Dường như trong cuộc đời của không ít người, hiếm khi có được khoảng thời gian yên tĩnh kéo dài, dẫu chỉ vài tháng, thậm chí vài tuần chẳng hạn. Hẳn nhiên, khái niệm " yên tĩnh " là để chỉ một trạng thái bình an của tâm thức ở cấp độ cao hơn những diễn biến tâm lý bình thừong hằng ngày nhưng cũng rõ ràng, chưa phải đã vươn tới tầng nấc sâu xa trong khái niệm về sự tịch tĩnh , hiểu như một kết quả trong quá trình tu tập. Lan man như thế, để nói rằng, thoi gian sống của đa số người trong chúng ta thường bị tiêu phí đi khá vô ích , và cũng để nói rằng dường như tôi đã may mắn thọ nhận được niềm hạnh phúc ấy trong những ngày mùa đông năm vừa qua, dưới mái chùa Quán Thế Am, bên ngọn Kim Sơn thuộc khu vực Non Nước ( Đà Nẵng ). Trong đời, có nhiều điều đã quên đi, có những khuôn mặt lờ mờ hiện lên trong bóng tối của ký ức, có những kỷ niệm cay đắng hay ngọt ngào lướt qua trong ánh chớp của chiếc đèn kéo quân hoài niệm; nhưng hơi thở tàn đông trên rặng cây nắng chiều trước sân chùa, vầng trăng sáng ấm bên thềm núi, những trận gió đẫm mùi vị biển khơi giận dữ rung mình trên mái tôn những đêm mùa đông Trung bộ. . ., tôi biết, sẽ còn đẫm nét cho đến dài lâu, nếu như không muốn nói rằng mãi mãi, trong tôi.
Hạnh, vợ một người bạn và xem tôi như anh trai chở tôi đến chùa, hôm sau mang đến cho tôi bồ đoàn, tọa cụ và vài thứ cần dùng hằng ngày. Chưa hề quen biết ai ở ngôi chùa này, tôi đến và đã được sự đồng ý của vị tu sĩ trụ trì cho phép lưu trú hai tháng để cầu nguyện cho cha tôi , vừa mới qua đời. Như một người khách được Lòng Thương Yêu chào đón , tôi được nhận như là một người quen biết từ lâu. Tôi được tự do sắp xếp giờ giấc và công việc của mình. Suốt trong thời gian gần hai tháng ở đây, chỉ có mỗi một lần tôi cùng tham gia việc dọn dẹp phòng lụt, sau khi đến chùa mấy hôm. Đêm ấy nước lớn nhanh, dâng lên quá bậc thềm trước sân chùa. Cùng với các thầy và các chú, chúng tôi chuyển những chậu hoa kiểng và cây giống len vị trí cao hơn, đên một giờ khuya. Lại thêm một lần hiểu cái tình cảm giữa những người mới gặp nhau lần đầu nhưng dường như đã quen thân từ lâu, cái tình cảm vừa tự nhiên vừa sâu xa mà với những người đã biết nhau có khi cả vài mươi năm, vẫn không có " điểm chung " nào cả !
Những ngày mùa đông Kim sơn, tôi có được sự yên tĩnh để nhìn lại đời mình. Bao nhiêu năm nổi trôi theo nợ áo cơm, tôi đã đánh mất nhiều thứ. Tâm hồn bị vẩn đục dần đi, dù tôi vẫn thường xuyên chống chọi sự mài giũa vô danh của những hệ lụy đời thường. Lòng Yêu trước cuộc đời có lúc tưởng như khô cạn trước bao nhẫn tâm vẫn ngày ngày bày ra trước mắt. Trong ánh sáng héo hắt của hồi ức, những khuôn mặt bạn bè và người thân hiện về, gần và xa trong nỗi ngậm ngùi của sự đành lòng trước nỗi chia ly. Cả những người một thời từng sẻ chia bao say mê hay những người tôi dã gửi gắm thương yêu, giờ đã bước đi trên những đường khác mà tiếng gọi thầm của trái tim tôi không đủ sức kêu gọi quay về. Những giấc mơ thời trẻ tuổi đầy ảo vọng nhưng tràn trề quyến rũ đã tan biến. Những giấc mơ khác xuất hiện, dẫn tôi đi xa dần cõi quê chung mà những năm về sau này, tôi càng thấm thía hơn khi nhớ lại lời của =ức Trần Thái Tông : Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách / Nhật viễn gia hương vạn lý trình ( Khoá hư lục ). Và tôi tự dặn lòng, có lẽ công việc quan trọng nhất từ đây cho đến cuối đời, là phải thường xuyên cố gắng để trở lại, để hoà nhập từng bước sâu hơn vào cái không – thời – gian ấy. Cầu xin Đức Quán Thế Am từ bi gia hộ cho kẻ vẫn còn tràn đầy phiền não tội lỗi này.
