được/bị nhìn như tấm gương phản chiếu một cái gì khác...

Và vì NH Thiệp có nói đến hình thức feuilleton tiểu thuyết đăng dài kỳ trên nhật báo…

Pi eo chân không : Feuilleton không mới. Nó đã được sử dụng bởi các nhà văn danh tiếng thế giới như Dumas, Balzac, Dickens… Tiểu thuyết xã hội Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết tâm lý của Bà Tùng Long từ thập niên 50-6.,Truyện chưởng Kim Dung… cũng đã xuất hiện lần đầu tiên trên các báo Sài gòn dưới dạng feuilleton. Cái khó của truyện  feuilleton là nó phải ăn khách ngay từ buổi đầu Tùy khuôn khổ cột/trang báo mà người viết dựng truyện, gài miếng, chuyển cảnh …sao cho thật lôi cuốn, hấp dẫn người đọc từng/mỗi ngày báo. Nó rất nên được viết mới mỗi ngày, gắn kết sự kiện, thời sự vừa xảy ra;có bước tiếp nhận và xử lý thật độc đáo, bất ngờ những ý tưởng, những phản hồi từ phía người đọc. Thuật tả xen mạnh đối thoại; chi tiết đắc, tâm lý nhân vật đậm đặc cá tính; kỹ thuật hâm nóng cảm giác, làm ngỡ ngàng mọi tưởng trước, sai lạc những đoán định …có thể có được.

pi eo của những pi eo …

Tôi rất thích đọc những phụ lục in kèm sau những bài viết+truyện của NH Thiệp. Những pi eo ( phát âm theo ngôn ngữ mạng) trên là sự “học đòi” của tôi với bậc đàn anh.Tôi chắc rằng mình viết không thể nào bằng ông, nhưng vẫn cố công/nổ lực đi cho đến chặng cuối cùng. Rằng "Tinh thần tiểu thuyết là tinh thần của sự phức tạp. Mỗi tiểu thuyết được viết ra là để nói với độc giả của chúng: Sự đời luôn phức tạp hơn là anh ngộ/tưởng". (Milan Kundera, nhà văn Séc). Và một khi nhai/ăn mà lỡ làng răng cắn phải lưỡi (hai hình tượng trong thơ Trần Quang Quý, đang đọc+viết) thì tại/do lỗi của chính ta chứ sao lại bảo là thượng đế đã xếp đặt, định đoạt.

                                                                       

Năm ngày cuối T8.2007             
Lê Anh Thu
Số lần đọc: 3123
Ngày đăng: 03.09.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
TẾ HANH: Từ QUÊ HƯƠNG đến... Nhớ Con Sông Quê Hương... - Lê Xuân Quang
Đi tìm VẺ ĐẸP của CA DAO DÂN CA - Hồ Tĩnh Tâm
Hoàng Trần Cương với “Quà tặng hành tinh” - Phạm Lưu Vũ
Trần Ninh Hồ và “Lữ Thứ với con người” - Phạm Lưu Vũ