Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.210
123.151.875
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THU HỒI SÁCH
Vũ Ngọc Tiến

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

                          ĐƠN ĐỀ NGHỊ THU HỒI SÁCH

(Lần thứ 5 về cuốn Quân Sư Đào Duy Từ của NXB Phụ Nữ, 12/20060)

              Kính gửi: -Ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin                 

              Đồng kính gửi: - Thanh tra Bộ Văn hóa- Thông tin

 

Tôi là Vũ Ngọc Tiến, nhà văn- nhà báo đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Tôi đã nhiều lần gửi đơn thư lên các cơ quan chức năng của quý Bộ về việc thu hồi cuốn Quân sư Đào Duy Từ của ông Trần Hiệp (NXB Phụ Nữ 12/2006) nhưng chưa được giải quyết. Gần đây (19/1/2007) tôi nhận được thư của Cục Xuất bản do ông Lý Bá Toàn ký ngày 17/1/2007, thông báo cho tôi biết, chức năng giải quyết vụ việc là Thanh tra Bộ Văn hóa- Thông tin. Thế nhưng sau lá đơn thứ 4 (ngày 19/1/2007) của tôi gửi lên ông Chánh Thanh tra của quý Bộ, tôi vẫn không nhận được hồi âm. Vì vậy, một lần nữa tôi viết đơn này thỉnh cầu Bộ trưởng quan tâm xem xét và chỉ đạo giải quyết.

 

Về điểm khác nhau nhỏ giữa hai cuốn quân sư Đào Duy Từ

 

Đây chỉ là một tiểu xảo đánh lừa bạn đọc và cơ quan cấp phép của người sao chép mà thôi. Cụ thể: Cuốn Quân sư Đào Duy Từ của Vũ Ngọc Tiến (VNT) viết theo lối chương hồi đời Minh- Thanh, dùng nhiều cổ ngữ. Cuốn thứ sinh của Trần Hiệp viết theo lối tiểu thuyết thông dụng từ nửa thế kỷ nay và dùng nhiều phương ngữ. (có sự lẫn lộn giữa phương ngữ khu Bốn và khu Năm cũ). Độ dày cuốn sách của ông Hiệp lớn hơn của VNT do hai nguyên nhân: một là tác giả đồng ý với NXB Kim Đồng lược bớt nội dung để phù hợp nhu cầu học và dạy lịch sử trong trường phổ thông; hai là có nhiều sự kiện khi hư cấu VNT không muốn khai thác sâu sẽ làm mờ chủ đề về cải cách thì ông Hiệp lợi dụng những hư cấu đó phóng tác thêm.

 

Tình trạng sao chép của ông Trần Hiệp là rất nghiêm trọng

 

Trước hết cần khẳng định tên sách Quân sư Đào Duy Từ là thuộc tác quyền của VNT vì trong ba lần phong chức, tước cho Duy Từ thời Phước nguyên và thời Minh Mạng không hề có danh xưng này. Dân Nam chỉ quen gọi ông là thầy Từ để tôn vinh nên mới có địa danh lũy Thầy. Quân sư Đào Duy Từ là sáng tạo của riêng VNT.

 

Tác quyền thứ hai của VNT là cốt truyện cũng bị sao chép khá tinh vi. Sách của VNT chia 12 hồi, mỗi hồi mở đầu bằng 2 câu thơ Đường luật, thực chất là vẽ ra một lược đồ hư cấu về hành trình gian lao trong đời Duy Từ như sau: tuổi thơ (Hoa Trai)- lên núi (học thầy)- xuống núi (nhập thế)- ra Bắc (lên Cao Bằng, sang Tàu, về Thăng long)- về quê (Hoa Trai)- vào Nam (chu du 4 nước)-  nương náu chăn trâu ở Quảng Nam- đánh tiếng với chúa Nguyễn và gặp Trần Đức Hòa- làm quân sư cho chúa Nguyễn. Nếu ta lược bỏ một vài yếu tố, sự kiện vừa nêu của VNT lập tức hiện rõ ra sự sao chép của Trần Hiệp vào cốt truyện gồm 7 phần ngỡ mới mà hóa cũ: xuống núi- ra Bắc- về quê- vào Nam- nương náu (chăn trâu) - thầy đồ (gặp Trần Đức Hòa)- quân sư.

