1. Chuồ/trường “Há Vớt” (Harvard University – USA)
Há Vớt! Phải chăng cái chuồ/trường đại học này jành cho bọn “há miệng chờ sung” và “há miệng mắc quai” hay “đỗ vớt” và “vớt vát”? Cũng có thể lắm, vì chuồ/trường này cũng đông bọn con ông cháu cha và những phần tử được ân sủng/ưu đãi/cài cắm.
Chuồ/trường được dựng từ tận năm 1636, jà nhất trong các đại học ở Huê Kỳ, thành viên của Thường xuân Hội (Ivy League). Há Vớt đã từ lâu đồng nghĩa với khát vọng đỉnh cao của nền đại học Mỹ. Tài chính của nó lên đến 35 tỉ USD vào năm 2007. Với 2.400 [đại] jáo sư nó đang đào tạo gần 20 ngàn chuồ/trường viên. Cái chuồ/trường này đã cho ra đời nhiều cái tên nổi/khét tiếng quả đất như: các tổng thống (TT) Mỹ John Adams, John Quincy Adams, Rutherford Hayes, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, John F. Kennedy; các phó TT Elbridge Gerry và Al Gore; các ngài Ban Ki-Moon Tổng thư kí Liên hợp quốc và Syngman Rhee TT Nam Hàn; Miguel de la Madrid, Felipe Calderón và Carlos Salinas de Gortari TT Mễ Tây Cơ; Eduardo Rodríguez TT Bolivia, Ellen Johnson-Sirleaf TT Liberia, Donald Tsang Toàn quyền Hương Cảng, Alvaro Uribe TT Colombia; rồi các thủ tướng khủng như: Benazir Bhutto của Pakistan, Tsakhiagiyn Elbegdorj của Mông Cổ, Lee Hsien Loong của Singapore, Fan Noli của Albania, Andreas Papandreou của Hy Lạp; các ông William Lyon Mackenzie King và Pierre Elliott Trudeau của Gia Nã Đại. Nó còn tạo dựng nên 18 Chánh án tối cao và 34 Thống đốc bang ở Mỹ. Trong danh sách các chuồ/trường viên ác liệt còn có: cố Hoàng tử Xiêm La Mahidol Adulyadej – người sinh hạ ra hai ông vua trong đó có đương kim (2008) Hoàng thượng Bhumibol Adulyadej hiện đang được coi là Thánh sống, Bộ trưởng tài chính Ấn Độ P. Chidambaram, nhà văn Caroline Kennedy Schlossberg – con gái của John F. Kennedy, Joseph P. Kennedy, Tỷ phú/Thị trưởng Nữu Ước Michael R. Bloomberg, Bộ trưởng môi trường Nam Dương Nabiel Makarim, Công nương Nhật Masako Owada, Chủ tịch thứ 9 của Ngân hàng Thế jới James Wolfensohn, rồi là đương kim Phó thủ tướng/Bộ trưởng giáo dục Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân… Đóng góp với văn chương & nghệ thuật, Há Vớt rèn jũa nên hơn dăm chục tên văn/thi xỉ, trong đó có những cái tên làm đau tai toàn nhân loại như triết gia Henry D. Thoreau và học giả Ralph W. Emerson; các thi nhân quái kiệt Wallace Stevens, T. S. Eliot, E. E. Cummings, Frank O’Hara; các văn xỉ Margaret Atwood, Norman Mailer, Susan Sontag, John Updike, nữ văn tặc gốc Ấn sinh năm 1987 Kaavya Viswanathan (khét tiếng với cuốn tiểu thuyết được copy & paste từ nhiều nguồn khác nhau How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild and Got a Life); tài tử Jack Lemmon; kiến trúc sư Philip Johnson; lãnh tụ dân quyền W. E. B. Du Bois; các bác khủng trong khoa học như James D. Watson, E. O. Wilson, Steven Pinker, Lisa Randall, Roy Glauber; nhà sử Niall Ferguson, các nhà kinh [tế] N. Gregory Mankiw, Robert Barro và Martin Feldstein… Tổng cộng đến nay nó cho ra 75 tên đoạt Nobel và nhiều tên đoạt Giải thưởng Văn học Mỹ (Pulitzer)… Nhưng kinh nhất vẫn là tên bỏ học phá ngang Bill Gates. Không biết gã này do ngu quá hay là bị stress nặng quá mà lại bỏ lỡ cái học vấn đỉnh cao loài người ấy nhỉ?
Chuồ/trường Há Vớt đã chui vào văn học với thiên diễm tình được cả thế jan đọc (tiểu thuyết) và xem (film) – Love Story của Erich Segal, rồi đủ các film như Stealing Harvard, Legally Blonde, The Firm, The Paper Chase, Good Will Hunting, With Honors, How High, Soul Man, và Harvard Man. Các con nghiện của phim Hàn thì ắt phải biết đến Chuyện tình Há Vớt. Nhân vật chính Robert Langdon của The Da Vinci Code ngồn ngộn ấn bản là một jáo sư Há Vớt. Trong Âm thanh và cuồng nộ ngài William Faulkner “Nobel đẳng” cũng cho gã Quentin Compson học ở Há Vớt…
Quí vị nghe có thấy khiếp không?
