Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.278
123.158.720
 
Một cách tiếp cận thơ Thiền-1
Bùi Công Thuấn

Thơ ca dân tộc có một bộ phận thơ Thiền đặc sắc. Nhiều bài thơ cuả các Thiền sư từ  thời

Lý (1010-1225 )-Trần (1225-1400) vẫn còn được truyền tụng  đến ngày nay, bởi vì nó chưá đựng vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật rất riêng. Ảnh hưởng Thiền khá rõ trong suốt tiến trình thơ ca dân tộc. Ngày nay vẫn có những nhà thơ Việt Nam tiếp tục tiến trình ấy. Nhưng đọc thơ Thiền không dễ, cần một cách tiếp cận khác với cách đọc thơ thế tục. Bài viết này xin  thử đề xuất một con đường đến với thơ Thiền, thay cho cách đọc cảm tính lâu nay.

 

I. Kệ và Thơ Thiền

             

 Kệ là một hình thức văn chương nghi lễ cuả Phật giáo,  như Kệ dâng hương , Kệ dâng hoa , Kệ vô thường buổi sớm.. Các Thiền sư thường làm  kệ “ thị tịch “ để căn dặn đệ tử trước lúc qua đời . Tiểu truyện về các Thiền sư thường có những bài kệ. Những bài kệ ấy vưà nói về giáo lý Phật vưà chưá đựng chỗ độc đáo chứng ngộ cuả mỗi người . Thiền Uyển Tập Anh  nổi tiếng với những bài kệ như Thị Đệ Tử cuả Thiền sư Vạn Hạnh, Cáo tật Thị chúng cuả đại sư Mãn Giác. Khoá Hư Lục cuả Trần Thái Tông (1218 - 1277)  Kệ ngũ giới , Kệ bốn núi ...

 

Về cơ bản ,  Kệ dạy giáo lý Phật bằng ngôn ngữ khái niệm. Nhưng khi chuyển  thành ngôn ngữ hình tượng , Kệ trở thành thơ Thiền , ý nghiã tư tưởng chuyển hoá thành ý nghiã nghệ thuật.

                       

Chẳng hạn

 

Bát Nhã chân vô tông

Nhân không, ngã diệc không

Quá, hiện, vị lai Phật

Pháp tính bản lai đồng. (1)

                             ( Lý Thái Tông. 1028-1054 )

Dịch:

“Bát Nhã” Thực vô tông

Người không, mình cũng không

Phật trước, nay, sau nữa

Pháp tính vốn tương đồng

                            (Ngô Tất Tố dịch )

 

Bài kệ này chỉ diễn đạt giáo lý  về Chân Như . Ngôn ngữ kệ là ngôn ngữ khái niệm, không có hình tượng . Kệ cuả sư Vạn Hạnh đã có bước chuyển hoá thơ .

 

Ngày 15 tháng 5 năm Thuân thiên thứ 9 (1018) sư không bệnh, gọi đệ tử đến đọc bài kệ:

 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý

Thịnh suy như lộ thảo đầu phôi (1)

                     ( Vạn Hạnh Thiền sư )

Sư lại bảo các đệ tử: - Các ngươi muốn đi đâu? Ta không lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng dựa chỗ vô trụ mà trụ. Một lát sau sư qua đời.

 

Lời cuả Thiền sư Mugaku nói với quân Mông cổ sau đây có cả chất kệ và chất thơ. (2)

 

Gom toaøn theå theá giôùi

Chaúng vöøa moät ñaàu gậy

Vaïn phaùp voán laø khoâng

Voâ thöôøng vaø voâ ngaõ

Löôõi göôm boïn  hung noâ

Laáp loaùng caét xuaân phong .

                             (Thieàn sö   Mugaku )

                                                                                     

II. Một Cách tiếp cận thơ Thiền          

 

Thơ Thiền là thơ tư tưởng. Cốt lõi tư tưởng thơ Thiền là giáo lý Phật giáo . Vì thế muốn tiếp cận  thơ Thiền , người đọc  phải  ít nhiều có được căn bản  tư tưởng Phật . Không có tri thức này thì không thể cảm thụ thơ Thiền, vì mỗi bài thơ là một chứng ngộ tại thế về Chân Như cuả Thiền sư.

