Tôi gặp em, đúng lúc trong ý tưởng sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Bộ đồ jean bạc màu mạng mòn vai, chiếc mũ vải rộng vành che kín nửa mặt bên chiếc ba lô quân đội. Em ngang tàng hoang dã với thế ngồi ghếch chân gác chéo lên bàn.
Phù dung! - tôi gọi. Dù phù dung vẫn đội sụp chiếc mũ không buông xuống suối tóc mượt dài tôi từng thích thả mười ngón rong chơi. Dù em bây giờ chẳng khác gì một tên lãng tử, bụi bạc.Tôi bàng hoàng nhìn những gì đang hiện hữu trước mặt em. Một ly cà phê đậm đắng,
Một gói thuốc lá đen.
- Dung quen dùng những thứ này từ bao giờ?
Em khảy tàn điếu thuốc đang cháy dở. Vẻ điệu nghệ. Giọng buông thả, lấp lửng:
- cũng chẳng nhớ…Tôi xót xa nhìn em.
hình như trước kia Dung rất sợ màu đen và vị đắng.
- vâng hồi ấy em còn khờ dại.
Em chợt cười. Điệu cười khô lạnh dội vỡ xuống mặt nước xám màu. Quán cà phê giờ này
Thật vắng. Khách chỉ có tôi và em. Trời vẫn lất phất cơn mưa mùa lạnh, chẳng ai dại gì ngồi lại ở góc quán trống trải, đầy gió bên sông này.
- Cuộc sống dung chừ ra sao?
Câu hỏi ngây ngô. Nhưng tôi muốn biết tất cả về em sau ngày hôm đó…Em bỏ học luôn từ hôm ấy. Mẹ em biết chuyện bà buồn rầu, tuyệt vọng rồi chết. Ba không còn được chu cấp đầy đủ nên thiếu thuốc chưa đầy một năm sau cũng đi theo mẹ…Phù dung phải theo dì út em kế mẹ về phụ việc ở tiệm may của bà. Em ngừng kể rít dài một hơi thuốc. Tôi cảm nhận được quanh em toàn một màu sương
Khói.Tưởng chừng cái nghiệp truyền kiếp đã chấm dứt từ buổi ấy.Giọng em rít siết. Tôi khẽ khàng đặt tay lên vai em. Phù dung nghiêng người né tránh. Bàn tay tôi tuột hụt hẫng. Tôi chợt hiểu không thể chia xẻ những cay chua mà đời áp đặt xuống vai em…Gã dượng nhiều lần lẻn vào giường em. Vì thương dì em cố chịu đựng. Vả lại nếu bỏ
đi thì chẳng biết đi đâu. Chỉ nghĩ là gã vụng trộm. Phát tiết chút thèm muốn. Chẳng dám làm quá. Gã đàn ông nào lại không muốn tìm của lạ phải không anh? Nhất là đứa con gái hơ hớ tuổi xuân lại phải ăn nhờ ở đậu trong nhà gã như em hồi ấy…
Tôi bối rối trước lối ăn nói táo bạo cay chua. Không biết phải nói thế nào, mà cũng chẳng cần đợi câu trả lời. Em tiếp tục kể:
- Gã tưởng em “chịu đèn” nên lựa hôm bà dì đi vắng giữa ban ngày ban mặt gã định gạ gẫm chiếm đoạt em… vớ được chiếc lọ cắm hoa em đập vào đầu gã đốn mạt ấy. May mắn cho gã cú đập lúc hốt hoảng không đủ mạnh, gã chỉ bị ngất. Tôi biết em muốn đập chết gã dượng kia. Lửa trong đôi mắt em cáo tố điều ấy dù chuyện xảy ra đã quá lâu rồi.Em chạy ra đường như con điêu, biết đi đâu bây giờ. Em nhủ thầm và chợt nhớ tới thằng con trai vẫn thường đeo đuổi, tán tỉnh.vậy là em đã có gia đình, chồng con.Tôi hỏi.Phù dung búng mạnh mẩu thuốc xuống dòng sông, đốm lửa vạch một đường sáng trước khi tắt ngúm giữa những dợn sóng.Năm năm chôn ba đời chồng…