Khiếp! Nhưng cái này mới khủng: khoảng 40% chuồ/trường viên Há Vớt đã phải vào nhà thương điên (kiểu như trại Trâu Quỳ ở Hà Nội) vì sức ép quá lớn về mọi mặt: do đã vào được đây rồi mà bị đuổi thì vừa nhục vừa hết đường lên đỉnh vinh quang nên cứ phải cố mãi (“jà néo đứt dây” và “đứt cầu chì”), do bài vở nhiều và căng quá, đặc biệt là do gặp quá nhiều đại-sư-phụ nên bị hội chứng nhiễu loạn Chân lý, và tất yếu là xa rời Thiên lý.
2. Chuồ/trường “Lỗ Mỗ” (Lomonosov Moscow State University – Russia / Московский государственный университет имени М. В. Ломоносова)
Chuồ/trường đại học này ra lò từ 1755, vĩ đại nhất Đại/Tiểu/Bạch Nga La Tư.
Hơn 4.000 đại jáo sư ở đây đang luyện cho hơn 47.000 chuồ/trường viên (Jống ở đây tăng sản nhanh quá thể). Mỗi năm nhập hơn 2.000 chuồ/trường viên quốc tế từ khắp thế jan.
Khuôn viên chuồ/trường riêng tại đồi Liệt Ninh đã rộng hơn 1 triệu mét vuông, gồm cỡ 600 toà nhà cao tầng.
Các chuồ/trường viên Lỗ Mỗ oanh liệt:
– Thế kỷ XVIII có: triết ja N.N.Popovsky; các nhà toán V.K.Arshenevsky, M.I.Pankevitch; bác sỹ S.Z.Zybelin; nhà sinh P.D.Veniaminov; nhà lý P.I.Strakhov; và các cốp-lốp-xốp khác như là M.I.Afonin, N.E.Cherepanov, H.A.Chebotarev, N.N.Bantysh-Kamenetsky, A.A.Barsov, S. Khalfin, E.I.Kostrov, S.E.Desnitsky, I.A.Tretiakov, D.I. Fonvisin, M.M. Kheraskov, N.I. Novikov, V.I.Bazhenov, I.E.Starov.
– Đầu XIX: các triết ja V.S.Soloviev, V.V.Rozanov, anh em nhà Trubetskoi, S.N.Bulgakov, P.A.Florensky.
– Cuối XIX và đầu XX: các nhà toán N.D.Brashman, N.E.Zhukovsky, N.V.Bugaev, C.A.Chaplygin; các nhà lý và thiên văn A.G.Stoletov, F.A.Bredikhin, A.A.Belopolsky, N.A.Umov, P.N.Lebedev, P.K.Sternberg; các nhà hoá V.V.Markovnikov, V.F.Luginin, I.A.Kablukov, N.D.Zelinsky, các nhà sinh/địa K.F.Rulie, A.I.Filomafitsky, I.M.Setchenov, K.A.Timiriazev, A.N.Severtsov, M.A.Menzbir, A.N.Sabanin, D.N.Prianishnikov; các bác sỹ M.Ya.Mudrov, F.I.Inozemtsev, N.V.Sklifosovsky, G.A.Zakharin, A.A.Ostroumov, N.V.Filatov, F.F.Erisman, V.F.Snegirev; nhà nhân chủng D.N.Anutchin; các nhà địa chất G.Ye.Schurovsky, V.O.Kovalevsky, A.P.Pavlov; các nhà sử T.G.Granovsky, N.I.Nadezhdin, M.T.Kachenovsky, M.P.Pogodin, I.D.Belyev, S.M.Soloviev, V.O.Klyuchevsky, V.I.Gerie, N.A.Rozhkov, M.N.Pokrovsky, Yu.V.Gotie; các nhà ngữ N.S.Tikhonravov, F.I.Buslaev, N.I.Storozhenko, F.F.Fortunatov, F.Ye.Korsh, V.F.Miller, S.K.Shambinago, M.N.Speransky, M.M.Pokrovsky, V.N.Schepkin; các nhà luật B.N.Chicherin, K.D.Kavelin, M.M.Kovalevsky, P.I.Novgorodtsev; các nhà kinh I.K.Babst, A.I.Chuprov, I.I.Yanzhul; các nhà triết Ye.N. and C.N. Trubetskoi.