 

Tác quyền thứ ba của VNT bị xâm hại nặng nề (9 nhân vật, 10 nhóm sự kiện, rất nhiều tình tiết đều do VNT hư cấu 100%) đã được tôi trình bày minh bạch, tường tận trong 3 phụ lục gửi các cơ quan chức năng và công luận. Ở đây chỉ nhấn mạnh rằng số lượng tình tiết, lời thoại hư cấu của tôi bị sao chép có thể thống kê đối chiếu hàng vài chục trang giấy khổ A4, nằm rải rác từ đầu truyện- trang 7 (nhân vật đại sư) đến cuối truyện- trang 395 (Duy Từ tặng binh thư cho chúa Nguyễn). Tôi sẽ công bố đầy đủ tập tài liệu so sánh nếu buộc lòng phải khởi kiện ra tòa dân sự, điều mà tôi đã từng nói không hề muốn, chỉ cần thu hồi sách của Trần Hiệp, loại ra khỏi lưu chiểu là tôi miễn tố cho tác giả và NXB.

 

Trình tự thời gian pháp lý của vụ việc

 

Cuốn sách Quân sư Đào Duy Từ của Trần Hiệp do NXB Phụ Nữ ấn hành theo giấy phép số 13-2005/CXB/59-55/PN ký ngày 29/9/2005, in 1500 cuốn, nộp lưu chiểu quý IV/2006, xuất hiện trên thị trường sách vào cuối tháng12/2006. Trước đó, cuốn Quân sư Đào Duy Từ của VNT do NXB Kim Đồng ấn hành theo giấy phép số 449/KDA-118/KH- 1684/CXB ký ngày 7/12/2001, in 2000 cuốn, nộp lưu chiểu 5/2002. Ngoài ra, các sự kiện liên quan đến tên sách Quân sư Đào Duy Từ của VNT từng được công bố rộng rãi: Tác phẩm “Về các thuyền nhân quý tộc tỵ nạn thời Lý” đăng 9/2002 và nhận giải nhì cuộc thi ký- phóng sự của tuần báo Văn Nghệ, trong đó có một đọan khá dài tôi nhắc đến 3 cuốn Quân sư Đào Duy Từ, Khói mây Yên Tử, Giao Châu tụ nghĩa (NXB Kim Đồng). Đến 7/2006, khi cuốn của Trần Hiệp còn đang nằm ở khâu biên tập, tôi lại cho công bố bài ký vừa nói trên Web văn nghệ sông Cửu Long để nhắc nhở NXB Phụ Nữ (đã có 965 người truy cập). Ngày 28/11/2006, khi sách của Trần Hiệp chưa xuất hiện, tôi lại công bố tiếp toàn bộ văn bản điện tử cuốn Quân sư Đào Duy Từ (NXB Kim đồng) trên vannghesongcuulong.org  để báo động cho NXB Phụ Nữ lần nữa (đã có 1124  người truy cập). Như vậy, việc NXB Phụ Nữ thoái thác trách nhiệm trong vụ vi phạm tác quyền của tôi là không đủ thuyết phục trước cơ quan bảo vệ pháp luật.

