Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.142
123.162.580
 
Sau chiến tranh
Hồ Ngạc Ngữ

Giáo sư B. trở lại Việt Nam dễ chừng đã ba mươi năm sau chiến tranh. Nhưng lần này ông đến đất nước này với tư cách là một khách du lịch, không phải là một kẻ thù địch như trước đây. Ông muốn tìm lại một cô gái đã cứu mạng ông trong một cái làng nhỏ ở miền Trung, khi ông bị thương ở bả vai và bị thất lạc sau một cuộc hành quân lớn. Cô gái đã băng bó cho ông, đã chỉ đường cho ông về nơi an toàn. Chính hành động nhân đạo ấy, đã giúp ông thay đổi cái nhìn về đất nước của cô gái...

 

Thành phố lớn sau ba mươi năm đă thay đổi bề bộn khiến ông không c̣n nhận ra những khung cảnh quen thuộc trước đây. Xe cộ và con người đông đúc, những con đường gần như quá tải, phố xá được xây dựng theo nhiều kiểu dáng kiến trúc khác nhau, tất cả đang háo hức, hiếu động, lao về phía trước, muốn xóa đi những vết tích cũ.

 

Giáo sư B. đến ở một khách sạn lớn ngay trung tâm thành phố, theo lời giới thiệu của những người bạn đă sang trước. Họ nói, ở đây an toàn và hợp vệ sinh, nhân viên khả ái và lịch sự, giá cả lại phải chăng.

 

An toàn là tiêu chuẩn được giáo sư B. đặt lên hàng đầu. Sau nạn khủng bố xảy ra nhiều nơi trên thế giới, ông ngại đến đất nước có những người thù hận quá khích, những quốc gia dân tộc cực đoan, những kẻ lănh đạo sẵn sàng lấy máu rửa máu. Ông yêu Việt Nam v́ đây là một dân tộc yêu chuộng ḥa b́nh, sau gần nửa thế kỷ đă bị ch́m đắm trong chiến tranh.

 

Ở thành phố vài hôm, thăm viếng những nơi cần thiết để hỏi thăm tin tức và xin giấy phép, Giáo sư B. thuê một chiếc xe hơi nhỏ loại bốn chỗ ngồi, có tài xế riêng là một thanh niên rành tiếng Anh và một vệ sĩ là một cô gái giỏi vơ Judo, cùng đi với ông đến một ngôi làng nhỏ ở tận miền Trung, nơi trước đây ông đă được cô gái cứu mạng.

 

Cô gái ấy không cho ông biết tên, nhưng gương mặt của cô có một đặc điểm ông vẫn nhớ: Một nốt ruồi son nằm giữa hai lông mày, như của một cô gái Ấn Độ. Sau này, nh́n những người phụ nữ Ấn Độ, ông đều có cảm t́nh, nhờ cái chấm son nằm giữa hai lông mày trên gương mặt đầy sức sống của họ.

 

"Tôi chỉ còn nhớ tên làng, tên thành phố, nhưng không biết tên cô ấy. Có gì các bạn hỏi thăm giùm một người phụ nữ có nhan sắc trung b́nh có nốt ruồi son giữa đôi lông mày". Giáo sư B. nói bằng tiếng Anh với người tài xế kiêm thông dịch. Anh ta mỉm cười, gật đầu.

 

Gần tối, họ đến một thành phố nhỏ ven biển. Ánh đèn chài lung linh tỏa sáng như hội hoa đăng trên biển làm ḷng giáo sư B. ấm lại. Ông bảo tài xế đưa đến một quán ăn ven biển. Ông thèm món tôm hùm luộc đă lâu, hôm nay phải ăn một bữa cho đă.

 

Quán ăn làm theo mô hình một con tàu sắp ra khơi. Người thiết kế đă khéo léo giúp cho thực khách ngồi ở bàn ăn vừa ngắm cảnh biển, vừa ngắm những sinh vật biển đang bơi lội trong những ô kính.

 

Những nữ tiếp viên mặc áo trắng, váy xanh lục mang khăn lạnh và thực đơn đến. Giáo sư B. gọi một chai rượu nhẹ và món tôm hùm hấp. Cô vệ sĩ chọn món thịt ḅ bíp tết. Người tài xế chọn một cái lẩu cá mú. Cả ba đang đói nên họ ăn rất ngon miệng.