– Tk. XX: các nhà toán P.S.Alexandrov, V.V.Golubev, D.F.Yegorov, M.V.Keldysh, A.N.Kolmogorov, N.N.Luzin, I.G.Petrovsky, I.I.Privalov, V.V.Stepanov, O.Yu.Shmidt; các nhà lý V.K.Arkadiev, L.A.Artsimovitch, N.N.Bogoliubov, S.I.Vavilov, V.I.Vexler, A.A.Vlasov, P.L.Kapitsa, I.V.Kurchatov, L.D.Landau, G.S.Landsberg, Ya.B.Zeldovitch, A.S.Predvoditelev, D.V.Skobeltsin, I.E.Tamm, R.V.Khokhlov; các nhà hoá A.A.Balandin, I.V.Berezin, S.I.Volfkovitch, Ya.I.Gerasimov, B.A.Kazansky, V.A.Kargin, A.N.Nesmeyanov, A.V.Novoselova, P.I.Rebinder, N.N.Semenov, A.N.Frumkin, N.M.Emanuel; các nhà địa [lý] N.N.Baransky, A.A.Borzov, K.K.Markov, V.N.Sukachev, I.S.Schukin; các nhà địa [chất] A.D.Arkhangelsky, N.V.Belov, A.A.Bogdanov, A.P.Vinogradov, Yu.A.Orlov, M.M.Filatov, A.N.Belozersky, D.G.Vilensky, L.A.Zenkevitch, N.K.Koltsov, G.V.Nikolsky, A.I.Oparin, N.P.Remezov; các nhà sử A.V.Artsikhovsky, B.D.Grekov, A.A.Guber, N.M.Druzhinin, N.I.Konrad, M.V.Netchkina, A.M.Pankratova, S.D.Skazkin, M.N.Tikhomirov, L.V.Cherepnin; các nhà phê V.N.Lazarev, A.A.Fedorov-Davidov; các nhà ngữ D.D.Blagoi, S.M.Bondi, V.V.Vinogradov, N.K.Gudzi, R.M.Samarin, D.N.Ushakov; các nhà triết V.F.Asmus, V.P.Volgin, G.Ye.Glezerman, E.B.Ilienkov, B.M.Kedrov; các nhà luật M.N.Gernet, P.Ye.Orlovsky, A.N.Trainin, psychologists A.N.Leontiev, A.R.Luria, S.L.Rubinshtein; các nhà kinh L.Ya.Berri, A.Ya.Boyarsky, V.S.Nemchinov, K.V.Ostrovitianov, S.K.Tatur, N.A.Tsagolov và nhiều nữa.
“Chú gấu Bắc Cực” quả là mắn đẻ ra cái jống thông minh. Làm người đọc (và cả nhân loại) cứ rối tinh. Y học thế jới đã khẳng định rõ là tinh trùng được bảo quản và hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp có chất/số lượng vượt trội so với bọn nòng nọc nhiệt đới. Bà mẹ thiên nhiên biết quá rõ điều ấy nên luôn để cho bìu jái của mọi động vật có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt đến mấy độ xê. Không tin các vị cứ sờ thử mà xem, mát như tủ lạnh ấy.
Ôi “những đứa con của gấu mẹ vĩ đại”, chỉ cần một mẩu bánh mì và cút vodka (có thời là chai Lúa mới, cái áo cành mai hay cái quần bò “jeans Hà Trung”) là họ sẵn sàng hy sinh quên mình cho tổ quốc quang vinh.
Tuy nhiên, tôi tin chắc là chẳng có ai thần kinh bình thường lại bỏ thì jờ vàng ngọc của mình ra để đọc cái d/ranh sách dài jằng jặc kể trên làm jì, trừ những ai có mẹ đẻ xỏ nhầm jầy “cô-xư-ghin” (Nếu được chút hữu ích như vậy cho phụ nữ Việt Nam là tôi đã lấy làm sung sướng lắm khi gõ những dòng này). Cứ nghĩ đến các bác râu xồm lốp-xốp-lép-xép-đếc-đi-jép thì tôi lại nhớ đến câu thơ của một cao/cuồng sỹ:
Mênh mang một mảnh trời Nga
Núp trong râu tóc ngó ra cuộc đời
Thật đúng là chân dung của một chú gấu Bắc Cực vậy! Trông to lớn, hiền từ, tĩnh lặng, ung dung, điềm tĩnh nhưng cũng rất tàn bạo, khắc nghiệt, cứng rắn, thô lỗ. Quả là một chân mãnh thú.
