Tôi đã từng đi dạy nhiều trường ,nhưng chưa từng gặp phải hiệu trưởng nào như ông Mẫn .Ai mới tiếp xúc với ông lần đầu rất dễ ngộ nhận về cách gây thiện cảm của ông .Ong luôn luôn biết cầu thị lắng nghe , trân trọng nhiều ý kiến đóng góp , kể cả những người phê bình ông bằng những lời tưởng chừng như ác ý .Với học sinh ông rất gần gủi như một người cha , thậm chí hơn cả người cha.Đã có lần ông ông dùng hai tay nắm cổ áo một phụ huynh học sinh kéo hẳn ra ngoài văn phòng . Hôm ấy nếu không có sự can ngăn của bảo vệ e rằng thế nào cũng xảy ra một trận ấu đả . Phương châm của ông Mẫn : “Đi với bụt mặc áo cà-sa , đi với ma mặc áo giấy” .Phải có thời gian gần gủi vơí ông mới thấy ông vưà đáng thương vừa đáng sợ . Có lần trong một phiên họp , giáo viên góp ý : “Thầy hiệu trưởng chỉ mải mê công việc nhà trường mà quên việc gia đình”. Ong đáng thương vì ông bám trường , bám công việc , chuyện gia đình dường như ông khoán trắng cho vợ . Ong xem trường học như ngôi nhà thứ hai của mình nên chỗ nào có bóng dáng ông là chỗ ấy bỗng chốc trở thành đặc biệt tiện nghi . Cứ vào phòng vệ sinh nam , phòng nào rộng nhất , có máy nước nóng , nước lạnh đích thị là dành cho ông . Ti- vi , đầu đĩa nào vưà mới tung ra thị trường hôm trước , hôm sau giáo viên ghé mắt vào phòng ông là nhìn được ngay những thứ ấy .Nữ giáo viên thường trách yêu ông rằng : “Ngài hiệu trưởng đỏm dáng như một thứ đàn bà”.Thật vậy chỉ cần đi sau ông chừng ba phút với cự ly ba mét là đã nghe sực nức mùi nước hoa . Có người nói vui “nơi nào trong trường có mùi nước hoa là nơi đó có thầy hiệu trưởng”.Chính cái mùi nước hoa quái ác quen thuộc ấy mà bảo vệ quên lời dặn của thầy : “nếu có ai hỏi cứ nói thầy đi vắng” . Do cái tật điểm danh bằng mùi mà hắn lỡ buột miệng trả lời có với khách . Vô phúc cho hắn chẳng là trưa hôm ấy thầy ghé trường vào phòng lạnh để nghỉ ngơi cho tỉnh rượu .Nguyên do thầy mới vưà tiếp xong mấy người bạn .
Nói đến ngoại giao thì phải biết , thầy giao thiệp toàn cỡ bự , tệ lắm cũng trên thầy một cấp như chánh phó phòng giáo dục . Mở rộng ra là các vị hiệu trưởng các trường cấp ba nôỉ tiếng , tiếp đến là cán bộ sở giáo dục .Nói chung , mối quan hệ của thầy bao trùm cả thành phố .Từ ngành dọc đến ngành ngang, toàn là những chỗ mà thầy biết rằng trước sau đều có lợi .Thầy sẵn lòng giúp đỡ mọi người , miễn sao họ thể hiện nơi thầy một sự biết điều . Giáo viên trong trường hễ mỗi khi thầy có việc thì cứ thế mà làm , không có quyền thắc mắc việc đó công hay tư hoặc việc đó đúng hay sai .Một lần được thầy giúp là một lần chịu ơn , còn đến lúc nào phải trả thì tuỳ thuộc nơi thầy . Nói là nói thế thôi , trước khi giúp ai điều gì thầy trông mặt cả đấy!
Trường học đích thị là trường công lập , nhưng thầy vẫn thích mọi người gọi tên là trường thầy Mẫn .Làm như tên thầy gắn bên cạnh tên trường khiến cho học sinh có vẻ thông minh hơn và thầy cô giáo làm việc có vẻ sang tạo hơn !