 

Căn bản giáo lý Phật Giáo (3) là  Tứ Diệu Đế,  Mười Hai Nhân Duyên,  Bát Chánh Đạo, và thuyết vô ngã . Giáo lý này được Đức Phật giảng dạy ngay sau khi Người thành đạo .

 

Tứ Diệu Đế là bốn chân lý cao cả do  Phật đã tìm ra . Đó là Khổ ( dukkha ),Tập (Samudaya), Diệt (Nirodha), Ðạo (Magga). Bản chất cuả cuộc sống là khổ  bất toàn, vô thường, trống rỗng, giả tạm . Sinh , lão, bệnh, tử, ngũ uẩn là khổ. Nguyên nhân cuả khổ là khát ái , là dục vọng, là ý chí muốn sống, muốn tồn tại, muốn tái sinh, muốn trở thành, muốn tăng trưởng, muốn tích lũy không ngừng. Bao lâu còn khát ái trở thành, thì sinh tử luân hồi vẫn tiếp tục. Muốn tận diệt khổ người ta phải diệt cội gốc chính của khổ là dục vọng, diệt tham, diệt sân, diệt si. Chấm dứt khổ là Niết Bàn. Niết-bàn là Chân lý tuyệt đối hay Thực tại tối hậu. Phật nói : “Đó là xa lánh trọn vẹn và tận diệt chính tâm ái dục ấy. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục.“ Niết-bàn  có thể thực hiện ngay trong cõi đời này. Để đạt tới Niết bàn con người phải tu tập theo Bát Chánh Đạo. Ấy là Chánh kiến (thấy đúng), Chánh tư duy (nghĩ đúng),Chánh ngữ ( nói đúng), Chánh nghiệp ( làm đúng ), Chánh mạng ( sống đúng ), Chánh tinh tiến ( siêng năng đúng), Chánh niệm ( nhớ đúng ), Chánh định ( tâm an trụ ).

Phật giáo còn nói đến luật nhân quảnghiệp báo. Trên đường tái sanh luân hồi, con người chịu ảnh hưởng của nghiệp. Vô minhÁi dục  là nguyên nhân chính tạo ra Nghiệp. Chính Vô MinhÁi Dục là cội rễ của mọi tội ác.  Nghiệp và Quả đều tùy thuộc nơi Tâm. Hành động (Nghiệp) và hậu quả của hành động ấy (Quả) đều do Tâm tạo nên . Mục tiêu tối hậu của người Phật tử là tận diệt Nghiệp.  Trong bộ Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, có những lời dạy : “ Hãy gieo giống tốt, Ta sẽ hưởng quả lành.”

Thuyết Vô Ngã (4) cho rằng ý tưởng về một bản thể trường cửu bất diệt , gọi là Tôi, Ngã,  cái Ta, hay Linh hồn,  chỉ là một niềm tin sai lạc . Cái mà ta gọi là Tôi hay Ngã chỉ là một kết hợp của các uẩn vật lý và tâm linh, hoạt động tương quan mật thiết lẫn nhau trong một dòng biến chuyển từng sát na, chịu chi phối của luật nhân quả . Tất cả đều vô thường. Phật giáo phủ nhận hiện hữu của  Ngã,  linh hồn, thượng đế.  Sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn là do mười hai nhân duyên :  đó là Vô minh , nghiệp ,  Thức ,Danh sắc , Lục nhập , Xúc ,Thọ , Ái , Thủ , Hữu ,Sinh ,Lão , Tử . (5) Nếu  đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình .Vô minh diệt thì Nghiệp diệt, Nghiệp diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt,.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.

 

            Đọc thơ Thiền , người đọc sẽ nhận ra những tư tưởng căn bản trên nơi sự chứng ngộ cuả các Thiền sư . Vì thế thơ Thiền trước hết là thơ tư tưởng , không phải là thơ kiểu thơ phản hánh hiện thực hay thơ giãi bày tâm trạng

 

III. Thiền Tông (6)

 

Thơ Thiền thể hiện tư tưởng Phật giáo nhưng có những đặc sắc riêng cuả Thiền .Thiền là đạo giác ngộ hình thành qua kiến giải Trung Hoa , là cách tu chứng khác với Phật giáo Ấn độ.