3. Chuồ/trường “Óc Phọt” (University Of Oxford – UK)
Cái chuồ/trường đại học của Anh Kiết Lị này cổ nhất thế jan vì được xây từ năm 1096 (Ô, chưa nhất được đâu, Quốc Tử Jám ra đời trước đó chẵn 20 năm kia). Không biết các tên tuổi sau đây học xong có bị “phọt óc” hay không, nhưng quả thật họ đã làm nhân loại chúng sinh rức đầu lắm lắm:
Những cựu “chuồ/trường viên” sáng giá
25 thủ tướng Anh đã từng theo học tại Oxford (trong đó có William Gladstone, Herbert Asquith, Clement Attlee, Harold Wilson, Margaret Thatcher và Tony Blair). Ít nhất có 25 nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới cũng đã được đào tạo ở Oxford. Có thể kể đến Vua Harald V của Na Uy, Vua Abdullah II của Jordan, 3 thủ tướng Úc Đại Lợi (John Gorton, Malcolm Fraser và Bob Hawke), 2 thủ tướng Ấn Độ (Manmohan Singh và Indira Gandhi), Zulfiqar Ali Bhutto và Benazir Bhutto của Pakistan, Norman Washington Manley (Thủ tướng Jamaica), và Bill Clinton – Tổng thống Mỹ đầu tiên theo học ở Oxford. Nhà hoạt động dân chủ của Miến Điện đồng thời là chủ nhân của giải Nobel Hoà bình Aung San Suu Kyi đã từng là sinh viên tại St Hugh’s College thuộc Đại học Oxford. Cùng với bà Aung San Suu Kyi, 47 người được trao giải Nobel Hoà bình khác cũng đã từng học hoặc giảng dậy tại Oxford.
Trường này cũng đã đào tạo 12 thánh và 20 tổng giám mục của Nhà thờ Canterbury, kể cả đức Tổng giám mục hiện nay Rowan Williams. Ít nhất đã có 9 người từng học tại đây đã đoạt các huy chương trong các kỳ đại hội Olympic quốc tế, trong đó phải kể đến Ngài Matthew Pinsent 4 lần Huy chương vàng môn đua thuyền. Trung tá T. E. Lawrence (1888-1935, người được thế giới biết đến với tên gọi “Lawrence xứ Ả Rập”) đã từng là sinh viên tại Jesus College; cùng với nhà thám hiểm/nhà văn Ngài Walter Raleigh cho đến vua truyền thông Rupert Murdoch hay nhà sáng lập giáo phái Hội Giám lý John Wesley.
Các nhà văn nổi tiếng đã từng học ở đây có tên tuổi của Evelyn Waugh, Lewis Carroll, Aldous Huxley, Oscar Wilde, C.S. Lewis, J.R.R. Tolkien, Graham Greene, Phillip Pullman, Vikram Seth và Plum Sykes cùng với các nhà thơ danh tiếng Percy Bysshe Shelley, John Donne, A.E. Housman, W.H. Auden, Philip Larkin, Thomas Warton, James Pye, Robert Southey, Robert Bridges, Cecil Day-Lewis, Ngài John Betjeman và Andrew Motion.
Các nhà khoa học đương thời có Stephen Hawking, Richard Dawkins, Anthony James Leggett (đã từng được trao Nobel) và Tim Berners-Lee – đồng phát minh của World Wide Web.
Bên nghệ thuật có các diễn viên nổi tiếng Hugh Grant, Kate Beckinsale, Dudley Moore, Michael Palin và Terry Jones cùng với người từng đoạt giải Oscar Florian Henckel von Donnersmarck và nhà sản xuất phim Ken Loach…
Cái xứ sương mù tưởng âm u mà cũng hoá ra là sáng láng đấy chứ. “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất”, ha ha. Hay là vì cái xứ sở tối tăm mù mịt mỗi năm chỉ có vài ba ngày nắng nên bọn chúng mới tìm mọi cách để đi ra thế jới, để rồi thế kỷ XIX đã trở thành thế kỷ của Đế chế Anh khi mà bọn chúng chiếm đoạt đến 2/3 thế jan. Để rồi có được một cơ ngơi “mặt trời không bao jờ lặn trên Đế quốc Anh”. Còn đến thế kỷ XX rồi là XXI này cùng với sự thịnh vượng của Mỹ thì văn hoá và ngôn ngữ Anh đã bành trướng khắp quả đất mất rồi…
Bạn muốn có một cuộc đời tươi sáng ư? Vậy hãy tìm tới nơi u tối đi đã. Hãy cảm ơn bóng tối diệu kỳ! Đó chính là ĐỨC MẸ TỐI THƯỢNG của động lực, cơ hội, điều kiện, nguồn năng lượng, lương tri, tri thức, sức mạnh, mưu/sách lược… tốt nhất cho vạn vật. Xin cảm ơn những người đã đem lại cho ta bóng tối. LẠY BÓNG TỐI, NGÀI CÓ NHỮNG LỜI HẰNG SỐNG!