Tiếng cười lảnh lảnh xuyên suốt đến tận cùng xương thịt. Tôi chợt rùng mình… anh ngạc nhiên hay ghê sợ em? Ngay đêm đó em ngủ lại nhà hắn. Người chồng đầu tiên. Chẳng có cảm giác chi ngoài chút buốt nhói trong lòng. Chồng em vốn là dân anh chị, là đại ca của một băng nhôm nhựa. Không phải như lũ nhóc nhặt nhạnh rác rưởi đâu. Em theo chồng lặn lội khắp núi rừng nơi có những căn cứ quân sự, những trận địa lớn thời còn chiến tranh. Bọn em đào bới, gom nhặt vỏ đạn, bom mìn. Nói chung là bòn vét tất cả những thứ gì có thể bán được, chỉ có mình em là đàn bà giữa đám con trai liều lĩnh bạt mạng, giữa những đêm chui rúc chung chạ trong căn lều dã chiến nhỏ xíu… cuộc sống luôn bấp bênh giữa biên độ sống và chết, không dấu hiệu báo trước. Chỉ chớp sáng nổ tung là xong. Có thằng con trai nào chẳng thèm khát…
Nhưng dẫu là bầy thú cũng có luật riêng. Chúng luôn tôn trọng con đầu đàn. Nhờ vậy em có được một thời gian yên bình trong phẩm cách người vợ chung thủy tuyệt đối… Bây giờ tôi mới hiểu do đâu mà bản tính em lại thay đổi hoàn toàn như vậy. Nghề tìm kiếm phế liệu. Tôi từng nghe có thời rất thịnh cuốn hút hàng ngàn người thất nghiệp. Tôi đâu ngờ phù dung cũng lọt thỏm trong đám người bạt mạng đó.Hắn thương em lắm. Nhưng chưa đến một năm hắn bỏ em mà đi cùng với thằng bé mới
xin nhập băng, khi cưa đôi trái bom tấn chưa tháo kíp nổ.
Em minh họa tiếng nổ bằng chiếc muỗng nhôm gõ lên cốc thủy tinh. Âm thanh xoáy ù đôi tai tôi.Vài tháng sau phù dung bước thêm một bước. Cũng người cùng “băng”.Chẳng còn chi mà sợ mất mát. Luật chơi là vậy. Nương tựa vào nhau để tồn tại.Tôi cười nhếch nửa miệng.
- Rồi cũng ầm nữa chứ gì?
Em giữ nguyên tầm nhìn dòng sông sâu hút dưới kia.Vâng bị bọn phi mẹo bắn ở rừng lào. Còn em đang nói về nỗi gian truân của dân tìm trầm…Đi trầm. Phù dung trôi dài theo cuộc sống rừng rú. Tôi trôi vật vờ trong từng đêm Em băng rừng vượt trạm gác. Theo từng bước em lạc lối giữa mênh mông núi ngàn. Phải Ăn cây trái thay bữa. Tôi co mình bởi cái lạnh buốt khủng khiếp của cơn sốt rét… anh khóc à.
- Vâng! Tôi không cần che giấu tiếng nấc nghẹn. Tôi còn đủ nước mắt xót xa cho Những khốn khó chất ngất, những đời chồng mệnh yểu của em. Phù dung. Tôi thấu hiểu Tại sao em trơ cứng, dửng dưng hướng câu chuyện lên phía thượng nguồn con sông đang Hiện hữu trước mặt chúng tôi. Trí não tôi lùng bùng nhiều ngôn từ lạ lẫm.Đãi vàng… sập hầm… và cái chết.Sức chịu đựng trong tôi gãy vụn. Vồ chụp đôi vai phù dung tôi gằn giọng:
- Thôi đủ rồi. Sắp tới đây dung định chôn thêm bao nhiều đời chồng bằng những nghề Quái đản nào nữa…
Tôi ôm chầm, ghì siết em với tất cả bị thương phẫn hận. Em muốn hành hạ bản thân hay đang trả thù tình yêu bạc nhược của tôi trước đây dành cho em. “phù dung”. Tôi gọi nhỏ và cảm thụ chút rung động mơ hồ trên thân thể, trên đôi môi khô rám.Từ bao giờ. Bóng tối đã phủ chụp quanh em và tôi. Cơn mưa mùa vẫn lất phất giăng mù Ngang dòng sông. Ánh sáng nhòe nhoẹt từ dãy đèn đường bên kia không hắt nổi sang Bên này.Chợt vùng ngường chuồi ra khỏi vòng tay tôi, em đứng bật dậy.Em chẳng cần ai thương hại. Bây giờ em phải đi, phiều anh trả giùm ly cà phê.
- Anh đưa Dung về được chứ?
Tôi muốn níu giữ lại một thời có hẹn hò đưa đón. Tôi đang mơ. Tại sao em nhẫn tâm
đánh thức.
