Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.109
123.144.274
 
Đồng Hồ Một Kim - tập thơ của Phan Trung Thành
Nhiều Tác Giả

Đồng Hồ Một Kim tên một tập thơ của Phan Trung Thành do NXB Văn Học vừa phát hành vào trung tuần tháng 4/2008. Bìa và trình bày do nhà văn họa sĩ Vũ Đình Giang thực hiện; đây là tập thơ thứ tư của anh, ba tập trước: Vọng Sông Quê, Mang, Gửi Thiên Thần.

 

Văn Chương Việt giới thiệu hai bài viết của Dương Xuân Dũng và Inrasara, xem họ viết gì về Đồng Hồ Một Kim của Phan Trung Thành

 

Không giờ gửi Thành!

 

Sinh thời, chú tôi luôn mang chiếc đồng hồ loại dây inox, thời đồng hồ còn hiếm, chú tôi thường hay được hỏi giờ; bất ức lúc nào trong ngày ông cũng đều trả lời: 6 giờ! Sinh nghi, người ta xem đồng hồ của ông thì mới bật ngửa vì… không có kim! Hỏi thì ông chỉ xuống đất rằng đồng hồ trong người ta chỉ có một kim và “trạng thái” luôn chỉ xuống…

 

Đó là chuyện đồng hồ một kim của ông chú tôi, còn Đồng hồ một kim của Phan Trung Thành thì thế nào? Đồng hồ kiểu gì? Đồng hồ loại gì? Một điều đúng nhất là do Thành sản xuất, sản xuất ở đâu?

 

Nơi tôi sinh ra đời

Ngày mưa

Tháng mưa

Năm mưa

(Trích trong tập Mang – 2004)

 

Tại sao không phải là đồng hồ ba kim, hai kim mà là một kim? Một kim hay một chiều? Đồng hồ một kim này để làm gì, để hẹn hò yêu đương hay để đi về thiên la địa võng…

 

Nhiệm vụ của đồng hồ là thước đo thời gian, ở đây tuyệt nhiên không còn nữa. Đồng hồ một kim của Thành là một trạng thái sống, quan điểm sống hiện đại vội vã thu hẹp trong vài trang sách, bản thân của giá trị không có thước đo trong từng bài thơ của tập thơ này cũng là sự canh chừng mà không ảnh hưởng đến ai mà và mặc nhiên ba chiều không gian kia cũng đang trôi, vậy đó!

 

DƯƠNG XUÂN DŨNG

 

ĐỒNG HỒ MỘT KIM

Một Phan Thành Trung khác

 

Từ Mang (2004) đến Đồng hồ một kim (2008), bốn năm miệt mài lao động thơ, Phan Trung Thành đưa thơ chuyển dịch sang hướng khác. Khác về đề tài, từ đó – khác cả phong cách, giọng điệu.

 

Con sông phố với bạt ngàn “cuộc vui thừa mứa những quầy bar vỏ chai nấm mồ” vẫn còn đó, nhưng anh đã bỏ lại sau lưng, để tìm đối mặt vấn đề thời sự của hôm nay, Thách thức hơn, gây đau lòng hơn. Với những con số biết nói, hàng vạn cô dâu Việt bị chà đạp nơi xứ người, với xứ sở nghèo đói, mấy bờ Thanh Đa sụp lở. Cùng muôn ngàn hệ lụy khác.

 

“Thành phố đón bao nhiêu điều nhạy cảm” như thế, đòi hỏi tiếng nói quyết liệt của văn nghệ sĩ. Nhưng các nhà văn, nhà thơ lâu nay được cho là đại biểu của lương tâm thời đại, đang ở đâu?

 

Hay họ mãi lo làm thứ văn nghệ hám tiền, văn chương báo chí. Và cả miền Trung của những ngày bão xa, bão gần nữa. Nó có mặt ở đâu trong trang thơ văn hôm nay?

 

Bao câu hỏi cấp tập đặt ra, buộc nhà thơ nhìn lại mình. Và nhập cuộc. Một thứ thơ dấn thân đựng chứa bao nhiêu đề tài nóng như thế sẽ hết chịu chấp nhận giọng điệu khề khà rù rì như thuở Mang nữa!

 

Ở đây nhịp thơ trúc trắc và chông chênh hơn, ngôn ngữ thơ góc cạnh và trực diện hơn, hơi thở khỏe khoắn và dứt khoát hơn.

 

Đó là một Phan Thành Trung khác. Còn khác như thế nào, người đọc Đồng hồ một kim sẽ tự cảm nhận theo cách của mình.

 

INRASARA

Nhiều Tác Giả
Số lần đọc: 3559
Ngày đăng: 17.04.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 - Nguyễn Thị Thu Trang
Quan niệm của một số cây bút văn xuôi cuối thế kỷ XIX - Cao Thị Hảo
Người kể chuyện thật như bịa, bịa như thật - Lê Mỹ Ý
“Trần Dần- Thơ”: Không thu hồi, phạt 15 triệu đồng - Nhiều Tác Giả
Thương nhớ nhà văn Nguyễn Khải - Triệu Xuân
“Bản toát yếu” THUYẾT DUNG THÔNG & ĐẠO LÀM NGƯỜI - Huy Dung
Nữ giới và tài hoa…Mặt ẩn văn hoá Huế - Trần Hạ Tháp
VƯƠNG KIỀU ÂN - ANH THƠ: Tu Hú Kêu Chi… Khắc Khoải Một Đời ! - Lê Xuân Quang
Ma với tư cách là nhân vật văn học - Ngô Tự Lập
Thuyết Dung Thông & Đạo làm người –phần 1 - Huy Dung
Cùng một tác giả
Chia Buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Cảm tạ (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
CHIA BUỒN (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn. (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin Buồn (văn hóa)
Phở Việt Nam (văn hóa)
CƠN MÊ (thơ)