4. Chuồ/trường “Rên [Hừ Hừ]” (Yale University – USA)
Cái chuồ/trường nè được đóng từ năm 1701, jà thứ 3 ở Huê Kỳ, thành viên của Hội Thường xuân (Ivy League – hội của 8 cái chuồ/trường janh já nhất ở Mỹ) – ý là “jà rồi nhưng vẫn xanh tươi” đấy. Chuồ/trường nè sản xuất ra khớ nhiều tổng thống (TT) & phó TT Mẽo (William Howard Taft, John Calhoun, Gerald Ford, cả 2 vợ chồng nhà Bill Clinton, 2 cha con nhà Bush, rồi gã Dick Cheney chưa tốt nghiệp; các TT hụt như John Kerry, Howard Dean, Joe Lieberman hay các Chánh án tối cao…) và nguyên thủ khắp nơi (TT Karl Carstens của Đức, TT Philippines Jose P. Laurel, TT Mễ Tây Cơ Ernesto Zedillo, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tansu Çiller, Công chúa Thụy Điển Victoria…), cùng với 19 tên ăn giải Nô-ben[.], 18 gã ăn Phu-lịt-zờ và nhiều trăm nữa trong mọi lĩnh vực. Tài sản của chuồ/trường lên tới 22 tỉ rưỡi USD, lớn thứ nhì trong các đại học trên đại thế jới. Đại học Rên [Hừ Hừ] có 3.300 chuồ/trường nhân hiện đang đào tạo/bới cho 11.300 chuồ/trường viên, hi vọng sau này họ sẽ làm đảo lộn thế jan sau những năm tháng đằng đẵng ôn kinh nấu sử “rên hừ hừ” – điều mà ai cũng phải trải qua ở đây. Kẻ thù chẳng đội trời chung với nó tất nhiên là đại học Há Vớt. Bọn chúng nạnh nhau cả trong học thuật lẫn đua thuyền và bóng đá (kiểu Mẽo chứ không phải kiểu Ăng-lê).
Cái chuồ/trường Rên [Hừ Hừ] này đã chui vào văn học từ lâu. Ta có thể gặp nó trong các tác phẩm của Owen Johnson (Stover at Yale), Frank Merriwell, Brad O’Keefe, nhất là trong tiểu thuyết vĩ đại Gatsby vĩ đại và mấy truyện ngắn khác của F. Scott Fitzgerald… Đấy là chưa kể tới rất nhìu bộ “phưm” (film) và các chương trình TV khác.
“We are committed to the education of leaders” là lời khẳng định như đanh đóng kột của Chủ tịch chuồ/trường Rên [Hừ Hừ] Richard C. Levin (cái họ này của ngài thì ắt là một tên Do Thái rồi còn jì) trước đại thế jới của thế kỷ XXI. Đồng chí to mồm thía không biết, nhưng đ/c nên nhớ rằng ở Việt Nam cũng có trường đào tạo chủ tịch nước từ lâu roài, thời jan là 80 năm, học phí trả bằng máu/nước mắt và nhiều thứ học/hành/tiêu cực/ngu phí khác.
5. Chuồ/trường “Xoọc” (La Sorbonne – France)
Cái chuồ/trường này do ông Robert de Sorbon đẻ ra từ 1257. Sau năm 1970 nó được chia thành 13 cái đại học nhưng chỉ còn 3 cái còn mang tên “Xoọc”: Đại học Paris I: Panthéon-Sorbonne, Đại học Paris III: Sorbonne Nouvelle và Đại học Paris IV: Paris-Sorbonne.
Những đại nhân vật từng “Xoọc” gồm có:
- Alexander Alekhine, đại kiện tướng cờ vua
- Giáo hoàng Alexander
- Theo Angelopoulos, đạo diễn điện ảnh Hy Lạp
- Honoré de Balzac
- Joaquín Balaguer, Tổng thống CH Dominic
- Roland Barthes
- Simone de Beauvoir
- Giáo hoàng Benedict XVI
- Habib Bourguiba, Tổng thống đầu tiên của Tunisia
- John Calvin
- Adrienne Clarkson, Toàn quyền Canada
- Marie Sklodowska-Curie
- Pierre Curie
- Abimael Guzmán, lãnh tụ du kích quân Lông-ít
- Victor Hugo
- Vilayat Inayat Khan, lãnh tụ giáo phái Sufi/nhà văn
- Irène Joliot-Curie, giải Nobel Hoá học 1935
- Antoine-Laurent Lavoisier, cha đẻ của Hoá học hiện đại
- Claude Lévi-Strauss, cha đẻ của Cấu trúc luận
- Jean-François Lyotard, triết gia/lí luận văn học
- Norman Mailer, siêu sao văn đàn Mỹ 2 lần xơi Phu-lịt-zờ
- Mikhail Vasilievich Ostrogradsky, nhà toán học/cơ học và vật lý người Ukrainia
- Susan Sontag
- Pierre Trudeau, cựu Thủ tướng Canada
và nhiều đồng chí khác.
Ở đây cũng còn có dăm ba đồng chí Việt Nam đến học nữa, sau đây là những gương mặt điển hình:
i) Tạ Quang Bửu (23.7.1910 – 21.8.1986): jáo sư, nhà toán học; đã từng là Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ điển Wikipedia có ghi nhận những điều hết sức đặc biệt về ông:
Ông là một nhà khoa học uyên bác trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong khoa học tự nhiên mà cả trong các khoa học xã hội như lịch sử, cổ học. Về cổ học, ông đọc được Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử, Đạo đức kinh, Nam Hoa kinh... trong nguyên bản Hán ngữ. Về ngôn ngữ, ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, sử dụng được tiếng Đức, đọc hiểu tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng Latinh. Khi còn đi học, ông chỉ cốt sao thu nhận được nhiều kiến thức nhất chứ không quan tâm đến việc thi lấy bằng. Bên cạnh việc nghe giảng tại giảng đường đại học, ông dành phần lớn thời gian tự học tự cập nhật kiến thức. Khi làm bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông đã góp phần to lớn vào việc xây dựng nền đại học trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ này.
