Không biết Họa sĩ nào đã kí hoạ Nguyễn Duy - một Nguyễn Duy trông thật ’’hầm hố’’! Dưới bức vẽ, Vanchuongviet.org trích lời của cố nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn: ’’Hình hài Nguyễn Duy như đám đất hoang, còn Thơ Nguyễn Duy là thứ cây qúy hiếm mọc trên đám đất hoang đó...’’.
Nguyễn Duy tên thực Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948 ở Đồng Vệ, thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa. Anh là lớp nhà thơ thế hệ thứ 3 nếu lấy mốc từ thế hệ Thơ Mới - những năm ba mươi của thế kỷ 20. Sinh ra trong kháng chiến chống Pháp, trưởng thành hồi kháng chiến chống Mỹ, vang danh trong hòa bình thống nhất đất nước ở thời điểm ’’Đêm trước Đổi mới’ - thập niên 80 của thế kỉ 20. Nguyễn Duy nổi tiếng với các thi phẩm: Đánh thức tiềm lực (1980 - 1982) và Nhìn từ xa... Tổ quốc (1983 - 1988), và Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tôi biết đến Nguyễn Duy vào cuối năm 1991 nhân dịp người bạn đồng môn, đồng nghiệp, đồng khoa - kết thúc Hợp đồng Lao động với Liên Sô - vừa trở về. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, bạn cho qùa chai Ruskaia Vodka, đưa cho mấy số tạp chí Lửa Ấm, xuất bản vào nửa cuối những năm 80 ở Mockba (đã cũ mèm), trong đó có in 2 bài thơ của Nguyễn Duy. Ngoài tin, bài, sáng tác của những người Hợp tác lao động, sinh viên, lưu học sinh đang sinh sống ở Liên Xô, Lửa Ấm còn tuyển đăng tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ đã có danh trên văn trường Việt Nam.
Bài thơ Đánh Thức Tiềm Lực (ĐTTL) rất dài, càng đọc càng bị say mê cuốn hút. Tôi đọc, bạn ra cổng mua mấy chai bia Tầu rồi xuống bếp làm mồi nhắm. Khi bày bàn nhậu, thấy tôi im lặng nhìn tờ tạp chí đăm chiêu, bạn ngỡ ngàng hỏi: Sao ? Không hay à ? Không hợp ’’gu’’ ư ? Tớ tưởng...
- Không phải - tôi ngặt lời - Trái lại, mình chưa bao giờ đọc được bài thơ hay đến vậy.
Bạn phụ hoạ: Tôi cũng như cậu khi lần đầu tiên biết đến thơ Nguyễn Duy. Hai chúng tôi vừa uống bia ’’Tầu’’ (2) vừa mạn đàm sôi nổi về bài thơ...
Đánh thức tiềm lực được Nguyễn Duy viết từ năm 1980, mãi năm 1982 mới hoàn thành. Thời kì đó Việt Nam ở vào ’’Đêm trước đổi mới’’, đất nước vô cùng khó khăn vì vừa ra khỏi cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm, lại phải tiếp tục ngay cuộc chiến tranh mới từ hai đầu: Chống diệt chủng Pol Pot được quan thấy xúi dục, hung hăng quấy rối biên giới phía Nam và chống ngoại xâm Trung Hoa ở biên giới phía Bắc. Chưa hết: còn bị Mỹ câm vận, bị cô lập với thế giới bên ngoài... thôi thì đử thứ ’’tại - bị’’. Kết thúc chiến tranh súng đạn, lại phải tiếp tục cuộc ’’chiến’’ với chính mình: Chống trì trệ và đói nghèo - khiến cả dân tộc gồng mình chống đỡ.
Nguyễn Duy đã nghiêm khắc đối diện với thực tại - bằng sự nhậy cảm của nhà thơ tài năng - dũng cảm gửi gắm lời cảnh báo qua ĐTTL. Toàn bài thơ toát lên tâm trạng xót xa, trăn trở của một người yêu nước tha thiết, mãnh liệt rồi truyền cảm xúc cho người đọc. Bài thơ nói về nhiều vấn đề cốt lõi đang trở thành nỗi đau nhức nhối khiến xã hội như ’’dậm chân hoài một chỗ’’ (3):
’’...Sông giầu đằng sông, bể giầu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào
lòng đất giầu mà mặt đất cứ nghèo sao?
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy làm chi những lời ngọt, lạt
ta ca hát qúa nhiều về Tiềm lực
Tiềm lực còn ngủ yên!
Có những câu thơ, đọc lên, người đọc mủi lòng, rưng rưng:
Xin em nhìn kìa - người cuốc đất
cái cuốc theo ta đời này, đời khác
đẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất...
Xin em hãy nhìn - người gánh phân gánh thóc
kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng...
nhìn cái đẹp thế kia em có chạnh lòng không?
cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa.
