Ngôn ngữ sáng tác * Người Việt Nam: Sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc bằng tiếng Nhật hoặc cả tiếng Việt và tiếng Nhật)
* Người Nhật: chỉ được thi sáng tác bằng tiếng Việt
Ngôn ngữ sáng tác * Người Việt Nam: Sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc bằng tiếng Nhật hoặc cả tiếng Việt và tiếng Nhật)
* Người Nhật: chỉ được thi sáng tác bằng tiếng Việt
Ngôn ngữ sáng tác * Người Việt Nam: Sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc bằng tiếng Nhật hoặc cả tiếng Việt và tiếng Nhật)
* Người Nhật: chỉ được thi sáng tác bằng tiếng Việt
Thể lệ sáng tác
* Đề tài: Tự do
* Haiku bằng tiếng Nhật phải có “kigo” (quý ngữ), gồm 3 câu theo thứ tự 5 – 7 – 5 âm tiết
* Haiku bằng tiếng Việt gồm 3 câu ngắn, mỗi câu theo thứ tự không quá 5 – 7 – 5 chữ
* Số bài nộp: Tối thiểu 5 bài
Lưu ý khi nộp bài
Bài dự thi không được sao chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác
* Bài chưa được in, phát hành, đăng trên mạng kể cả trên blog cá nhân
* Nếu vi phạm sẽ bị thu hồi giải và công bố điều này trên báo chí.
Công bố kết quả và trao giải : Ngày 7/9/2007
Thi sáng tác tho HaiKu
Haiku là loại thơ độc đáo của Nhật Bản có lịch sử phát triển khoảng 400 năm về trước và phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 –1868) khi nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho của Nhật Bản sáng tác các bài thơ miêu tả quang cảnh và thiên nhiên của những nơi ông đã đi qua trong chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản.
Vào những năm thời kỳ Meiji tiếp theo (1868 - 1912), thơ haiku phát triển mạnh mẽ thành thể thơ độc đáo của Nhật Bản nhờ vào sự nỗ lực của các nhà thơ khác như Masaoka Shiki. Cũng chính nhờ nhà thơ Masaoka đã đem lại cho thơ haiku một sắc thái mới đó là những chùm thơ ngắn nói về mối tương quan giữa vũ trụ và con người.
Thơ haiku gồm 17 âm tiết (không phải 17 chữ), được sắp xếp thành ba hàng 5 – 7 – 5 (ký tự Nhật). Haiku dùng cách ghi lại sự vật / sự việc một cách hiện thực, đơn giản nhưng truyền tải sự cảm nhận một cách sâu sắc về sự khám phá cho người đọc. Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản đến kinh ngạc của mười bảy âm tiết. Đề tài của haiku thường là thiên nhiên và những mùa trong năm. Haiku có những luật cơ bản như: Trong thơ haiku bắt buộc phải có từ “Kigo” (quý ngữ - nghĩa là từ miêu tả mùa) trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động để miêu tả thời tiết, mùa trong năm.
Thơ haiku đã phát triển vượt qua khỏi biên giới Nhật Bản đến với các nước ở châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Quốc và đặc biệt phong trào làm thơ haiku rất thịnh hành tại Mỹ. Xin giới thiệu một bài thơ haiku của Matsuo Basho được dịch ra tiếng Anh.
Tại Việt Nam, những ai yêu thích thơ chắc cũng đã có lần từng được nghe đến thơ haiku, và phong trào sáng tác thơ haiku cũng nở rộ trong giới yêu thơ, đặc biệt là sinh viên ngành Nhật Bản học. Khác với tiếng Nhật là đa âm thì với tiếng Việt đơn âm có thể dùng 17 chữ trong 3 câu nên có thể diễn đạt được nhiều hơn. Nhưng tinh tuý của haiku là diễn đạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền. Cái hay, cái khó của haiku là chỗ đó. Đọc thơ haiku, người ta dễ dàng đưa mình về một thế giới thanh thản, vô lượng. Bất cứ ai đã từng đọc hoặc làm thơ haiku đều nhận ra rằng sau khi đọc một bài thơ, tâm hồn dường như đã được ngộ, thư thái và nhẹ nhõm lạ thường.