Ông là người tham gia sáng lập Hội Vật lý Việt Nam (năm 1966).
Dấu chân chuồ/trường Xoọc của ông cũng được xác nhận (tôi tô đậm):
Ông thi đỗ vào trường Centrale Paris năm 1930, theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các Đại học Paris, Đại học Bordeaux (Pháp) từ 1930 đến 1934 và được trường Bordeaux trao đổi sang Đại học Oxford (Anh) trong một thời gian ngắn. Tại đây ông học thêm vật lý lượng tử.
Nghe đồn hồi đi học bên Pháp gia đình sốt ruột quá vì thấy cậu ấm nhà mình đi học mãi mà chả mang cái bằng cấp chứng chỉ nào về nên tỏ ý thúc ép, thế là ông tham gia vào một khoá học bơi lội và đem cái chứng chỉ của lớp học bơi đó về trình cho gia đình (Sau này ông còn đem những kiến thức về bơi sải học bên Pháp về dậy cho học sinh ở nhà). Thật đúng là một bố đồ gàn hổng jống ai. Chỉ có điều lịch sử các nước trên thế jới và Việt Nam lại thường được những bác gàn dựng nên/phát triển thì phải, đều là mấy ông lông bông học hành jang dở bỏ-học-jữa-chừng, kiểu như: Út Thành, Năm Thận, Ba Nhuận, Sáu Búa, Sáu Dân, Ba Dũng, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai (người từng nói “Nếu Trung Quốc đang biến mất, thì học để làm gì?”), Đặng Tiểu Bình, V. I. Lenin, I. V. Stalin, George Washington, Bill Gates…
Lại nghe đồn hồi học chuồ/trường Xoọc [ti] cậu ấm Bửu (vốn dân đồ Nghệ quê ở Nam Đàn) đã bị/được các ông đồ đặt cho câu ví:
Thằng trẻ con học Xoọc-bon
Cái jì cũng có (học), cái lòn thì không!
Thật là ngông!
ii) Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ; 1913–1997) là một kỹ sư quân sự, một nhà khoa học lớn, cũng như một nhà quản lý khoa học kỹ thuật cấp cao, cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Đây là vết chân của ông tại chuồ/trường Xoọc (in đậm):
Năm 1935 ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.
Sau đó vào năm 1946 ông theo Hồ Chí Minh về nước tổ chức sản xuất vũ khí tại chiến khu Việt Bắc, rồi ông làm Cục trưởng Cục quân giới. Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, Phó chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước, Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ công thương, Chủ tịch đầu tiên Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá II, III. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1948. Ông được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lao động. Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Cuộc đời ông đầy rẫy những chức tước vinh quang đấy chứ. Cái tên Trần Đại Nghĩa cũng là do Hồ Chí Minh đặt. Đang là Quang Lễ chuyển thành Đại Nghĩa, ý tứ hay thật. Theo “lẽ Trời” trong Đạo Đức Kinh thì: mất Đạo mới có Đức, mất Đức mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa, mất Nghĩa mới có Lễ; mà Lễ thì “chỉ là cái vỏ mỏng của Đạo Đức” vậy. Nhờ đi theo Tây học hành nên nổi mà ông đã bỏ cái vỏ mỏng mà theo đòi được cái lớn lao hơn.
Cùng học ở chuồ/trường Xoọc hoặc ở Pháp còn có những cái tên khét mùi hào bá suốt bao năm qua ở Việt Nam: Phạm Duy Khiêm (Thạc sỹ ngữ pháp & Tiến sỹ danh dự ĐH Toulouse), Phạm Huy Thông (Tiến sỹ luật, Tiến sỹ văn & Thạc sỹ sử - địa), Trần Trọng Kim (tốt nghiệp thương mại & sư phạm), Trần Đức Thảo (Thạc sỹ triết), Nguyễn Khắc Viện (Bác sỹ), Lê Văn Thiêm (2 bằng Tiến sỹ toán ở Đức & Pháp), Hoàng Xuân Hãn (Thạc sỹ toán), Hoàng Xuân Sính (Tiến sỹ III toán học)… Xin cảm ơn!
