Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.209
123.151.725
 
Đồng song âm trong guitar
Nguyễn Đức Hiệp

Cây đàn ghi ta (guitar) tượng trưng cho sự tự do, phóng khoáng của một người nghệ sĩ. Trong trí óc và cảm nhận của ta, nó gắn liền với hình ảnh của một người nghệ sĩ, một người bạn trong “hành trang” không thể thiếu của người nghệ sĩ và nhạc sĩ. Đã có biết bao ca khúc, bản nhạc sáng tác bắt đầu từ cây đàn mà người nghệ sĩ đã ngâm nga, thử nghiệm.

 

Nhưng lại rất hiếm khi có những sáng tác mới trong kỷ thuật chơi ghi ta. Gần đây trong năm 2007, tôi có được biết có một người Việt Nam, anh Nguyễn Lê Tuyên, đã công bố sự khám phá của anh ở Liên hoan âm nhạc Quốc tế về đàn guitar (Darwin International Guitar Festival), tổ chức ở Đại học Charles Darwin University, Northern Territory (Úc) vào tháng 7, năm 2007. Sự khám phá đồng song âm họa ba ngắt (Staccato-Harmonic Duo-tone) của anh Tuyên khi gảy đàn ghi ta đã gây ngạc nhiên, nhiều chú ý và được đánh giá  cao từ các đại biểu gồm nhiều nhà nghiên cứu hàn lâm, các nhạc sĩ và các nghệ sĩ guitar nổi tiếng thế giới tham dự ở Liên hoan quốc tế này như: Adrian Walter, Richard Charlton (Australia); Oscar Guzman (Spain), Carlos Barosa-Lima (Brazil); Eduardo Fernadez (Uruguay), Tim Brady (Canada); Dr. Carlo Barone, Nuccio D'Angelo (Italy); Gentil Montana (Columbia).

 

Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên là người Úc gốc Việt đầu tiên được mời tham dự tại Liên hoan quốc tế âm nhạc guitar, được tổ chức mỗi hai năm, bắt đầu từ năm 1995. Anh tốt nghiệp cử nhân âm nhạc và giáo dục ở Đại học New South Wales. Anh là thành viên sáng lập ban nhạc guitar NTU Guitar Ensemble cùng với giáo sư Adrian Walter, viện trưởng (Vice Chancellor) Charles Darwin University. Sau khi trở lại Sydney, Lê Tuyên tham dự các sinh hoạt âm nhạc trong cộng đồng Úc và Việt và hiện nay dạy âm nhạc cho Bộ giáo dục và đào tạo ở New South Wales.

 

Khám phá đồng song âm (Staccato-Harmonic Duo-tone)

 

Đồng song âm họa ba ngắt (staccato-harmonic duo-tone) là sự phát âm cùng một lúc hai âm nốt (tone) trên cùng một giây đàn guitar: mỗi âm có riêng tần số cao độ (pitch), trường độ (duration), cá biệt phát âm (articulation) và âm sắc (tone colour) khác nhau. Nói một cách khác với một cách đánh, ta có thể gây ra hai nốt nhạc hoàn toàn khác nhau trong cùng một nhịp gẩy đàn. Sự khám phá kỳ diệu này mở ra rất nhiều hướng đi mới trong sáng tác và đánh nhạc guitar.  Anh Tuyên đã dùng kỷ thuật mới này để sáng tác nhạc mới cho guitar và dùng ký hiệu mới để diễn tả cho đồng song âm trong các nốt nhạc (xem hình 1).

 

Hình 1 – Ký hiệu cho đồng song âm (duo-tone) họa ba ngắt (staccato harmonic) trong bản Nocturne.

 

Một vài sáng tác mới dựa vào các bản nhạc truyền thống Việt Nam

 

Dùng kỷ thuật mới về đồng song âm, Lê Tuyên đã thực hiện các sáng tác mới dùng tư liệu của nhạc truyền thống Việt Nam vào trong phong cách của nhạc đương thời Tây phương kiểu Úc và đã giải thích và trình diễn những sáng tác này trong buổi nói chuyện ở Liên hoan nhạc guitar. Các sáng tác dùng đồng song âm được giới thiệu gồm có:

 

·        Bản Nocturne (1998):

 

 Đây là bản sáng tác đầu tiên dùng kỷ thuật đồng song âm, được sáng tác vào một đêm đông năm 1998 ở Đà Lạt. Giai điệu và tiết tấu dựa vào nhạc Tây nguyên của các dân tộc vùng này.

 

·        Bản Chanson du Sud (1998)

 

Lấy từ một phần của bản nhạc dân ca truyền thống “Lý chim quyên” hòa nhịp với toàn âm giai của Claude Debussy với hệ thống điều chỉnh lên giây mới cho guitar E G# D G C E

 

·        Bản Highland Dreaming (1996)

 

Cũng như bản Nocturne ở trên, bản Highland dreaming do cảm hứng từ những kỷ niệm đẹp của Lê Tuyên về vùng Tây nguyên với các nhịp nhảy múa của người Tây nguyên với hệ  thống điều chỉnh giây D G D G A D.

 

·       Bản Fantasia (1999)

 

Kỷ  thuật đồng song âm dùng điệu nhạc của dân ca Việt Nam “Trống Cơm”. Giai điệu (melody) được chuyển giọng từ D major (Rê trưởng) ra A major (La trưởng) dùng kỷ thuật đồng song âm.

        

Hiện nay Lê Tuyên đang cộng tác với một số nhạc sĩ và nhà nghiên cứu ở đại học để phân tích các sóng do kỷ thuật đồng song âm tạo ra để tìm hiểu một cách khoa học lý do và nguyên tắc đã gây ra hai âm harmonic trong cùng một nhịp gẩy đàn.

 

  thể nói khám phá  đồng song âm trong kỷ  thuật chơi guitar là một khám phá mới rất độc đáo mà nhiều người ngạc nhiên, bất ngờ vì không ai nghĩ là cây đàn guitar đã có từ bao thế  kỷ và đã được bao nghệ sĩ sử dụng nhưng lại chưa có ai tìm ra cách đánh đồng song âm mà Lê Tuyên đã tình cờ tìm ra được.  Hôm trình diễn của Lê Tuyên tại hội trường ở Đại học Darwin, phòng chật kín và có thêm âm hưởng Việt Nam bay bổng tại Đại hội Âm Nhạc Guitar thế giới 2007.

 

Tham khảo

(1)     Liên hoan quốc tế nhạc guitar 2007, The seventh Darwin International Guitar Festival July 4-14, 2007, http://www.darwinguitar.com/workshops.php

 

Nguyễn Đức Hiệp
Số lần đọc: 5734
Ngày đăng: 19.04.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trịnh Công Sơn – Tiếng hát dã tràng - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 4 - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 3 - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 2 - Ban Mai
Trịnh Công Sơn, người tình của cuộc sống - Phần 1 - Ban Mai
Gía trị đích thực bức tranh dân gian đông hồ : Thấy đồ cóc” và dị bản của nó - Nguyễn Hữu Hiệp
Nghĩ về hiện tượng ca-múa-nhạc Cham hôm nay - Inrasara
Người đưa múa cổ điển Khmer Nam bộ đến tầm cao - Trần Dũng
Nghiên cứu mỹ thuật đang “teo đi” ? - Đinh Hồng Hải
Một vài nhìn nhận về mỹ học của thể loại -Tìm hiểu nghệ thuật phim truyện (bài 4,). - Đặng Minh Liên
Cùng một tác giả
Wang-Tai là ai? (lịch sử)