Những ngày mùa đông Kim sơn, hồi ức chiến tranh trở lại, vừa mất hút dần đi vừa sắc nét hơn, như sự sinh nở của kỷ niệm. Đôi mắt người đồng đội trước khi khép lại vĩnh viễn van còn in bóng màu hoa lim vàng trên cao, nơi một cánh rừng Trường sơn khuất lối. Những mảnh áo quần sậm màu máu bầm đen của những nữ du kích vô danh vương vãi trong những gốc tầm vông trên vùng đất khét bom đạn Củ Chi. Những đêm mùa rét của đại ngàn Trị Thiên, nằm dưới bóng rừng thâm u, hoài công tìm giọt sao rơi qua kẽ lá. . . Tấ`t cả đớn đau và rực rỡ của những năm tháng gian khó ấy, giờ đây hiện lên đẫm nét. Ký ức không hề đào thoát và cũng chẳng là rào chắn, cứ bồi đắp dày lên mãi, cho tôi hiểu rằng, tôi không thể hủy diệt nó cho niềm an vui của riêng tôi.
Những ngày mùa đông Kim sơn, tôi thường hướng về cha tôi và những anh chị tôi đã không còn trên cõi này. Tôi biết rằng họ vẫn còn ở đâu đó và tâm thức họ vẫn hướng đến một cõi khác tốt đẹp hơn, trong vận động của một dòng sống không ngừng nghỉ. Tôi có thể làm gì đây cho họ, ngoài chút nỗ lực nhỏ nhoi trong mong cầu đem đến sự vượt thoát cho những người thân yêu của mình. Nhưng tôi hiểu rằng, cố gắng của tôi chỉ là chút tha lực yếu ớt, rằng Lòng Yêu Thương của tôi chưa đủ rộng để có thể tạo nên một chuyển dổi nào đó trong cõi u huyền kia.
Những ngày mùa đông Kim sơn, tôi có dịp để cảm nhận máu thịt hơn về cái mà tôi gọi là Niềm Yêu Rộng. Từ những tu sĩ gặp hằng ngày, từ sự chơn phác của những tiểu những điệu tuổi còn nhỏ hơn người con út của tôi. Và từ một người bạn mà tôi quen biết chưa lâu nhưng lạ thay, đã thân thiết như từng là tri kỷ. Nơi người bạn ấy, tôi học được sự dịu dàng của trái tim người và Tình Thương Rộng Lớn, vượt qua những xét đoán dung tục của thói thường. Những năm gần dây, tôi hướng sinh hoạt tinh thần của mình theo một hướng khác, rời bỏ dần những tiếng động của đời sống thường nhật. Nhưng đồng thời với việc quay tìm tiếng nói bên trong, tôi cũng buồn rầu nhận ra đấy là một hành trình gian khó ngàn lần mà dường như trên con dường ngui ngút ấy, tôi đã không còn đủ sức lực và thời gian để bước đi, bởi những sức nặng ám ảnh vẫn đè lên trái tim mình yếu ot. Bạn đã đến và nâng tôi dậy. Tấm lòng bạn đã chứa đựng tôi và dẫn tôi đi tiếp trên cung đường mới. Cho phép tôi gọi bạn là ngôi – nhà – của – những – đám – mây – tôi, đang buồn bã lang thang trong cuộc truy tìm câu trả lời cuối cùng. Nhiều đêm, người bạn tôi hiện lên trong giấc mơ với đôi mắt màu nâu sáng êm dịu, trong bóng mây trắng bồng bềnh đang chậm rãi dâng lên bầu trời xanh cao. Mây trắng, trong biểu tượng Phật giáo, là hình ảnh của giải thoát. Tôi không biết mình sẽ trôi về đâu trong mười phương vô tận ấy nhưng dường như tôi đã mơ hồ nghe được tiếng vọng của lời đáp tối hậu. Nhiều năm trước, trong một bài thơ dài viết từ một người bạn