- Về đâu? Anh còn có nơi chốn để cùng em về sao.
Phù dung nhún vai khinh mạn cất giọng nói lạnh băng trước khi quay ngoắt người bước đi. Tôi vươn tay nhưng rồi cũng buông thỏng lưng chừng giữa khoảng không dầm mưa. Bàn tay hụt hẫng ấy vổ mạnh mặt bàn. Sự giận dữ chính cái bạc nhược cố hữu trong lòng. Những chiếc cốc thủy tinh nẩy bật lên cao rồi rơi vỡ. Âm vang, phẫn nộ, không đủ sức bắt em quay lại để hỏi tôi tại sao quay về ngồi một mình ở góc quán đầy ắp kỷ niệm này.
*
Cái chết của mẹ tôi chấm dứt sự đối kháng giữa tôi với mẹ. Chấm dứt sự độc đoán, khe khắt bà đã dựng lên trong gia đình dù chỉ còn tôi và mẹ. Đó là chuyện người ta bàn tán, suy đoán. Riêng tôi lại khác. Tuy luôn chống đối, nhưng tôi hiểu hết nỗi khổ tâm của mẹ. Bà tự đóng đinh cuộc đời mình giữa vòng lễ giáo, thành kiến. Tự giữ mình như một vị thánh ép xác bởi các điều răn. Buồn không dám khóc lớn, vui chẳng dám cười to. Tôi bỗng dưng ngộ chứng tính cách mình cũng là một phiên bản của mẹ.
Tôi yêu phù dung. Mẹ không muốn. Từ đó tôi tạo riêng cho mình một cuộc sống đơn độc cố tình. Tôi thề không lấy vợ. Tôi sợ sự độc đoán, khắc nghiệt tiềm ẩn trong mẹ, Trong tôi sẽ di căn thêm đời sau nữa. Chắc hẳn em cũng mang ý tưởng giống tôi nên cả hai chúng tôi không có nơi chốn để về.
- Bao nhiêu đời chồng, bấy nhiêu năm tháng làm vợ em không có đứa con nào sao?
Tôi có hỏi em. Tôi mong em có những đứa con, chúng là nguồn động lực lớn nhất cho
người mẹ đủ sức vượt qua mọi gian nan khổ ải của cuộc đời.“Con nhà tông” em mỉa mai lặp lại câu nói mẹ tôi “em sợ thêm một đời cộng thêm một nghiệp”, phù dung trả lời kèm them động tác chém tay vào khoảng không. Tôi lắc đầu. Đến bây giờ em vẫn không chịu hiểu. Em được tượng hình trong máu thịt người đàn bà dám bán thân mua tương lai cho con… thật sự cái nghiệp em quá nặng.
Phù dung! Ngay cái tên đã nghe mong manh bạc hạnh. Sớm nở tối tàn hay nàng tiên sương khói mông muội.Bên dòng nội phù dung vẫn truyền tụng rằng mỗi đời phải có một người kết duyên cùng nàng tiên nâu. Không hiểu những đời trước như thế nào. Mà đến cha em lại quá nặng nợ, thêm phần thời thế khó khăn, kinh tế em hẹp. Dù ông đã đốt hết cơ nghiệp, đốt cháy luôn hạnh phúc gia đình vẫn không thảo mãn cơn nghiện ngập nên ông đành lìa bỏ cuộc sống. Để cái nghiệp dở dang cho phù dung nối tiếp.“Dù nó là con gái” - mẹ tôi răn đe - cưới vợ xem tông. Cha nó thì hút xách nghiện ngập. Còn mẹ nó… bà ngương miệng khi muốn nói trắng ra nghề mẹ em đang làm.
Đứa con gái mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học chưa kịp hưởng trọn niềm vui đã biết mẹ mình bán sắc buôn hương dưới lốt ngụy trang một gánh hàng rong dọc những con đường đặc quánh bóng tối. Ác nghiệt thay chính mẹ tôi đã tạt thẳng vào mặt em sự thật phũ phàng đó. Phù dung như hóa đá trước những lời đay nghiến, khinh miệt. Em câm lặng bỏ ra về.