 

Thiền khởi từ Thiền thoại : ”Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu”, nghĩa là Phật giơ lên cành hoa, Ca Diếp nhìn cành hoa và mỉm cười. Ca Diếp đốn ngộ tâm truyền , trực tiếp từ hành động cuả Phật , không qua kinh điển . Phật phó chúc Thiền cho  Ca Diếp, và từ Ca Diếp tâm ấn Phật được tiếp tục truyền thừa đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ Thiền Trung Hoa . Bồ Đề Đạt Ma ( -528) sang Trung Quốc vào năm 520 , mang theo một thông điệp , được coi là tôn chỉ cuả Thiền  :

 

Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật .

        ( Truyền riêng ngoài giáo / Chẳng lập văn tự /Trỏ thẳng tâm người / Thấy tánh thành Phật )

 

Thiền đặt nặng lý Giác Ngộ . Tu chứng theo Thiền là nỗ lực tự chứng, nỗ lực tự mình, trong nội tâm mình, để ”Kiến tánh thành Phật. Phương pháp cuả Thiền  là không dùng văn tự , mà tác động trực tiếp vào tâm. Bởi vì ” Tâm tức Phật / Phật tức tâm “ . Vô Minh , Nghiệp quả , Ái dục cũng do tâm .Tứ Diệu Đế, Mười Hai Nhân Duyên hoặc giáo lý Vô Ngã chỉ là người hướng đạo trí thức vạch ra  con đường thực hiện sinh hoạt Phật giáo. Vì thế Thiền tập trung vào Phát tâm , an trú tâm và hàng phục  tâm .

 

Hai bộ kinh quan trọng cuả Thiền là kinh Lăng Già ( Lankavatara-Sutra)  kinh Kim Cang (7)          

Kinh Lăng Già có thuyết “ Như Lai tạng ảnh hưởng đến toàn bộ Thiền tông. Như Lai tạng là “: Tất cả chúng sinh đều tàng chưá Như Lai, tức là Phật tính . Phật tính  bị khách trần che phủ nên phải tu tập bích quán để trừ dứt khách trần cho Phật tính thanh tịnh  hiển lộ. Kinh Lăng Già chú trọng ở sự ngộ lý , nội chứng , rời bỏ ngôn thuyết , văn tự , vọng tưởng, nhấn mạnh tự tu, tự ngộ, tự chứng để đạt tới cảnh giới “ tự giác thánh trí

 

Ý tưởng nền tảng cuả kinh Kim Cang là giáo lý về Tính KHÔNG (8) . Tất cả vạn hữu đang hiện hữu, tự tính của nó là Không. Ý niệm Không không phải là hư vô , mà là trạng thái vượt qua nhị nguyên tử - sinh , vượt qua hữu - vô , vuợt qua sắc tướng . Đó là  thể tính chân như cuả hiện hữu , là Như Lai  . Thực tướng  ấy không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, cũng không thể dùng ý niệm để ý niệm , thấy Như Lai là thấy “thực tại vô tướng” .  

Người làm thơ Thiền có khi thể hiện cái nhìn cuả  kinh Hoa Nghiêm. Dưới mắt người hành đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, con ong, cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai, không cái gì mà không dễ thương, tất cả đều là Phật,  tất cả pháp, kể cả sơn hà đại địa đều nhận lực chi phối của huệ Như Lai, đều là Pháp thân Phật. (9)

III.Thi Pháp thơ Thiền

 

Thơ Thiền được làm theo những nguyên tắc nhất định, có thể gọi là thi pháp . Thực ra không có hẳn một trường phái thơ Thiền , vì thế cũng không hề có lý luận về thi pháp thơ Thiền. Tuy nhiên, khi đọc thơ Thiền, người đọc có thể nhận ra một vài đặc trưng trong phép làm những bài kệ - thơ Thiền cuả các Thiền sư.