 

Giáo sư B. gọi thêm một con tôm hùm nhỏ và một chai rượu mạnh. Với ông, đây là một bữa tiệc đáng nhớ, kỷ niệm ngày trở lại chốn cũ. Từ lâu, ông đă muốn xóa đi trong đầu những kư ức về chiến tranh, nhưng hôm nay, chúng vẫn như những bọt bóng nước, từ từ nổi lên, trỗi dậy.

 

Đêm ấy, tại một khách sạn yên tĩnh, giáo sư B. đă nằm mơ một giấc mơ về những năm tháng đă xa.

 

Ông đang cầm súng cùng đồng đội hành quân qua một ngôi làng đă tan tác vì bom đạn. Lửa đă thiêu rụi những căn nhà mái lá, chỉ còn trơ vơ những cây cột khẳng khiu đang cháy sém.

 

Dân làng chết nhiều sau những đợt dội bom. Những xác chết còn ôm lấy nhau. Những thi thể bầm dập, không còn nguyên vẹn...

 

Ông cảm thấy lợm mửa, nhưng đồng đội ông lại cười.

 

Bỗng thi thể những người đă chết lại cục cựa, trỗi dậy. Những đứa trẻ con mặt đầy máu, khóc ré lên. Những người đàn bà ngực đă bị băm nát vì mảnh bom, chỉ những ngón tay cụt vào ông đổi mạng.

 

Ông hoảng hốt nhìn quanh. Đồng đội của ông đă biến đi đâu mất. Ông vứt súng bỏ chạy khi những đứa trẻ con và những người đàn bà sắp thành hàng dài rượt đuổi theo ông.

 

Ông la ú ớ cầu cứu. Một lát, nghe ai gọi tên ông và lay mạnh vai nên ông tỉnh dậy.

"Họ đến đòi mạng!", Giáo sư B. nói khi trông thấy gương mặt của cô vệ sĩ đang túc trực cạnh giường ông.

"Vậy mà tôi tưởng... ông không sao chứ?", cô vệ sĩ lo lắng hỏi.

"Không sao, cảm ơn cô. Chỉ là một cơn ác mộng!".

"Có lẽ do ông đi đường xa nên bị mệt mỏi", cô vệ sĩ nói tiếng Anh giọng khá chuẩn.

"Tôi không ngủ được nữa. Cô về pḥng thay đồ. Có lẽ chúng ta nên đi dạo một lát". Giáo sư B. ngồi dậy, uể oải nói.

 

Cô vệ sĩ sang pḥng ḿnh bằng cánh cửa thông qua giữa hai gian pḥng. Khi năy, nghe tiếng giáo sư B. la ú ớ, cô vệ sĩ đă sang pḥng ông bằng cánh cửa đó. Giáo sư B. đă kư hợp đồng với công ty L.H. thuê cô bảo vệ ông cho đến khi hoàn tất chuyến đi. Ông muốn đề pḥng những rủi ro bất trắc và nhất là không muốn ai hiểu lầm mục đích chuyến đi t́m ân nhân của ông. Với ông, an toàn là tiêu chuẩn được ông đặt lên hàng đầu.

 

Họ rời khỏi khách sạn, thả bộ theo con đường dọc bờ biển. Giáo sư B. đi thong thả, hít đầy lồng ngực cái hương vị biển đậm đà trong gió. Thành phố vẫn c̣n nhiều người thức muộn dưới những ngọn đèn cao áp. Một người đàn ông cụt một cánh tay đẩy chiếc xe bán phở rong nghi ngút khói và hương thơm theo sau một chú bé gơ nhịp sanh lốc cốc. Một người xẩm tung chùm xu xập xèo mời gọi tẩm quất. Mấy người phu xích lô đang ngái ngủ chợt giật ḿnh chồm dậy. Một người đàn ông say rượu vừa đi vừa hát trên đường, "thôi về đi, đường trần đâu có ǵ"...(*), mang âm điệu của một thời buồn bă. Giáo sư B. hỏi cô vệ sĩ đang đi bên cạnh: "Ở đất nước cô, muốn cầu cho những vong hồn được siêu thoát, người ta nên làm ǵ?".

 

Cô vệ sĩ trả lời người đàn ông nước ngoài đang cần cô bảo vệ: "Có lẽ nên chấm dứt ḷng thù hận và ǵn giữ sự thanh b́nh".