Tôi chẳng muốn đả động tới những người đã khuất, chẳng dám mạo phạm đến linh hồn ai dẫu bây giờ họ đang ở thiên đường hay địa ngục bởi mỗi cuộc đời, mỗi con người có cõi riêng biệt của họ. Mẹ tôi vốn được trui rèn trong một gia đình quan quyền. Cái nền nếp phong kiến thấm đẫm, tiêm nhiểm thành bản chất của bà. Cũng như tất cả mọi con người sản sinh từ dòng họ nổi tiếng một thời ấy. Thì làm sao bà có thể chấp nhận phù dung. Để ngăn cấm, bà quyết định tống tôi vô sài gòn, mặc kệ tôi dở dang năm học. Bà phán quyết, tôi phải tuân theo. Cha tôi không hề nói một lời. Ông chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt đồng cảm. Với cha chẳng biết phải suy nghĩ sao cho đúng về Ông. Nhu nhược… nhàm chán hay bất cần. Chưa qua tuổi năm mươi tóc đã gần bạc hết
Mái đầu. Mí mắt cụp che nửa tầm nhìn. Cha tôi hầu như phụ thuộc hết vào vợ và dựa Hẳn vào nhóm người thường gọi nhau là đạo hữu. Với chiếc áo tràng xám, ông thích Đến chùa, đến nơi có người chết tụng niệm cầu siêu giùm linh hồn ông.Mũ rơm. Gậy tre chống. Tôi lặng lẽ bên chiếc quan tài tiễn cha tôi về cõi vĩnh Hằng. Không cần thiết phải có tiếng kinh cầu đang rộn vang. Tôi cũng biết hương Linh cha tôi đã được siêu thoát để mẹ tôi hụt hẫng giữa sự khắc nghiệt độc đoán với Chính bản thân, và để tôi…
*
Con đường buổi xế chiều dài quá. Tôi đi qua dửng dưng mỏi rã. Về đây làm gì nhỉ ? Tôi nhủ thầm khi ngồi xuống chiếc ghế đá lạnh băng. Con nước ròng năm nào em ném xuống mẩu tàn thuốc bây giờ đã bốc hơi hòa nhập vào vô hạn hay còn quay quắt giữa Muôn trùng ngọn sóng. Tôi không hề biết được. Tôi vừa đốt nén nhang cho ngày giỗ của mẹ. Bà thanh thản theo cha tôi đúng vào ngày tôi gặp lại phù dung. Mới ba năm thôi sao tôi thấy mình mỏi mệt già cỗi. Lồng mười ngón vào mái tóc đã lốm đốm bạc Tôi cúi soi mặt mình trong cốc cà phê đen trắng. Chút mù mờ trong trí tưởng. Phù Dung đã qua được khoảng vườn vô hạn mà mẹ tự giam hãm mình. Không luẩn quẩn mê muội như tôi. Một linh hồn nào đó giữa khoảng không vô tận nói với tôi rằng em sẽ đến… Người đàn bà từng bậc cấp dẫn xuống quán cà phê bên sông. Gió từ thượng nguồn thổi mạnh mạnh làm rối tùng mái tóc cuốn quýt bay về phía người đàn ông.
- Anh chờ em lâu rồi.
Người đàn ông vẫn xoay mặt ra phía sông nói.
- Bây giờ em đã đến.
anh biết em sẽ vượt qua được những khoảng vườn khô hạn đó. Anh mừng cho em.Người đàn bà đặt đôi bàn tay lên vai người đàn ông.Em cám ơn anh. Cám ơn một nụ hôn dù có muộn màng.không, đó là bản lĩnh di truyền của em.Người đàn ông nắm chặt đôi tay người đàn bà. Một điệu nhạc tình mượt mà vang lên
Trong quán cà phê vắng khách. Hòa âm cùng giọng nói dịu dàng, ấm áp người đàn bà
đang kể về mình. Về sự đổi thay kỳ diệu, về một giới hạn bị phá vỡ và sự phục sinh của một con người từ nỗi khát vọng un đúc trong khổ đau, đầy ải.Em đã bước đi trong muộn màng may mắn, đã tận dụng khoảnh khắc may mắn đó trong cuộc hành hương tìm lại chính mình…
Người đàn ông thầm cám ơn cuộc đời còn giữ giọt nước long lanh ứa ra từ khóa mắt người đàn bà. Anh chỉ cần biết em là phù dung, cho dẫu em còn đang lang thang trên con đường ẩm thấp mục rã hay đang trở về trên chiếc cầu bóng bảy sắc màu. Bây giờ anh cũng mặc cho nghiệp số cộng, trừ…
Người đàn ông siết chặt vòng tay ôm…Họ bước rất khẽ. Từng bậc thềm chiếc bên đá. Màu xanh xám từ ngàn xưa vốn ù lì bất động chợt rùng mình trổ mầm nở ngàn vạn đài hoa. Màu hoa đá trong ngần.