Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.268
123.160.053
 
Nhân ngày giỗ của nhà thơ Nguyễn Khuyến:Thành phố Hồ chí Minh nên trả lại tên đường cho nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ
Nguyễn Mộng Giao

  Sài gòn xưa có một khu vực rất đẹp bây giờ thuộc  quận 3.Để tôn vinh nét thơ mộng đó,người xưa đã lấy tên của các văn nhân nổi tiếng đặt cho các con đường ở đây:Tú Xương,Yên Đổ,Bà Huyện Thanh Quan,Ngô Thời Nhậm ….

 

Rất tiếc sau giải phóng,không hiểu sao,người ta đã bỏ tên đường Yên đổ để thay vào tên Lý Chính Thắng.

 

Việc làm này làm những người có văn hóa  bàng hoàng ngơ ngác.Nhưng vào thời đó  chẳng ai dám nói  chỉ thì thào bàn tán mà thôi.

 

Có người bảo: Các vị thông thái trong ủy ban đặt tên đường của thành phố chẳng biết Yên đổ là ai nên đã quyết định xóa tên con đường này .Tôi nghĩ lẽ nào lại đến thế,bà bán rau ngoài trợ Tân định cũng thừa biết Yên Đổ là bút hiệu của nhà thơ lừng danh Nguyễn Khuyến, một danh nhân văn hóa , một người đã có thời được xem là tiêu biểu cho sỹ lâm nước nhà. Những đóng góp của ông cho thi ca,cho nhân cách làm người thì dù là kẻ ít học đến đâu ,dù theo xu hướng chính trị nào cũng cũng không phủ nhận được.

 

Tôi đã đi dọc đường Yên Đổ hỏi nhiều người từ già tới trẻ  xem Lý Chính Thắng,tên con đường mà họ đang sinh sống là ai.Không ai trả lời được.

 

Một thanh niên bảo tôi Ông này chắc là công thần đời Lý,một vị trung niên khác lại bảo ông này là nhà thơ bên Tàu,chắc là cùng thời với Lý bạch chẳng hạn….

 

Nhưng ai cũng biết con đường của họ trước đây mang tên một văn nhân nỗi tiếng:Yên Đổ -Nguyễn Khuyến.

 

Cũng mãi gần đây tôi mới được một nhà nghiên cứu lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ chí Minh cho biết: Lý Chính Thắng là một người Cộng sản  hoạt động ở Sài gòn và đã hy sinh.

 

Việc chính quyền cộng sản vinh danh một người cộng sản là chụyên bình thường.

Nhưng vì sao phải đổi tên đường  Yên Đổ thành Lý Chính Thắng ? là câu hỏi không trả lời được.bởi trong khi thành phố có nhiều đường mang tên Trương Định,rồi Trương công Định ,nhiều đường mang tên Cô Bắc,cô Giang,nhiều đường Phạm ngũ Lão,Hoàng Diệu….Sao chẳng lấy một trong những con đường ấy đặt tên Lý Chính Thắng,vừa tiện lợi,vừa đỡ trùng lắp vừa làm đẹp chính bản thân Lý Chính Thắng ,vì ông không phải là văn nhân mà lại bắt ông ở chung với mấy ông nhà thơ sao đặng?

 

Đặt tên có ý nghĩa  cho các con đường sẽ làm đẹp thêm cho thành phố,nó thể hiện trình đô văn minh của chính những người đặt tên đường và của cà thành phố.

 

Đã đến lúc của Sêza phải trả lại Sêza- như người ta thường nói,thành phố nên trả lại tên đường cho cụ Nguyễn Khuyến,nghĩa là đổi tên đường Lý Chính Thắng thành đường Nguyễn Khuyến hoặc đường Yên đổ như người xưa đã làm.

 

Làm  việc đó, sẽ  thuận với lòng người hợp với cảnh sắc ,thành phố sẽ giữ được nét đẹp văn hóa của ngày xưa.Nó còn chứng tỏ những nhà lãnh đạo hịên nay là thực sự cầu thị,đổi mới và có bản lĩnh.

 

(Bài này đã in trên báo Người Hanoi số Tân niên)

Nguyễn Mộng Giao
Số lần đọc: 3422
Ngày đăng: 26.03.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cơm nhà và tù và hàng tổng - Lê Xuân Quang
Gặp sầu nữ Bạch Lan - Võ Quê
ẤN BẢN CỦA VỈA HÈ : 13 bài thơ đẹp của tháng ba, thơ Trần Hữu Dũng. Ấn bản của Vĩa Hè. Xuất bản – trình bày: Nguyễn Đình Bổn. In lần thứ nhất tại Sài Gòn – 2008. - Võ Quê
Nỗi lòng người nghèo - Nguyễn Nguyên An
Trần Dần – thơ : Ngôn ngữ : Hai cách nhìn và hai cách giải quyết. - Nhiều Tác Giả
Cô đơn trên mạng - Lưu Quang Minh
Xưa thật là xưa - Vũ Trà My
Nơi gần với bầu trời - Đinh Thị Như Thuý
Hương vị Huế qua thơ ca - Tiểu Kiều
Nợ ...miệng ! - Trần Huy Thuận