 

1.Thơ Thiền là kinh nghiệm tu chứng cuả Thiền sư, laø thôøi khaéc   saùng loaø cuả tâm thanh tònh , an nhiên,  đạt tới thực tại vô tướng , thể tính chơn như cuả hiện hữu. Ánh sáng cuả sự chứng ngộ ấy tạo nên cái đẹp thơ .

 

2. Thơ Thiền được viết bằng kiểu ngôn ngữ vô ngôn,  xuất phát từ cách sử dụng ngôn ngữ cuả các Thiền sư. Đối với Thiền, ngôn ngữ được xem là lừa dối và sai lạc để thấu hiểu chân lý. Kinh Lăng Già khẩn thiết bảo ta rằng ngôn ngữ là một phương tiện hoàn toàn thiếu thích đáng để diễn đạt và truyền đạt nội thể của Giác Ngộ. Kinh Kim Cang viếtVô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp

( thuyết pháp là :  không có pháp nào có thể thuyết ấy là thuyết pháp) . Thực tại vô tướng , thể tính chơn như không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, hay bằng ý niệm.

 

Vì thế đọc thơ Thiền , người đọc phải tìm ra cách nói cuả tác giả , nắm lấy diệu lý Thiền, vượt qua ngôn ngữ . Các Thiền sư phải trải qua vô số thử thách ê chề mới đạt tới được tuyệt kỹ này. Cách nói vô ngôn có thể gói trong những thí dụ sau (10) : 1. Nói nghịch,  2. Nói vượt qua,  3. Nói chối bỏ,  4. Nói quyết,  5. Nói nhại,  6.Hét,   7. Phép im lặng,   8. Lý luận vòng tròn.

 

Nói nghịch là cách noí nghịch lý. Phó Đại Sĩ nói :

 

Tay không: nắm cán mai

Đi bộ: lưng trâu ngồi

Theo cầu qua bến nước /

Cầu trôi nước chẳng trôi .

 

Nói vượt qua là cách nói  thoát khỏi nhị nguyên  khẳng định và phủ định .

Nói chối bỏcùng một người, và cùng một câu hỏi, lúc  nói “”, lúc nói “ không”.

Nói quyết cách nói lạc đề:

Một ông tăng hỏi Thiền sư Hoa Sơn (?): “ Thế nào là Phật”,

Sư đáp : “ Tôi biết đánh trống, tum đùng đùng” 

 

Nếu hiểu vạn pháp (mọi hiện hữu) đều có Phật Tính , và Phật tính hiện trong vạn pháp,  thì dù trả lời lạc đề thế nào, hình ảnh trong câu trả lời vẫn dẫn đến Như lai.

 

Nói nhại là nhại lại câu hỏi cuả người hỏi:

 

 Một ông tăng hỏi Trường Sa:  “Làm sao chuyển non sông đất nước trở về cái tự kỷ?”

Sư đáp : “Làm sao chuyển cái tự kỷ thành non sông đất nước?”

Đối với các Thiền sư, lời nói, ngôn ngữ  là một thứ tiếng la, tiếng , kêu thoát ra từ sự thân chứng nội tại ; nó vô nghĩa, vì thế muốn hiểu  Thiền phải tự hiểu chính ta, không phải hiểu nghĩa của ngôn ngữ  phản chiếu những ý niệm. Thiền không thể nói được cho những người chưa có tự chứng

3. Thơ Thiền sử dụng một số diễn tả đã thành “ điển “ cuả Phật giáo, như điển hoá Thiền thoại; diễn tả cái Cócái Không nhị nguyên bằng những chữ như sát (giết chết) và hoạt (cho sống), đoạt (cướp lấy) và dữ (ban cho), xúc (khẳng định) và bối (phủ định), bằng từ vựng Phật giáo như khổ, dục, vô thường, vô ngã,  tâm, an nhiên thanh tịnh v.v...

 

Ta gặp hình ảnh diễn tả tư tưởng Phật quen thuộc như : Tất cả các pháp là hữu vi, đều giống như sao đêm (tinh), như mắt loạn(), như ngọn đèn (đăng), như huyễn thuật (ảo), như sương mai (lộ), như bọt nước(bào), như cơn mộng (mộng), như ánh chớp (điện), như đám mây nổi (vân).