khác, tôi cũng đã nghe những âm vang ấy. Khi đó, cảm thức thi ca chiếm phần lớn trong trạng thái tâm thức ấy. Nhưng lần này thì rõ hơn, có cảm giác dường như tôi chạm được vào sự yên tĩnh kia. Lòng tôi có chút an ủi, vì chân thực hiểu rằng, mình cũng chưa đến nổi chôn chân một chỗ trong khi thời gian vật lý của xác thân này vẫn không ngừng tiến về huyệt mộ đã chờ sẵn phía trước. Và trong tôi thầm lặng dâng lên lòng biết ơn sâu xa gửi về bạn, để thêm một lần nữa hiểu rằng, chỉ với Lòng Yêu rộng lớn, con người mới có thể vượt qua sự chi phối của những cái Không Thường,
Những ngày mùa đông Kim sơn, tôi có dịp quay lại một tứ thơ đã viết cách nay mười mấy năm. Trong bài thơ ấy, ở một đọan trước, tôi cho rằng ở tuổi năm mươi, cuộc đời đẹp hơn và buồn hơn. Trong phần sau, sự thật được hóan vị đảo ngược : cuộc đời buồn hơn và cũng đẹp hơn. Tiến trình nhận thức về ý nghĩa cuộc sống lấy bệ phóng từ chỗ nhận ra sự bất định và mong manh của vạn hữu nhưng không dừng lại trong sự bế tắt của chủ nghĩa hư vô mà sự thức tỉnh đầu tiên ấy chỉ có ý nghĩa khi nó tiếp tục dẫn con người bước đi tiếp trong cuộc tồn sinh, không ohải để nói lời chia biệt với cuộc sống này mà ngược lại, quay tìm những giá trị lâu bền vốn vẫn tồn tại giữa đời này. Đến đây, tôi lại chợt nhớ câu nói của một nhà văn nước ngòai mà tôi đã đọc gần bốn mưới năm trước nhưng ngày ấy, ở độ tuổi thiếu niên, làm sao tôi co thể hiểu một cách trọn vẹn: "Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha tha thiết yêu thương trần gian điên dại này". Giờ đây, tôi chia sẻ sâu xa hơn câu nói ấy và nếu được phép "triển khai" ý nghĩa, tôi sẽ thêm vào cái ý tưởng rằng, cuộc đời "buồn hơn và cũng đẹp hơn" vừa nói ở trên. Đẹp hơn, vì dù trái tim người có bị những ma chiết vò xé đớm đau thì nó đã được bảo bọc bằng Niềm Yêu Rộng. Như thế, cuộc đời lại hiện ra trước mắt con người trong một bình diện trí tuệ hơn, khi nó phát lộ cho chúng ta hiểu ngộ rằng, cái khái niệm ( đành phải dùng từ khái niệm này vậy ) THƯỜNG và VÔ THƯỜNG không gì khác hơn là TÂM SOI CHIẾU của con người trước vạn hữu. Cũng như thế, Hạnh Phúc chính là Khổ Đau và ngược lại. Từ bệ phóng thứ hai này ( tạm gọi như thế ), thêm một cái mốc - kêu - gọi nữa xuất hiện : ấy là cái mà kinh sách gọi là "KHÔNG DÍNH MẮC ". Tôi xin dừng lại ở đây, vì không dám rơi vào chỗ "phiếm bàn" những gì mà mình chưa trải nghiệm. Và thầm dặn lòng hãy thường xuyên nhớ đến lời chỉ dạy của bậc đạo sư vĩ đại : Đứng lại thì chìm xuống, bước tới thì dễ lầm lạc, chỉ có vượt qua, vượt qua không ngừng. Gió không ngừng thổi qua ngọn Kim sơn. Gió vẫn không ngừng thổi qua mọi niềm thịnh suy, hưng phế. Phải chăng, gió là sự vượt qua ? Để đến chốn nào. Đến với Lòng Yêu Thương ? Đến với cuộc đời này ? Đến chỗ của cái CÓ và cái KHÔNG ?, trong một hòa điệu vắng bóng mà có thực .