6. Đại học Quốc Tử Jám (Việt Nam)
Đại học Quốc Tử Jám (Việt Nam) có thể nói là cổ nhất thế jan, ra đời vào 1076 dưới triều Lý Nhân Tông (Tuy nhiên, cái quốc tử giám đầu tiên lại ra đời bên Tầu sau đời nhà Tùy [581 – 618]. Mỗi triều đại sau đó đều lập quốc tử giám tại kinh đô của mình – Trường An, Lạc Dương, Khai Phong, Nam Kinh. Kể từ thời nhà Minh thì có tới hai quốc tử giám: một ở Nam Kinh và một ở Bắc Kinh).
Đại học Quốc Tử Jám (Việt Nam) đã đẻ ra biết bao nhiêu hiền jả và tiến sỹ cho Nam Việt. Đại học này luôn có bia đá ghi lại hành tích công trạng của từng vị tiến sỹ, những tấm bia này lại đặt trên lưng rùa. Sau tập tục này không còn, lí do nghe nói là do rùa đã bị tuyệt chủng ở xứ này, chỉ còn ba ba mà thôi. Nghe đồn khi TT Mỹ Clinton và sau đó là TT Nga Putin đến đây cả hai ngài đều vừa xoa đầu mấy con vật vừa nói đại ý rằng: Sao cái trường đại học này nuôi nhiều 33 quá vậy? Đến đất nước của các bạn ở đâu tôi cũng gặp 33, từ trung ương đến địa phương, từ trong nhà ra ngoài đường, từ người (anh 3 Tổng bí thư, chú 3 Thủ tướng, bác 3 Phi, thằng 3 trợn, con 3 gai, bà 3 bị, lão 3 hoa, ông 3 trời, mụ 3 lăng nhăng…) đến vật (con 33, bia 33, con đề 33, 3 cái lăng nhăng nó hại ta, lò vi 3, cá 3 sa, áo 3`3…). Bia 33 cũng đã được xuất khẩu cả sang nước tôi rồi đó, uống rất được. Thật là một dân tộc độc đáo với con 33. Tôi yêu 33, tôi yêu Việt Nam! (Không biết các vị ấy có yêu thật không vì các nguyên thủ phương Tây ông nào cũng có khả năng ngoại jao/thớt phi thường, lại có một lũ bộ hạ hết sức mẫn cán và “cụ tỉ”).
Chính từ đại học này nhiều ý niệm/thuật ngữ xuất hiện để được sử dụng trong bài này. Các bậc hiền nhân nước Việt tốt nghiệp Đại học Quốc Tử Jám (Việt Nam) có nhiều quan niệm vô cùng độc sáng về học thuật và thế jới. Sau đây là những quan niệm của họ hiện vẫn còn lưu truyền trong “dân jan” mà tôi xin được copy lại đây:
Về các chuồ/trường Há Vớt, Óc Phọt, Lỗ Mỗ, Rên, Xoọc…: thực ra mấy cái chuồ/trường người đó chỉ đơn thuần đào tạo ra những con người làm việc hiệu quả (tức là những worker đơn thuần, có xu hướng thành người máy) chứ không thấy họ đào tạo ra con người (human being) đúng nghĩa. Những khối lượng kiến thức to đùng ngã ngửa của Há Vớt hay Óc Phọt hay jì jì đó thì cũng chỉ trao cho các chuồ/trường viên kiến thức cao nhất của quá khứ chứ nào đã cho họ chìa khoá của tương lai. Vì tương lai là cái không ai dậy ai được, và thực chất con người là jống bất khả jáo. Để nắm bắt tương lai con người chỉ có thể học hỏi từ thiên/tự nhiên bằng cách sống hoà mình với nó (kiểu như chính sách “3 cùng” một thời được thực hiện tại VN). Có như vậy bản năng và trực giác (những nhân tố gốc cốt tử nhất của mọi sinh thể) của con người mới được khai triển. Vì thế những đại học kinh khủng kia của Tây phương thông qua việc đề cao giáo dục phổ cập và phát triển lý trí thì chỉ có thể làm thui chột bản năng và trực giác cao quý một cách khủng khiếp mà thôi. Kết quả là xã hội bọn chúng toàn một lũ căng thẳng thần kinh, cứng nhắc, hung hăng, cưỡng đoạt, vô nhân tính/tình… Cái này thì Lão Tử đã dậy rồi: vật sống thì mềm, vật chết thì cứng. Trang Tử cũng dậy: bể học mênh mông mà đời người có hạn, lấy cái hữu hạn đuổi theo cái vô hạn, nguy thay!
Ôi thôi! Tưởng rằng là jống người văn minh thơm tho chứ thực ra chúng nó là nòi lục súc (cho nên chúng trọng súc vật hơn người, chó cắn người thì không sao chứ người cắn chó thì đi tù) rất hôi.
Các cụ An Nam cũng như phương Đông xưa kia thường chỉ có phán mà không thèm chứng minh/jải thích jì cho nên tôi cũng không biết nhận định trên đây có đúng hay không, vậy jám xin quý vị tự suy xét jùm.