Shi-zu-ka-sa-ya
I-wa-ni-shi-mi-i-ru
Se-mi-no-ko-e
閑かさや
岩にしみいる
蝉の声
Nơi im lặng thẳm sâu
Thấu xuyên muôn trùng đá
Tiếng ve sầu
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Văn hoá và Thông tin (Tel: 8225314, Fax: 8225316)
Ngày: 4/9/2007 Số: 0709-12
LỄ CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ TRAO GIẢI
CUỘC THI SÁNG TÁC THƠ HAIKU VIỆT – NHẬT 2007
Kính gửi các cơ quan Báo, Đài
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM trân trọng kính chào Quý Cơ quan Báo Đài và xin thông báo một việc như sau:
Vào lúc 14:00 giờ ngày 7 tháng 9 năm 2007 (thứ sáu) tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ TP.HCM (60A Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận) sẽ diễn ra Lễ Công bố kết quả và trao giải cuộc thi “Sáng tác thơ Haiku Việt – Nhật”.
Đây là lần đầu tiên cuộc thi sáng tác thơ Haiku Việt – Nhật được tổ chức tại Việt Nam. Có gần 400 người từ khắp các tỉnh thành trong nước nộp bài dự thi với 4000 bài sáng tác bằng tiếng Việt và 135 bài sáng tác bằng tiếng Nhật. Kết quả cuộc thi về sáng tác bằng tiếng Việt bao gồm hai giải nhì (không có giải nhất) , ba giảI ba, chín giải khuyến khích. Kết quả thi sáng tác bằng tiếng Nhật gồm một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và ba giải khuyến khích. Giải thưởng bao gồm bộ sách ảnh về đất nước Nhật Bản mua từ Nhật, sách về thơ Haiku của nhà văn Nhật Chiêu và một số hiện vật khác biểu tượng về Nhật Bản.
Tham dự Lễ công bố kết quả và trao giải, có sự hiện diện của Ông Mizuki Ikuo - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, đại diện Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ, và các thí sinh đã nộp bài dự thi. Ngoài ra, tại buổi lễ còn có sự hiện diện của nhà văn Nhật Chiêu – Cố vấn của cuộc thi – sẽ đánh giá về cuộc thi và các tác phẩm đoạt giải.
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM trân trọng thông báo với Quý Cơ quan về sự kiện nói trên và kính mong Quý Báo, Đài thông báo chương trình này để đông đảo bạn đọc, và những người yêu thích thơ Haiku đến tham dự cũng như cử phóng viên đến Tòa soạn báo Tuổii trẻ vào thời gian và địa điểm nói trên để thu thập tin tức và đưa tin.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Báo, Đài.