Suốt bài thơ luôn lặp đi lặp lại điệp khúc: Tiềm lực còn ngủ yên… Tiềm lực còn ngủ yên - sau những thống kê hiện tượng : ’’... Vì tim mắc bệnh đập cầm chừng... bộ óc mang khối u tự mãn... con mắt lờ đờ thủy tinh thể... lỗ tai viêm màng nhĩ... lỗ mũi thở khò khè không phân biệt được mùi thơm...(thối)’’ - nghiã là (bệnh) vô cảm của một cơ thể đang ốm nặng,
tác gỉa ’’bốc thuốc’’:
Năng động lên nào!
Cấn lưu ý... cần lưu ý:
lời nói thật có thể bị buộc tôi
lời nịnh hót dối lừa
có thể được tuyên dương...
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường
Một đoạn thơ mà như khái quát cả góc khuất thế thái nhân tình của cuộc đời:
Có cái miệng làm chức năng cái bẫy
Sau nụ cười lởm chởm răng cưa
Có cái môi mỏng hơn lá mía
Hôn má bên này, bật mắu má bên kia...
Có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa...
Các điệp khúc như một câu hỏi của tác gỉa đau với nổi đau nhân quần. Bài thơ dài 206 câu, mà câu nào cũa rớm mắu, thấm đẫm mồ hôi, chưá chan tủy, não...
Năm 1983 - Nguyễn Duy có dịp đến Liên Xô, từ đây anh viết bài thơ thứ 2 - Nhìn từ xa...Tổ quốc, 5 năm sau (1988) mới hoàn chỉnh. Vẫn theo cấu trúc của Đánh thức Tiềm lực, từ nơi xa xôi đầy tuyết trắng, đêm đêm, Nguyễn Duy tĩnh tri nhìn về quê nhà... Ngay từ hơn 20 năm trước, Nguyẽn Duy đã nhìn ra sự bất cập lớn của xã hội:
’’... Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
Ma quái - ma cô - ma tà - ma mãnh...
Đạo chích thành tôn gíao phổ thông
Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn
Buôn lậu, buôn quan, buôn thánh thần - buôn tuốt
Quyền lực bày ra, đấu gía trước ông đường.
Tác gỉa trăn trở:
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh qủa tù mù trấn lột cả thần linh…
tượng Phật khóc, Đức Tin lưu lạc…
Xứ sở kỉ cương sao thật lắm thứ vua
Vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chĩa
Vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ...
Luật pháp như đùa, như có, như không
Một người đi chật cả con đường...
Những tệ nạn xã hội đã phải báo động:
Xứ sở thật thà sao lại lắm thứ điếm
điếm biệt thự, điếm chợ, điếm vườn
điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn...
Trẻ em - tương lai của đất nước - thì:
Tuổi thơ oằn vai, mồ hôi nước mắt...
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường...
Nguyễn Duy đau lòng trước cuộc di tản khổng lồ:
Xứ sở bao dung sao thật lắm thần dân lìa xứ
lắm cuộc chia li toe toét cười
Rồi nhà thơ chỉ ra sự liên hệ hữu cơ - Nguyên nhân gây đến các bất cập:
Chích một mắu đem xét nghiệm
Tí trí thức - tí thợ cầy - tí điếm
Tí con buôn - tí cán bộ - tí thằng hề
Phật và Ma - mỗi thứ tí ti...
Bài thơ này cũng dài 185 câu, câu nào cũng như nhát dao cứa vào da thịt người đọc.
Bẵng đi thời gian - có dễ đến cả chục năm - Nguyễn Duy mới cho công bố tiếp thi phẩm thứ 3: Kim Môc, Thủy, Hỏa, Thổ .Về cấu trúc, KMTHT vẫn giống mạch thơ của ĐTTL và TQNTX. Nhưng thi pháp, cấu tứ, ngôn từ có nét khác. Nếu 2 thi phẩm trước đó, tác gỉa chọn không gian thể hiện là một nhát cắt - xã hội - theo chiều ngang đễ chiếu lên mặt phẳng, tạo ra bức tranh toàn cảnh - như cây gỗ qúy, cổ thụ - thể hiện chất lượng của lòng mình bằng những lớp vân với nhiều sắc thái, nhiều đường cong khác nhau do năm tháng đời gỗ - tạo ra. KMTHT lại được tác gỉa cắt những hai lát vuông góc nhau; Chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang, thể hiện rât sinh động bức tranh lập thể 3 chiều của xã hội Việt Nam hiện đại. Bài thơ không chỉ nói với người Việt, đất Việt, mà nó đã vượt biên giới, bay trên không gian cảnh báo, nói với cả nhân loại đang tồn tại trên hành tinh xanh: Hãy bảo vệ môi sinh cho cái nôi sự sống.