Để dọn mình cho sự yên tĩnh, tôi đã cho phép mình không đọc, không viết gì trong suốt thời gian ngụ ở Quán Thế Am tự. Vậy mà hôm 25/11/2004, một ngày mưa bão gào thét, đứng nhìn lá cây bay rào rạt, nhìn tượng Quán Thế Am bằng sa thạch đứng trầm mặc dưới trời u ám, tôi viết theo lối tẩu bút mấy bài đỏan cú. Sao có chép tay và gửi vào tòa sọan báo Giác Ngộ . Bên lề sổ tay chép bài thơ, không hiểu sao tôi lại mù mờ ghi thêm dòng chữ :" Loại này khó in báo Giác Ngộ; nếu in, phải chăng có cơ duyên quay lại với Ngũ Hành sơn ?". khoảng nửa tháng sau, anh Miên Long vào tìm tôi và hỏi, anh có thơ in trên GN phải không? Ay là do anh ML "lọai suy" mà nói thế. Bởi vì cái tên Nguyễn Thiên Trung ghi trên bài thơ, giờ đây chỉ còn vài người làm công tác nghiên cứu văn học tại các đô thị miền Nam trước năm 1975 và dăm người bạn biết mà thôi. Sau đó thầy Sĩ đưa cho tôi xem tờ báo ngày 9/12/2004, có in hai bài thơ ngắn ấy.. Tôi không nghĩ là lời ghi bất chợt trong sổ tay là điều "vận" vào bản thân, bởi tôi vẫn chưa biết có dịp nào quay lại ngôi chùa đã để lại ấn tượng tốt đẹp rong tôi hay không ? Tôi vẫn còn "lênh đênh" biết bao : tôi vẫn chưa biết mình sẽ như thế nào, sẽ làm gì, đôi khi, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi ! Nhưng tôi lại ngoan cố tự an ủi rằng, có quay lại ngôi chùa này hay không, không phải là chuyện của một sự chuyển dịch cơ học bình thường. Bởi tôi hiểu rằng, dù xa xôi đến mấy, có một lúc nào đó, những gì tôi đã thọ nhận trong mùa đông Kim sơn sẽ hiện ra trong tôi như một cơ thể sống, không cần biết đến những giới hạn của thời gian hay sự ngăn cách của không gian. Bởi vì những rào cản này là không có thực, như câu thơ tôi đã viết trong ngày mưa bão vừa nói ở đọan trên : Bão đông quét vào Nam bộ / Nước giội vách Ngũ hành sơn. Mười sáu năm trước, trong một buổi chiều về lại cái thịc xã buồn thiu của những năm tháng thiếu thời, nhớ đến một người bạn gái thân mến, tôi rơi vào ước muốn vượt thóat khỏi những trói buộc dường như mỗi ngày mỗi nhấn chìm tôi, đồng thời lại hiểu rằng, mình chỉ có thể tìm thấy chút an ủi khi nhận ra tất cả sức mạnh của những rào cản : Muốn sống bên ngoài các giới hạn/ mà thời gian giăng khắp mọi miền / Bước đi giữa một hoàng hôn gió / Tiếng ghế khua bên nhánh tay mềm ." Mười sáu năm chỉ để đi được một bước ngắn ngủi như thế, cho tôi hiểu rằng, mấy mươi năm sống trên đời chỉ là một khoảnh khắc trong dòng sống miên viễn. Và thêm điều này nữa, con người vẫn còn cất lên tiếng kêu cứu không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Nhưng đồng thời tôi lại tin rằng, lẩn trong tiếng kêu cứu nạn ấy, vẫn luôn luôn âm vang tiếng trả lời đâu đó trong hư không, trong chính từ đáy sâu lòng người, miễn là con người còn biết thức tỉnh, còn biết cất lên tiếng kêu mong muốn vượt ra khỏi cái khổ não vốn ẩn sâu trong bao kiếp đời trôi giạt. Tiếng trả lời ấy, chính là tiếng Quán Am dịu dàng mà tôi đã may mắn thêm một lần thọ nhận trong những ngày mùa đông Kim sơn.
Với riêng mình, cho tôi gọi những ngày tháng ấy và nơi ấy là, nơi không có thời gian.
Và tôi tự dặn lòng, có lẽ công việc quan trọng nhất của tôi từ đây cho đến cuối đời, là phải thường xuyên cố gắng để trở lại, để hòa nhập từng bước sâu hơn vào cái không – thời – gian ấy. Cầu xin Đức Quán Thế Am từ bi gia hộ cho kẻ vẫn còn tràn đầy phiền não tội lỗi này.
Phú Nhuận,28/2/2005