 

Ngôi làng giáo sư B. cần đến phải gần trưa mới t́m được. Đó là một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng cạnh chân núi, phía trước là những dăy đồi chạy thoai thoải mọc hoang dại những khóm cây rừng. Dân cư thưa thớt, lụp xụp những mái lá nằm rải rác dưới bóng cây và thỉnh thoảng bắt gặp những mái tôn lấp lóa ánh nắng. Một vài ô ruộng thiếu nước, cây lúa đă trở nên vàng úa.

 

"Dân ở đây c̣n nghèo quá! Có lẽ, phần đông họ đă bỏ về thành phố để sinh sống", người tài xế đưa ra một nhận xét bâng quơ nhưng không có ai phản ứng. Ánh nắng gay gắt đă làm giáo sư B. cảm thấy mệt mỏi. Ông không quen với khí hậu nhiệt đới nên mồ hôi vă ra như tắm.

 

Họ t́m đến trụ sở thôn nhưng chỉ bắt gặp một gian nhà tranh nứa trống hoác, trong đó đặt hai cái bàn xiêu vẹo chỏng chơ. Giáo sư B. bảo người tài xế đậu xe chờ ở trụ sở, ông và cô vệ sĩ đi bộ vào làng.

 

Thấy có một bà già ngồi trước cửa một ngôi nhà tranh vách đất nên giáo sư B. bảo cô vệ sĩ vào hỏi thăm. Nhưng bà già h́nh như đă lẫn, luôn lắc đầu trước những câu hỏi.

 

Đi sâu vào chân núi, họ gặp một cậu bé đang thả ḅ. Cô vệ sĩ hỏi: "Người lớn trong làng đi đâu mà vắng hết vậy em?"

 

Cậu bé nh́n hai người lạ, một ông già to lớn, da dẻ đỏ tía như da con gà ṇi, một bà nhỏ con nhưng xinh đẹp, cậu bé cảm thấy sợ hăi nên lí nhí trả lời: "Nẫu lên núi đào bom đem về bán đổi gạo. Làng tui sống bằng nghề đào bom đạn. Giờ này ít có người lớn ở nhà".

 

Giáo sư B. cảm thấy một luồng điện lạnh chạy dọc theo sống lưng khi ông nghe dịch lại. Không ngờ sau mấy mươi năm, số bom đạn mà quân đội nước ông đă thả trong chiến tranh, giờ này vẫn tồn tại.

 

Giáo sư B. hỏi, nhờ cô vệ sĩ dịch lại cho cậu bé nghe: "Em có biết ở trong làng này có bà nào có mụt ruồi son giữa lông mày? Bà đó chắc đă gần sáu mươi tuổi...".

 

Cậu bé nhịp nhịp cái roi chăn ḅ, nheo mắt như cố nhớ lại, bỗng chỉ vào người đàn ông, hỏi: "Ông này là...đế quốc Mỹ?"

 

Cô vệ sĩ bật cười, giải thích cho cậu bé: "Không phải là đế quốc Mỹ, nhưng là một người bạn Mỹ. Ông ấy tới đây để t́m người đàn bà đă cứu mạng ông trong chiến tranh. Người đàn bà có mụt ruồi son ở chính giữa chỗ này, em có biết không?".

 

Cậu bé cười: "Cứ đến chùa hỏi. H́nh như sư bà ở đó có mụt ruồi son trên mặt. Đi phía này!".

 

Cô vệ sĩ dịch lại vắn tắt cho Giáo sư B. nghe. Ông cho tiền nhưng cậu bé không nhận.

 

Khi họ t́m đường leo lên đến nơi, mới biết ngôi chùa nằm trong hang đá. Phía trước cửa hang có che một cái cḥi lá, đặt một bộ bàn ghế bằng cây rừng và một lu nước trong, trên lu có gác một cái gáo dừa tra cán, dành cho khách đến viếng chùa giải khát.

 

Giáo sư B. mở chai nước khoáng mang theo uồng ừng ực. Cô vệ sĩ lấy gáo dừa múc nước rửa mặt. Với cô, đây là một chuyến đi vất vả nhưng nhờ thế cô biết thêm đất nước ḿnh có những làng quê c̣n quá nghèo khổ.