Thầy có một lối quản lý giáo viên một cách rất ư là độc đáo .Thầy chỉ cần dùng một vài bức thư nặc danh giả làm thư học sinh góp ý thầy cô , rồi bỏ vào thùng thư hòng đe dọa hoặc làm mất uy tín giáo viên . Phiên họp nào có thầy chủ trì đều là những kỳ họp cực kỳ căng thẳng vì những chuyện không đâu vào đâu .Đó là cái tài của thầy , đẩy chuyện không quan trọng lên thành chuyện quan trọng . Thầy thường nhắc giáo viên giữ gìn ngôn phong với học sinh nhưng thầy lại cho mình đặc quyền kẻ cả ; thầy gọi giáo viên là thằng này thằng nọ vào mỗi khi thầy tức giận .Bao giờ thầy cũng tạo cho mình lạ hơn mọi người , thầy khuyến cáo giáo viên không được xúc phạm thân thể học sinh nhưng thầy cô giáo lại nghe nhiều học sinh kể lể chuyện về thầy hiệu trưởng.
_ Giữa sân cờ im phăng phắc , cả ngàn học sinh nghe rõ cái tát của thầy hiệu trưởng phạt một học sinh .
Thầy là như thế đó , trước mặt thầy , nhiều học sinh hay tập thể giáo viên phải thể hiện cho được cái sự khúm núm , sợ sệt . Cái uy của thầy quá lớn nên phần đông anh em trong trường không dám gọi tên thầy mà chỉ khẽ gọi là anh Hai hoặc Sếp cho nó có vẻ vô tư , nhỡ như thầy có nghe được thầy cũng chẳng biết rằng họ đang nói tới mình .Không biết cái triết lý “phù thịnh chứ không phù suy” có còn đúng trong thời buổi dân chủ này không , thế nhưng cái triết lý ấy vẫn còn đúng với trường tôi . Nội đơn cử trường hợp đi tham quan hè tại Bà –Rịa ;Vũng –Tàu , sếp dặn tất cả giáo viên nam phải mặc short ngay từ khi mới lên xe .Chỉ một câu nói vu vơ của sếp ngoài quán cà –phê thôi mà anh em chấp hành răm rắp .Sếp chỉ cần nó dễ bảo là được , chẳng có gì , mỗi lần biết nghe lời như thế thì khi xét thi đua thể nào cũng có người được xếp loại A .Trong bàn nhậu , bao giờ sếp cũng dự thảo công việc , sau đó anh em vào cơ quan cứ thế mà làm .
Người ta nói dụng nhân như dụng mộc , còn thầy dùng người dựa trên mức độ điếu đóm của người đó. Có một giai thoại kể rằng : Một giáo viên tập sự ở trường bán công , chẳng hiểu hắn xoay sở cách nào mà lại xin được về trường thầy Mẫn .Qua bàn tay nhào nặn của sếp hắn lần lượt đạt các danh hiệu giáo viên giỏi , học lớp đối tượng Đảng , tiếp đến là qui hoạch vào đội ngũ kế cận sau đó đề bạt làm quản lý ở một trường nho nhỏ nào đó cho quen việc , tránh tiếng . Dần dần rút lại về trường làm hiệu phó cho thầy .Lại có một trường hợp khác , giáo viên thể dục được điều đi trường khác làm quản lý , chẳng có hiệu trưởng nào nhận . Thế là thầy lại gia ơn cho về núp bóng thầy một thời gian . Chỉ cần năm sau cứng cáp là được bổ đi trường khác làm hiệu phó .Người ta nói trường thầy Mẫn là lò đào tạo cán bộ quản lý của ngành giáo dục quận kể cũng không phải là những lời nói quá! Cũng có người bảo : Bộ giáo viên trong trường họ mù cả sao mà không biết ! Xin thưa rằng họ biết cả đấy nhưng họ không muốn dây vào làm gì cho rách việc . Họ cũng đã từng biết giáo viên xin nghỉ phải làm đơn và trình giáo án đầy đủ . Qui định thì nó rõ như thế nhưng chỉ cần đi nhậu với sếp thì chẳng cần đơn từ giáo án .Một tiếng alô của sếp nó có sức mạnh thay cho tất cả các loại thủ tục hành chánh rườm rà !