 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý

Thịnh suy như lộ thảo đầu phôi

            ( Vạn Hạnh Thiền sư )

Hoặc:

 

Hết thảy pháp hữu vi
Như chiêm bao, huyễn thuật,
Như bọt nước, ảo ảnh,
Như suơng mai, điện chớp,
Hãy quán chiếu như vậy.

          ( bài kệ trong kinh Kim Cang )

 

Những hình ảnh quen thuốc ấy có nghiã riêng cuả giáo lý Phật. Tinh tú biểu tượng cho cái thấy. Mắt bệnh là ví dụ cho tướng của đối tượng.  Ngọn đèn thức uẩn. Huyễn thuật  cư xứ, chỉ  khí thế gian, Sương mai là ví dụ cho thân thể. Bọt nước là thọ dụng. Chiêm bao  thời gian quá khứ. Điện chớp là thời gian hiện tại. Vầng mây  thời gian vị lai.

 

4. Một bài thơ Thiền có thể có hai lớp nghiã. Lớp nghiã nghiã tư tưởng , diễn tả sự chứng ngộ cuả tác giả về Chân Như, và lớp nghiã nghệ thuật, do hệ thống hình tượng thơ gợi ra. Lớp nghiã này được hiểu theo cách hiểu cuả cộng đồng, bằng tri thức ,văn hoá thẩm mỹ cuả cộng đồng . Hai lớp nghiã này có khi đồng nhất, có khi là riêng biệt, tuỳ theo cách sử dụng kiểu ngôn ngữ cuả Thiền sư. Nếu ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ dạy đệ tử, lời dạy trực tiếp cho người chưa chứng ngộ, đó là kiểu ngôn ngữ đời thường, hai lớp nghiã này thường đồng nhất. Nếu Thiền sư biểu lộ sự chứng ngộ , thì đó là kiều ngôn ngữ vô ngôn,  là tiếng kêu vô nghiã . Lúc ấy,  nghiã tư tưởng và nghiã nghệ thụật là tách biệt, có khi không có quan hệ gì với nhau. Vì thế những cách đọc bằng phương pháp truyền thống,  phân tích nhân vật trữ tình , phương pháp Tiểu Sử, Phân Tâm Học , Phản ánh Luận , Cấu Trúc Luận … đôi khi bất lực trong việc giải mã thơ Thiền

 

IV Thử đọc một vài bài thơ Thiền

 

1Thiền sư Không Lộ ( ?-1119 )

 

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thì trực thướng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

                                                      Dịch:

Kiểu đất long xà chọn được nơi

Tình quê lai láng chẳng hề vơi

Có khi xông thẳng lên đầu núi

Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời

            ( Kiều Thu Hoạch dịch)

 

Hai câu đầu là trạng thái an lạc cuả Thiền giả. Chọn được đất  rồng rắn có thể ở được . Tình quê vui vẻ (lạc) suốt ngày,  không gì hơn. An nhiên, không vướng mắc sự đời, đó là trạng thái“Ưng vô sở trú “ . Sự vật (long xà điạ), con người (tác giả), thời gian (chung nhật) cùng hợp nhất. Lời thơ như là kể, là tự nói chuyện với chính mình, vì thế câu thơ không có chủ thể trực tiếp cho hành động “trạch đắc“(chọn được), hành động “”(ở), và trạng thái “lạc vô dư” (an vui không gì hơn ). Nếu tứ thơ tiếp tục phát triển theo hướng miêu tả cuộc sống nhàn nhã thảnh thơi, thì chưa hẳn đã là thơ Thiền, bởi an vi, “vô vi” cũng là cách sống cuả nhà Nho xưa, bài thơ sẽ trở thành thơ Nhàn cuả nhà Nho.