 

Một ni cô c̣n trẻ có gương mặt cháy sém một bên từ trong hang đá đi ra xá chào khách. Sau khi biết mục đích chuyến thăm viếng của vị khách nước ngoài, ni cô cho biết, sư bà đang trong giờ công phu, khoảng một tiếng nữa mới xong. Ni cô cũng xác nhận là sư bà năm nay khoảng độ lục tuần, có nốt ruồi son trên đầu sống mũi, xuất gia trước chiến tranh.

 

Giáo sư B. xúc động trước cảnh cô tịch của ngôi chùa. Một ngôi chùa được h́nh thành từ hang động thiên nhiên, thiếu thốn các tiện nghi, vẫn có những con người kham nhẫn tu hành chân chính.

 

Vị ni cô mời hai người khách dùng cơm chay, nhưng giáo sư B. cảm ơn, từ chối. Ông bảo cô vệ sĩ có đói cứ lấy những hộp lương thực mang ra dùng, c̣n ông, ông cần nghỉ ngơi trên băng ghế một lát trong khi chờ gặp sư bà.

 

Giáo sư B. tháo giày, nằm trên chiếc băng ghế dài làm bằng cây rừng, kê đầu lên một khúc cây, một lát ông đă ngủ say.

 

Thoạt đầu ông nghe những tiếng kêu lộc cộc của những chiếc nạng gỗ chen lẫn trong những bước chân vội vă rồi có tiếng những người lính Mỹ ồn ào gọi tên ông: "Trung sĩ B.! Trung sĩ B.! Tại sao anh bỏ chúng tôi thành lũ ma đói tại khu rừng này? Hăy cho chúng tôi ăn và hăy mang chúng tôi về nước! Trung sĩ B.! Trung sĩ B.! Chúng tôi đang đói lắm!". Ông nhận ra đó là những đồng đội của ông đă chết trong một trận pháo kích khi đơn vị ông đi hành quân qua ngôi làng phía dưới. Trắng có, đen có, những người lính Mỹ cụt tay, què chân, có người ôm cả bộ ruột ḷi ra ngoài bụng, đứng vây quanh ông. Ông cố gắng mở mắt ra ngồi dậy để an ủi những đồng đội của ông và giải thích cho họ hiểu, ông cũng như họ nhưng được may mắn hơn là thoát chết, c̣n những kẻ đă xô đẩy và bỏ rơi họ trong khu rừng này không phải là ông. Nhưng ông không thể nào ngồi dậy nổi. Những oan hồn vây quanh chỗ ông nằm bắt đầu gơ th́nh thịch những chiếc nạng xuống nền đất. Có một người lính da đen c̣n tính bóp cổ ông.

 

Bỗng cả bọn giăn ra, chạy tán loạn. Một đoàn người chỉ c̣n trơ những mẩu xương thịt chắp vá kéo đến. Họ chỉ vào ông, la hét bằng tiếng bản xứ nhưng ông lại hiểu: "Chính bom đạn của các người đă giết chết chúng tôi! Các người phải đền mạng cho những người dân vô tội!".

 

Không thể chịu đựng được nữa, ông la lên và vùng bỏ chạy.

 

Những hồi chuông trầm tịch vọng lên từ ngôi chùa trong hang đá giúp Giáo sư B. tỉnh giấc. Gương mặt hân hậu của vị sư bà, người có nốt ruồi son thật đẹp giữa đôi lông mày, mỉm cười chào ông. Nụ cười của sư bà thật b́nh an như xua tan những oan hồn đang vướng vất trong tâm trí ông.

 

Giáo sư B. bỗng bật khóc.

  

Đêm 23-3-2003.

 

Hồ Ngạc Ngữ
Số lần đọc: 2362
Ngày đăng: 29.03.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phiên bản cuộc đời - Vạn Thiên Thanh
Vàng ảnh vàng anh - Trương Thái Du
Bàn tay không thể sinh sôi - Ngọc Thiên Hoa
Người yêu của chị mãi là chàng trai trẻ - Nguyễn Trọng Nghĩa
Bộ răng của ông Răng - Ngô Phan Lưu
Một chút tình yêu, một chút yên bình - Minh Thuỳ
Trên Một Chuyến Tàu - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Chết trẻ - Nguyễn Trọng Nghĩa
Bầy ngựa bơ vơ - Trần Trung Sáng
Phan và Nguyễn - Trương Thái Du