Ban bệ nhà trường luôn luôn có bộ tứ . Thế nhưng ba bộ còn lại luôn luôn là tay chân thân tín của sếp . Cho nên về hình thức nó như vậy chứ thực chất sếp độc quyền lãnh đạo xuyên suốt , mà chẳng có ai hó hé. Im lặng và im lặng bởi lẽ cứ nhìn vào thì rõ ràng qui hoạch cán bộ hợp tiêu chuẩn cấp trên đề ra . Nào là năng nổ , nhiệt tình , sáng tạo và nhất là dàn cán bộ trẻ có bằng đại học .Nhưng các bạn trẻ có biết đâu rằng thầy qui hoạch treo đến 15 năm , sau khi sếp về hưu hạ cánh an toàn thì may mắn lắm mới có một tên ngồi vào cái ghế của thầy .Muốn biết dân chủ cơ sở đạt được mức độ nào cứ nhìn vào hai bộ phận Đoàn thanh niên và Công đoàn thì sẽ rõ .Bởi lẽ hai bộ phận này đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên trường học .Cũng là nơi tập trung dân chủ cao nhất . Biết quá rõ điều này nên sếp tìm người trẻ , dễ bảo đưa vào nắm các vị trí Bí thư Đoàn thanh niên , Chủ tịch Công Đoàn , còn ông Bí thư Chi bộ từ từ sếp tranh thủ sau . Sếp tập dần rồi đâu cũng vào đó .Phải thành thật mà nói làm công tác đoàn thể trong điều kiện hiện nay cực kỳ khó.Gặp người hiệu trưởng chân chính thì không nói . Chẳng may gặp ông hiệu trưởng chẳng ra gì thì khốn khổ .Làm như ý quần chúng thì bị trách là theo đuôi.Còn chấp hành lệnh sếp lại mang tiếng nịnh .Nếu không biết dung hoà thì dễ đưa đến tình trạng hoặc hữu khuynh hoặc ba phải.
*
Mọi người trong trường bàn tán xôn xao về cái chết của hiệu trưởng Mẫn .Ong bị tai nạn giao thông trên đường đi dự tiệc cưới con của một người bạn .Ong lại chết vào đúng cái tuôỉ âm lịch : Năm mươi ba nên cái chết của thầy được người ta thêu dệt nhiều hơn . Chỉ vì người ta nói tuôỉ năm ba là tuôỉ hạn của đời người . Có lẽ cái câu : “bốn chín chưa qua năm ba đã tới” nó vận vào người sếp .Trước cái chết của ông Mẫn , giáo viên trong trường phân hoá thành ba phe rõ rệt .Phe thân cận thương tiếc cho số phận tài hoa mà yểu mệnh ;Phe đối lập lại hết sức thận trọng vì nghĩa tử là nghĩa tận , phaỉ biết tôn trọng người đã khuất . Phe lưng chừng còn lại theo phương châm ai sao tôi vậy .
Ong Mẫn chết , thế là hết . Mọi toan tính của ông rồi cũng không còn , và những căm giận của những người đã từng bị ông trù dập cũng đi theo cái chết của ông . Có chăng đọng lại ở họ một nuối tiếc . Phải chi lúc sống , ông sống có một chút tình .Phải chi ông đi lên bằng con đường chân chính .Tất cả , bây giờ chỉ còn hai chữ phải chi.Có lẽ chỉ một mình ông ở nơi xa xăm nào đó mới nghiệm lại rằng ông đúng hay ông sai. Nhưng mà thôi chúng ta hãy sống đẹp bằng cái từ “tha thứ” cho ông vậy .