Mỗi miền quê điều có nét đặc trưng trong ngày Tết. Quê tôi cũng vậy. Khi thấy những cánh diều làm từ giấy tập học trò chao đảo bay trên cánh đồng xanh màu lá đậu non, người dân quê tôi ngầm hiểu: Tết sắp về ! Không ai bảo ai , nhà nhà đều bày trước sân những tràng mứt lớn.Phổ biến nhất là mứt gừng, mứt khế… các thứ mứt làm từ nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm.Và bọn trẻ con chúng tôi ngày thì hí hóay làm diều, mặt mày đỏ lơ đỏ lửng , chạy đến hụt hơi với những con diều chẳng khi nào chịu bay hết tầm dây; tối đến, lại nhẫm tính xem còn bao lâu nữa là đến Tết.
Hồi đó, nhà tôi cũng như nhiều nhà khác trong xóm , mới rằm tháng Chạp đã rục rịch chuẩn bị Tết. Mẹ tôi đi chợ mua mấy trái thơm thật to, lựa những lít nếp thật ngon , về ngâm với nước rồi xay thành bột, chuẩn bị làm bánh trôi nước đưa ông Táo về trời, làm bánh Ít cúng ông bà trong mấy ngày Tết.Còn bà nội tôi cùng các bà bạn già trong xóm mang liềm ra bờ kinh nổi, tìm những tàu lá dứa to tướng , lành lặn để khuya mồng Hai họ họp lại gói bánh tét chuẩn bị cho việc tết nhà cửa,trâu bò cùng cây cối trong vườn vào sáng mồng Bốn. Trong khi đó cánh đàn ông như ba tôi vừa dọn dẹp nhà cửa vừa canh tưới nước đậu để ba ngày tết họ thật sự rảnh rổi , không phải vướng bận chuyện đồng áng.Mà có lẻ vui nhất là bọn trẻ con chúng tôi. Còn gì tuyệt hơn những buổi trưa rủ nhau đi ăn vụng mứt. Đôi lúc bọn tôi bị người người lớn bắt gặp nhưng ai nỡ đánh đòn cơ chứ! Suy cho cùng mấy thứ đó người lớn sắm sửa cho bọn tôi đấy thôi.Thế nên ngày nay , xóm tôi mới có người mang biệt danh “ mứt gừng”. Đơn giản thế này, một lần đi học về , anh sà ngay vào tràng mứt gừng mẹ phơi trứơc sân. Tuổi thơ thiếu thốn, ham ăn lại khờ khạo, anh thay bữa cơm hôm ấy bằng những lát mứt gừng của mẹ. Cuối cùnganh bạn tôi ôm bụng khóc ròng vì không biết làm sao cho khỏi nóng. Thế là cái biệt danh “ mứt gừng” theo anh từ dạo đó.
Mấy năm trở lại đây, cuộc sống có nhiều thay đổi. Cánh đồng rộng quê tôi đến mùa vẫn xanh màu lá đậu non, nhưng tôi tìm mãi mà chẳng thấy bóng dáng một con diều giấy nào. Trẻ con bây giờ “ giàu” hơn bọn tôi ngày xưa. Chỉ cần một lần làm nư với mẹ là chúng có đến năm, bảy ngàn đồng mua mấy con diều dán sẵn, khỏi phải mất công ngồi từ ngày này qua ngày nọ như bọn tôi ngày xưa. Trẻ con bây giờ được nhiều nhưng cũng mất nhiều hơn. Những con diều xanh đỏ đủ màu đủ hình dạng kia chỉ cần một chút gió là bay tít trời xanh. Chúng đâu thể mang lại cho các em cảm giác háo hức,hồi hộp dễ thương khi những con diều còn nhiều khiếm khuyết được làm từ bàn tay thô sơ của lứ tuổi học trò chao đảo! Trẻ con bây giờ cũng không biết cái cùi thơm ngon, giòn đến mức nào, vì ai lại mua thơm ,nếp về xay bột khi mà những bịt bột lọc được bày sẵn ở các gian hàng tạp hóa.Có một ngày cận Tết về thăm quê, bởi cái cảm giác ăn vụng mứt nhà không ngon, tôi chạy sang nhà thằng bạn nhỏ ngày xưa, mới hay nó bận kiếm tiền trên thành phố , chiều ba mươi mới về. Còn trên bàn thờ nhà nó thì được bày la la liệt những hộp mứt người ta làm sẵn, chỉ cần chìa tiền ra là có. “ Cầu, dừa, đủ, xòai” đầy đủ cả mà tôi cảm giác thiếu thiếu một cái gì đó không dễ gọi thành tên. Lòng te tái buồn, tôi hỏi mẹ thằng bạn ra về. Ngang bờ kinh nổi , nghe những tàu dứa gió đưa xào xạc, tôi nhớ bà da diết. Từ ngày bà tôi không còn nữa, anh em tôi không biết tìm đâu những đòn bánh tét ngon đến vậy.
Tôi bây giờ ở một nơi xa . Những ngày cuối năm bộn bề bao công việc. Đêm nằm nghe đài phát thanh phát bài ca ngày Tết, lòng nhớ quê da diết. Nhớ con diều tuổi thơ bao mùa nằm nơi xó bếp. Nhớ dáng cha tảo tần , vật lộn với cái nắng ban trưa trên cánh đồng đậu phộng. Và cả mẹ tôi, hàng ngày biết bao là công việc nhưng cũng nhín chút thời gian làm vài lọai mứt để những trưa buồn anh em tôi có cái nhai chơi! Nhớ con cá chép quẫy đuôi đưa ông Táo về trời chiều Hăm ba Tết. Nhớ thằng tôi của ngày xưa lẻo đẻo theo bà ôm chồng lá dứa. Và còn gì nữa, Tết của ngày xưa ơi!