Mở đầu KMTHT, tác gỉa đặt vấn đề rồi khẳng định:
Qủa đất nóng dần lên
tầng ôzôn có vấn đề gì đó
Sọ dừa gặp vấn đè trì trệ
Tri thức nhồi vào, tri thức cứ phòi ra
Mắt vấn đề toét, tai vấn đề ù
bất ổn vấn đề giấc ngủ...
Sau những ’’vấn đề’’ - kết thúc chương 1, tác gỉa kết luận:
Đai loạn thay thiên hạ rắc rối
vấn đề tầng ôzôn cả thôi!
Các chương sau - 2,3,4, người đọc lại đọc được những câu thơ mang tính quy nạp triết học - rất thơ:
...
Có người thách ta đánh nhau
Ta bảo ta gìa rồi lại không có võ
Có kẻ thách ta chửi nhau
Ta bảo ta vừa mất trộm sọt từ ngữ
Có kẻ thách ta nhổ vào mặt nó
Ta bảo ta hết đờm rồi...
Tác gỉa ao ước được sống với riêng mình và những mơ ước nhỏ nhoi củqa con trẻ:
Ta khao khát tiếng hát giun dế
Không kiểm duyệt, không biên tập
Tao ao uớc cái bay chim chóc
Không hộ chiếu, không biên giới…
Cứ thế, hết cả 4 chương, KMTHT và hơn 300 câu thơ của ĐTTL, NTXTQ, Nguyễn Duy cung cấp dữ liệu, chứng minh, gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ : Thiên nhiên - không gian. Suy nghĩ về tầng ÔZÔN mãi tận chín tầng cao - là nguyên nhân của mọi nguyên nhân những hậu qủa tai hoạ khủng khiếp. Thế mà, những ông lớn đang cầm cân thế giới vẫn còn đang cãi nhau, tị nạnh nhau theo kiểu ngang ’’bứa’’, Chí phèo, đại loại: Anh giầu vì anh chính là người trong qúa khứ thải ra không gian rac rưởi nhiều nhất, bây giờ phải gương mẫu ’’Giảm hiệu ứng nhà kinh’’ - trước. Còn tôi nghèo, tôi phải xóa đói, diệt nghèo đã - tôi sẽ làm sau! Thế là trái đất cứ tiếp tục nóng lên... băng ở hai cực đã bắt đầu chuyển minh - tan! Hàng loạt thiên họa triền miên xuất hiện... Nhưng cuộc bàn thảo vẫn cứ dậm chân tại chỗ: Vì anh nào cũng không chịu anh nào, nhất là trong việc tìm cách kiếm tiền, thu lợi cho đầy túi mình, tập thể mình, dân tộc mình với mục đích bất minh, bất kể mang lại hậu qủa gì cho nhân loại. Đạo lý ’’Sồng chết mặc bay, tiền thầy đút túi’’- được họ thực hiện triệt để! Nguyễn Duy lại cảnh báo bằng câu thơ đầy ấn tượng: Một... ’’ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt’’!
Bằng lí trí của nhà khoa học, tác gỉa chỉ ra: Tất cả mọi bất cập đều do tầng ÔZÔN gây ra. Con người làm bừa, làm sai... nó tích tụ, nhận hết, đến một lúc nào đó - ’’Lượng đổi dẫn đến chất đổi’’ - nó trả thù: Trái đất sẽ bị hủy diệt, nổ tung - thế là đi đời hết!
KMTHT được viết từ mươi năm trước, bây giờ, hôm nay - qủa báo nhãn tiền: Sóng thần - Núi lửa - Động đất - Ngập lụt - Bão tố - Cháy rừng - Bệnh dịch - vân vân và còn rất nhiều v.v do hệ qủa của sự bừa bãi, sai lầm... tác đông đến nhân loại về mặt xã hội.
Người đọc được nhà thơ dẫn dắt qua những miền văn hóa với những hình ảnh đầy xúc động, gợi mở về những ’’vấn đề’’ đang diễn ra trong xã hội VN hiện đại trong mọi lĩnh vực.
Về Văn:
Thôi đừng hót những điều chim chóc nữa.
Mắu nhiễm trùng, ta có thể thay chăng?...
Về Thơ:
Lúc này ta làm thơ cho nhau.
Đưa đẩy làm chi những lời ngọt lạt...
Về Âm nhạc:
Những quàng quạc đành đạch âm nhạc...
Về Hội họa - Tạo hình:
Xin em nhìn người gánh phân gánh thóc
Kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng
Nhìn cái đẹp thế kia em có chạnh lòng không...
Về đói - nghèo và trẻ em:
Nón hành khất vấn đề xó chợ
trẻ lang thang vấn đề bụi đời...
Về ẩm thực - nhậu nhẹt:
những cua ốc nghêu sò nguồn thi hứng tràn đầy...
Vào cuộc nhậu có kẻ rất sợ tiết
Dù ở đời họ mắu tiết canh nhau...
Và còn nhiều vân vân - nữa...