7. Đại học “R”
“R” đây phải chăng là “thầy bói rờ voi” (để làm được thầy bói thì cũng phải qua học hành này nọ và có khiếu) hay “rờ như sẩm”, tức là được hiểu theo nghĩa “sờ”. Hay là vừa rờ vừa làm, vừa làm vừa rờ? Sai sửa, sửa sai, sai lại sửa?
Hay còn là rờ hồn, rờ rẫm, rờ rỡ…?
Đây là một đại học có tên đầy đủ là Đại học chuỗi/xích “R” (Chain University Of “R”) – một hệ thống đại học cao siêu vượt ngưỡng hiểu biết của những kẻ tầm thường/bậy. Một số địa chỉ các campus của nó có thể nói lên điều jì chăng: Bastille, Siberia, Robben, Diên An, Jang Tây, Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo, Chiến khu VB/D, Trường Sơn, Chiến trường C/B, R.
Đặc điểm của những ai đã kinh qua bất cứ đại học nào trong Chain University Of “R” là họ thường thành công phi thường, vượt trội hơn hẳn những người học ở tất cả các trường kinh viện khác như Há Vớt, Lỗ Mỗ, Óc Phọt, Rên, Xoọc, Quốc Tử Jám... Xin được dẫn ra mấy ví dụ về những tấm gương điển hình nhất mà hiện hồ sơ vẫn đang được lưu jữ tại các Phòng Danh dự (Hall Of Fame) của Đại học “R”:
i) V. I. Lenin (mặc dù không có con và chết vì bệnh jang mai) đã thành công rực rỡ hơn quá nhiều so với những người “học hành tử tế” (mà ông đã “đàn áp”) như G. V. Plekhanov hay L. D. Trotsky… Ông đã khai sáng nên một quốc ja cực mới vô cùng “ưu việt, triệu lần dân chủ hơn và là thiên đường trên mặt đất”; một mình một con đường “cách mạng chuyên chính vô sản”. Được tôn vinh là “lãnh tụ vĩ đại của jai cấp vô sản” (mặc dù ông xuất thân trong ja đình trí thức tư sản, đúng là phản… vi kỳ cách).
ii) I. V. Stalin (con một ông đóng jầy, phải chăng có họ hàng với Lưu Bị đời Hậu Hán?) nhờ 7 lần đi “học” đại học Siberia và 5 lần “trốn học” mà có được bản lĩnh rắn như thép. Ông đã vượt mặt các đồng chí S. M. Kirov, G. Y. Zinoviev, L. B. Kamenev, Nguyên soái M. N. Tukhachevsky, N. I. Bukharin… vì tất cả các bậc “trí thức” ấy đều đã bị thịt trong cuộc Đại thanh trừng (20-40 triệu người đã bị I. V. Stalin và bộ máy thanh trừng giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù thời Xô-viết trước đây. Những người bị thảm sát đã được Tổng thống Nga Putin cho rằng: “Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó.”). Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ.
(Hai đồng chí làm nên Liên bang Xô-viết ông Lenin thì VI còn ông Stalin thì IV là có ý gì? Mới nhìn thì có vẻ chống đối/ngược/nghịch nhau nhưng kỳ thực hai bố đã cùng đem đất nước ra mà ăn chia “tứ – lục” (4 – 6), đâu còn phần cho ai nữa. Đúng là Trời đặt tên!!)
iv) Nelson Mandela là tổng thống Cộng hoà Nam Phi đầu tiên đắc cử trong một cuộc bầu cử dân chủ đại nghị. Trước khi là tổng thống, ông là một nhà hoạt động chống nạn phân biệt chủng tộc xuất chúng và là lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Ông bị kết án tù chung thân. Ông có thể là người học đại học “R” kỹ nhất hành tinh, những 27 năm tại đảo Robben. Với thâm niên kì cựu về chống phân biệt chủng tộc Mandela đã trở thành biểu tượng văn hoá của tự do và bình đẳng, có thể so với Mahatma Gandhi. Sau khi “tốt nghiệp” vào năm 1990 ông có bước ngoặt khi chuyển sang chính sách hoà jải và thương lượng, thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền dân chủ đa chủng tộc tại Nam Phi. Chính ông đã khai tử chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid mà vẫn nhận được sự ca ngợi kể cả từ những người da trắng và đối lập Nam Phi, để rồi được bầu làm tổng thống. Mandela đã nhận được hơn 100 jải thưởng mà đáng kể nhất là Nobel Hoà bình 1993, Nữ hoàng Anh trao ông 2 Huân chương, tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do, ông là người đầu tiên còn sống được phong công dân danh dự của Canada và cũng được trao huân chương cao quý nhất của Canada, rồi Giải thưởng Bharat Ratna của Ấn Độ và Giải thưởng Hoà bình Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ. Xin hãy nghiêng mình trước quá nhiều những danh dự làm rung động trái tim toàn cầu của người học đại học “R” lâu nhất. Muốn có danh dự ấy chắc là bạn phải chống một cái jì đấy đến cùng và “đi học” như ông ấy thôi.
13.1.2008
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Đại_Nghĩa