 

Hai câu sau là phút toả sáng sự chứng ngộ. Có lúc lên thẳng ngọn núi trơ trọi . Kêu một tiếng  dài lạnh cả thái hư. Chứng ngộ Thiền là tự chứng , tự nội tâm mình, đơn độc . Người tu Thiền phải chiến đấu quyết liệt với chính mình, như người leo núi đơn độc. Núi ở đây có thể hiểu theo cách Trần Thái Tông nói về “ bốn núi “ : sinh, lão, bệnh, tử . Núi chính là ngũ uẩn , là vô minh, là nghiệp , là sắc tướng vô thường  mà người tu Thiền phải vượt qua để đạt đến Ngã Không , đạt đến tự tánh. Theo Tổ Huệ Năng (11), tu Thiền là nỗ lực“ kiến tánh thành Phật “. Chứng  ngộ là thấy được tự tánh  . Con người,  vũ trụ là một,tất cả tức một, một tức tất cả”. Con người có uy lực cuả vũ trụ.  Bởi vì tự tánh bao hàm toàn thể vũ trụ, tự do tự tại, đầy sinh lực sáng tạo, mà đồng thời cùng tự tri tự giác.Vì thế Không Lộ Thiền sư  kêu một tiếng dài làm cả thái hư lạnh lẽo. Đó là cách nói biểu hiện sự chứng ngộ.

 

 Trong thực tế sẽ chẳng có ai lên thẳng đỉnh núi cô độc , ở đó một mình với chính mình, kêu dài một tiếng  làm lạnh cả thái hư .Tại sao hai câu đầu là tâm an lạc mà hai câu sau lại là trạng thái cô độc tuyệt đối: đỉnh núi cô độc và con người cô độc trên đỉnh núi ? Tại sao  con người không ở yên trong an lạc mà lại lên thẳng đỉnh núi cô độc kêu lên một tiếng dài , tiếng kêu tan vào thái hư? Rõ ràng là hai tình huống ngôn ngữ không logic với nhau , thậm chí tương phản nhau . Người đọc nhận ra kiểu ngôn ngữ  vô ngôn , trong cách nói quyết. Tứ thơ là những  hình ảnh vô nghiã. Nó chỉ là tiếng kêu từ tâm chứng ngộ  .Ngôn ngữ không phản ánh hiện thực hay phản ánh con người nhà thơ..

 

 Để hiểu hình ảnh núi , xin đọc bài kệ cuả thiền sư Ranryô (12)

 

Thiền định và trì niệm

      Như hai toà núi lớn

      Căn cơ người sai khác

      Phật tánh vốn chung đồng

 

Kẻ lên được tận đỉnh

Thấy trăng chiếu muôn nơi

Thương người thiếu tín tâm

Mờ mịt giưã dốc ghềnh

                                               

RanryÔ giúp ta hiểu  kẻ lên tận đỉnh núi “ cuả Không Lộ Thiền sư là “ đỉnh núi cuả thiền định và trì niệm “ , con đường dẫn đến giác ngộ. Đạt tới đỉnh núi là đạt tới chứng ngộ.

 

Bằng cách đọc  theo phản ánh luận, kết hợp với việc phân tích nhân vật trữ tình, và “tán “ thơ “, có người hiểu hai câu thơ cuả Không Lộ Thiền Sư thế này: (13)

 

“ Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng

Một tiếng kêu vang lạnh cả trời “

 

Hai câu thơ cao khiết mà cô đơn lạ! Cái ý tưởng nào mà chợt đến, chợt đi ( có lúc ), mà táo bạo ( trèo lên thẳng) với tâm thế hết sức cô đơn (đỉnh núi trơ trọi). Tiếng kêu ấy thảng thốt biết bao làm cho cả bầu trời rùng mình, ớn lạnh. Phải chăng đây là khát vọng vươn tới cái cao cả, cái nằm ngoài giới hạn cuả con người ?Phải chăng đây cũng là ước mơ cháy bỏng hoà đồng với thiên nhiên, ngang tầm với vũ trụ? Dù sao thì hai câu thơ tự chắp cánh cho mình, một thời đã làm run lạnh cả bầu trời ấy, đến nay vẫn làm chúng ta giật mình ngơ ngác. Vì nó lớn lao quá mà rất đỗi thiết tha. Nó rất “con người”. ( tôi xin không có lời bình về cách hiểu này )

 

Cái hay cuả bài thơ này là gì ? là sự thể hiện tư tưởng Phật  hay ở hình tượng và  nghệ thuật thơ ?