 

Từ ngày 18/12/2006 (hồi 17h30), khi tôi chính thức gửi thông báo khẩn cho NXB Phụ Nữ đến ngày 26/12/2006, khi ông Trần Hiệp thừa nhận hành vi sao chép, trong mọi lời trao đổi điện thoại hoặc tại cuộc họp đối chất, NXB Phụ Nữ luôn tìm mọi lý do bao biện và không chịu thực hiện yêu cầu thu hồi sách của tôi. Tại buổi đối chất (26/12/2006), tôi thông cảm và sẵn sàng tha thứ cho hành vi của ông Trần Hiệp, coi đó là “tai nạn nghề nghiệp” chứ ông ta không cố ý đạo văn. Nhưng tác quyền thì tôi không thể nhường cho ai được! Vì vậy, kể từ 17h30 ngày 18/12/2006, nếu chặt lý hơn là từ 12h00 trưa ngày 26/12/2006, hành vi xâm hại tác quyền của ông Trần Hiệp và NXB Phụ Nữ đối với tác phẩm Quân sư Đào Duy Từ của VNT đã chuyển từ “tai nạn nghề nghiệp” sang cố ý vi phạm tác quyền.

 

Kiến nghị:

 

Kính thưa Bộ trưởng,

Tôi thiết nghĩ, cuốn Quân sư Đào Duy Từ của ông Trần Hiệp đã sao chép đến mức đó thì không còn lý do gì để tồn tại vì nó không còn là tác phẩm văn học nữa. Có ý kiến cho rằng, sách đã phát hành rộng, khó thu hồi chỉ là ngụy biện, hơn nữa dù chỉ còn một cuốn trên thị trường cũng nên thu hồi bằng văn bản mới khẳng định tính bất hợp pháp của nó, huống chi cuốn sách đang bầy bán tràn lan trên thị trường! Từ những điều trình bày trên, tôi tha thiết đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo cho Thanh tra Bộ Văn hóa- Thông tin với trọng trách và quyền hạn của mình sớm ra lệnh thu hồi cuốn Quân sư Đào Duy Từ của Trần Hiệp do NXB Phụ Nữ ấn hành, đồng thời loại bỏ nó ra khỏi hồ sơ lưu chiểu quốc gia tránh sự nhầm lẫn cho bạn đọc đời sau và để tỏ rõ tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực tác quyền, nhất là khi Việt Nam đã vào WTO.

 

Rất mong sớm nhận được thư hồi âm của Bộ trưởng!

Xin trân trọng cám ơn!

 

Ghi chú: Có 4 phụ lục kèm theo trình lên Bộ trưởng                  

 

Hà Nội 1/2/2007

Người làm đơn

 

Vũ Ngọc Tiến
Số lần đọc: 3994
Ngày đăng: 29.05.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những chữ qua cầu tâm linh - Triệu Từ Truyền
Xung quanh bài thơ đề từ "Truyện Kiều" của Phạm Quí Thích - Hà Thi Tuệ Thành
Để hiểu đúng câu Kiều về chữ “tâm” của Nguyễn Du - Nguyễn Hoàn
Con người trong tác phẩm văn chương - Vương Trung Hiếu
Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn - Nguyễn Hoàn
Trợ giúp ! - Lý Đợi
Vai diễn & Số phận - Đặng Thân
Nguyễn Trãi (TK 15) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (TK 16) có 30 bài thơ đồng tác giả ? - Nguyễn Văn Hoa
Từ Hải, anh hùng hay lãng tử đa tình - Lê Vũ
Nhà thơ Lê Đạt đã ra đi - Trần Nhương
Cùng một tác giả
Âm bản chiến tranh (truyện ngắn)
Gà ô tử mỵ (tuyển truyện)
Rồng đá (truyện ngắn)
Chàng gàn (truyện ngắn)
Lão Hợi (truyện ngắn)
Tam tấu hoa (tạp văn)
Thế là…Chị ơi ! (truyện ngắn)
Quán thiêng (truyện ngắn)
Hà Chính (truyện ngắn)
Tam ngưu tương mệnh (truyện ngắn)
Ma mèo (truyện ngắn)
Lục hòa (truyện ngắn)
Thằng hủi (truyện ngắn)
Chù Mìn Phủ và tôi (truyện ngắn)
Lớp trẻ (tạp văn)
Thiền Sư Kiến Đức (truyện ngắn)
Dốc Đầu Lâu (truyện ngắn)