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM
Phó Lãnh sự
TSUBOTA Juri
Danh sách thí sinh đoạt giải (VN)
Giải 2
Nguyễn Thế Thọ "Đội 1, Thạch Nham Tậy, Hòa Nhơn, Hòa Van" Đà Nẵng
Giải 2
Trần Đức Việt 09 Lữ Gia - Qui Nhơn Bình Định
Giải 3
Vũ Tam Huê 585/14 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10,Tp.HCM
Giải 3
Phan Thị Kiều Trang 32 Bùi Thị Xuân , Tp.HCM
Giải 3
Nguyên Cẩn "Cty TMDV Nam Giang,133/11 Hồ Văn Huê, P.9, Q. Phu Nhuan" Tp.HCM
Giải Khuyến khích
Nguyễn Thanh Phong "SV lớp DH4C2, Khoa Sư Phạm ,ĐH An Giang" An Giang
Giải Khuyến khích
Văn Luân 117 Hòang Văn Thụ,Đà Nẵng
Giải Khuyến khích
Lê Điệp 83 Đừơng số 1, P.11, Q. G ò Vấp, Tp.HCM
Giải Khuyến khích
Nguyễn Bào P.301, nhà B3, ngỏ 27, P. Cát Linh, Đống Đa.Hà Nội
Giải Khuyến khích
Trần Anh Tuấn 31/33 Kiều Sơn, Đằng Lầm, Hải An Hải Phòng
Giải Khuyến khích
Trần Thị Bích Liên P.313 A11 KTX ĐH Quốc Gia TPHCM
Giải Khuyến khích
Lê Thị Kim Loan 601/15J Trần Xuân Soạn, Q.7 TPHCM
Giải Khuyến khích
Hà Thiên Sơn "Khoa Triết, Trường Đại học KHXH
Giải Khuyến khích
Chinh Văn T.7 Hồng Lĩnh, P15, Q10 TPHCM
Danh sách thí sinh đoạt giải (JP)
Giải 1
Trần Hồng Thục Trang "Văn phòng Đại diện Mitsubishi Corp,
Lầu 12, SàiGòn Centre, 65 Lê Lợi, Q.1" TPHCM
Giải 2
Ngô Hải Nam 53 Khánh Hội, P.3, Q.4 TPHCM
Giải 2
Nguyễn Ngọc Tâm "112/4F Tổ 9, Khu phố 2, P. Tân ,Thới Nhất, Q12" TPHCM
Giải 3
Hòang Long 38/8A Quang Trung, P.12, Q. Gò Vấp TPHCM Giải 3
Giải 3
Lê Thị Bình 52 Ngõ 20 Phố Thành Công, Q. Ba Đình Hà Nội Giải 3
Giải 3
Hùynh Phi Diệp 19/31/2 Cô Bắc, P1, Q. Phú Nhuận TPHCM
Giải Khuyến khích
Vũ Thị Hằng "Lớp 04TN - Trường ĐHDL Văn Hiến D2 Văn Thánh Bắc, Bình Thạnh "
Giải Khuyến khích
Lã Minh Phương Sớ 3 ngách 34/4 Nguyên Hồng, Đồng Đa ,Hà Nội
Giải Khuyến khích
Đặng Thể Vân 120 Phan Đình Phùng, P.2 Q. Phú Nhuận TPHCM ,
Một mùa thơ Haiku
Nhật Chiêu
(Cố vấn cuộc thi sáng tác thơ Haiku)
Chưa đầy một mùa trong năm, gần bốn ngàn bài thơ haiku gởi về cho cuộc thi haiku lần đầu tổ chức tại Việt Nam, tạo nên một mùa thơ haiku như một cơn mưa giữa mùa mưa.
Thơ haiku tiếng Việt chen kề tiếng Nhật như muốn hòa âm và đồng vọng, như muốn vượt thóat cái vỏ ngôn ngữ mà đến với nhau. Cuộc hòa điệu tâm hồn của các dân tộc có thể khởi đầu từ thơ ca.
Dưới cái nhìn của thơ ca, thế giới hiện ra như là giai điệu đầy hơi thở sự sống. Ở đây và bây giờ. Khoảnh khắc và vĩnh cửu. Cái nhỏ và cái lớn.
Những người làm thơ haiku trong cuộc chơi này dẫn ta vào giai điệu ấy.Vừa nghe mưa rơi, tôi vừa bất ngờ bắt gặp bài thơ đầy âm vang vô thanh này:
Con cá thở
Bọt bong bóng vỡ
Mưa phùn
(Nguyễn Thế Thọ - Đà Nẵng)
Hãy lắng nghe cá thở, nghe niềm vui của cá. Hãy lắng nghe bọt nước, nghe mưa phùn, nghe giai điệu tinh tế ấy của đời!
Cùng tác giả này, ta lại thấy:
Đóa hướng dương
Nhú trong vườn cỏ
Ngày không mặt trời
(Nguyễn Thế Thọ - Đà Nẵng)
Giữa khát vọng và thất vọng, là đóa hướng dương ấy, trong một ngày không nắng. Vượt lên niềm vui và nỗi buồn là đóa hướng dương ấy. Đóa hoa ấy sống trong sự vắng mặt của mặt trời mà vẫn không tuyệt vọng. Đó mới thật sự là…hướng dương.