 

 Có thể thấy rằng, cái hay cuả bài thơ thể hiện ở tính độc đáo trong cách diễn tả sự chứng ngộ Phật và ở hình tượng thơ mới lạ . Ở Thiền , sự chứng ngộ cuả mỗi Thiền sư là sự chứng ngô riêng , độc đáo và đột khởi , đốn ngộ. Không Lộ Thiền sư cũng chứng ngộ như thế: lên thẳng đỉnh núi cô độc, kêu dài một tiếng làm lạnh thái hư. Đó là ý nghiã tư tưởng . Ý nghiã nghệ thuật cuả hình tượng thơ lại đem đến cho người đọc những mỹ cảm khác .Đó là vẻ đẹp tâm hồn dung dị cuả nhà thơ hoà mình trong đời sống dân dã , đằm thắm trong cái tình quê suốt ngày vui không gì hơn. Hình ảnh nhà thơ có lúc đã từng  lên thẳng đỉnh núi cô độc, kêu một tiếng dài , âm vang làm lạnh thái hư. (Những người ở rừng ở núi thường dùng tiếng kêu dài , hú dài để gọi nhau) Có lẽ nhà thơ đã khám phá ra sức mạnh cuả chính mình trong thiên nhiên và trong thái hư (vũ trụ) . Bài thơ gợi ra hình ảnh một Thiền sư ở giưã cuộc sống, giưã thiên nhiên , vưà ung dung giản dị , vưà mạnh mẽ phi thường , vượt lên tất cả , hoà nhập tất cả ,tất cả tức một, một tức tất cả”.

 

2. Thieàn sö   Mugaku (14) là người sáng lập Thiền Tông Nhật Bản . Sư sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc , ngộ Thiền từ 12 tuổi . Năm 1275 quân Mông cổ tràn vào Trung Quốc . Mugaku lúc ấy đã xuất gia, di tản khỏi chùa . Một năm sau chiến sự lại tràn đến, sư ở lại chuà . Khi ấy  Mugaku đang tĩnh toạ tại chánh điện, quân Mông Cổ tràn vào. Chúng kề gươm vào cổ ngài mà uy hiếp . Ngài điềm nhiên đọc một bài kệ , quân Mông  Cổ hạ gươm rồi rút lui. Bài kệ như sau:

 

Gom toàn thể thế giới

Chẳng vừa một đầu gậy

Vạn pháp vốn là không

Vô thường và vô ngã

Lưỡi gươm bọn hung nô

Lấp loáng cắt xuân phong .

                      (Thiền sư   Mugaku)


Xin xem tiếp phần 2

Bùi Công Thuấn
Số lần đọc: 3965
Ngày đăng: 27.11.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiểu thuyết , Niềm đam mê vô tận của nhà văn và bạn đọc - Triệu Xuân
Cám ơn dịch giả của tôi : Yves Bonnefoy gửi Huỳnh Phan Anh - Yves Bonnefoy
Trường đại học của tôi (*) - Một tác phẩm thành công tiềm ẩn - Hồng Nhu
Nguyễn Du với Từ Hải trong Truyện Kiều - Đoàn Hữu Hậu
Triệu Xuân Lấp lánh tình đời - Hoài Anh
Đọc Chuyện tình một đêm: Người phụ nữ giữa dòng xoáy cuộc đời - Tường Vy
Sách văn học có cần PR? - Mễ Thành Thuận
Số Mạng sứ Mạng chữ trên mạng - Vũ Trọng Quang
Trần Thanh Địch và bốn anh em vượt tuyến - Nguyễn Quỳnh
Kỷ niệm 15 năm ngày mất của nhà thơ Quang Dũng (14/10/1988 – 14/10/2003) - Nguyễn Thành Nhân
Cùng một tác giả
Tiếng kèn sắc-xô (truyện ngắn)
Hạnh (truyện ngắn)
Về đâu hoa phượng (truyện ngắn)
Ở nơi băng tuyết (truyện ngắn)
Giải hạn (truyện ngắn)
Tiếng hát ru (truyện ngắn)