Khi thơ haiku làm cuộc viễn du khắp thế giới thì nguyên tắc về KIGO (quý ngữ, hay từ chỉ mùa) không nhất thiết phải tuân thủ. Tuy nhiên, bài haiku sau đây lại dùng “từ mùa” rất tuyệt:
Cúc áo bung ra
Một cõi trắng ngần
Hạ đến
(Trần Đức Việt – Bình Định)
Có một vẻ đẹp hiện đại, đầy gợi cảm trong bài thơ trên. Ta cảm nhận được cái nóng hổi của mùa hạ và hơi mát tinh khiết của một làn da. Mùa thay áo đổi. Giao cảm giữa người và mùa.
Giữa thời hiện đại, thơ haiku vẫn kéo mọi người về với mùa, với thiên nhiên, với trăng:
Trên đầu ngọn cây
Khỏang trống nơi cành khô gãy
Một mảnh trăng lấp đầy
(Phan Thị Kiều Trang - TPHCM)
Hai nửa vầng trăng
Chơi vơi đầu ngọn sóng
Trong cuộc kiếm tìm nhau
(Trần Thị Bích Liên - TPHCM)
Tuy vậy, đó cũng là thiên nhiên trong âm thức hôm nay:
Những chiếc lá vàng
Xoay tròn điệu valse
Nhạc gió
(Vũ Tam Huề - TPHCM)
Ngay cả cái cô tịch thường thấy trong thơ haiku xưa vẫn được cảm ứng trong một tương chiếu bất ngờ:
Cánh chim hải âu
Đáp xuống cột buồm lão ngư
Hai chấm đen trên biển
(Chinh Văn - TPHCM)
Cánh chim và ngư ông giữa biển trời mênh mang vừa gần gũi vừa biệt lập. Có tương duyên mà vẫn cô đơn.
Thơ haiku nói bằng hình ảnh, thường tránh suy lý. Nhưng đôi khi cũng có thể dung hợp, như bài thơ sau đây:
Vượt lên từ biển mây
Fuji nâng mặt trời đỏ rực
Gởi trái chín tặng đời
(Nguyễn Bão – Hà Nội)
Đảo hoang
Chim én về làm tổ
Nhựa ấm dần trong cây
(Hà Thiên Sơn - TPHCM)
Thời gian
Mắt thuyền không khép
Bến sông xưa ngược chèo
(Văn Luân – Đà Nẵng)
Hình ảnh “Mắt thuyền không khép” và “bến sông xưa” liên kết với khái niệm “thời gian” tạo nên cái đẹp sinh động và gợi mở nhiều ý nghĩa.
Sự khôn cùng và giấc mơ là đề tài cho một bài haiku đơn sơ mà đầy tình người:
Bé gái
Nhặt mảnh chai
Mơ chiếc hài cô tấm
(Trần Đức Việt – Bình Định)
Vậy là cô Tấm đi vào thơ haiku trong thời chúng ta sống, trong ước vọng và thương yêu, trong bình thường và cái đẹp.
Trong cuộc chơi đầy hào hứng, những người tham gia ngay bước đầu đã thể hiện tình yêu say đắm của mình đối với thơ ca, con người và thiên nhiên.
Cuộc thi chứng tỏ rắng haiku có thể biểu hiện trong tiếng Việt giàu hình tượng và nhạc điệu. Tiếng Việt có thể phát tiết tinh anh trong thể thơ đặc biệt cô đọng này của Nhật Bản.
Nhân loại gặp nhau trong một chén trà, có một nhà văn đã nói như thế. Và ta có thể thêm rằng, chúng ta gặp nhau, đón đợi các người bạn và bắt gặp bản thân mình trong những vẫn thơ tinh tế mang tên là haiku.