Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.233
123.161.403
 
Thử phác họa về văn học Trung Quốc thế kỷ 21
Trần Hiểu Minh

Văn học Trung quốc thế kỷ 20 thuộc bộ phận quy hoạch hữu cơ mang tính hiện đại, nó liên quan mật thiết với cơ cấu nhà nước, với dân tộc hiện đại; nó là sự xung động, mộng tưởng, khốn khổ và hò hét. Văn học là hình thức nhận thức tinh thần cộng đồng của dân tộc tự ngã; đặc biệt là trong thời kỳ lịch sử thử thách đối với các cường quốc thế giới, văn học nhằm biểu hiện sự khích động nội tâm của dân tộc và tưởng tượng mang tính siêu việt. Văn học Trung Quốc thế kỷ 20 tóm lại là lấy lịch sử thế giới ngoại tại hóa làm hệ tham chiếu sự thật; nó là nội bộ lịch sử thế giới, nó là thứ quá trình lịch sử rất khẩn trương và nội tại bị phân liệt sâu sắc. Văn học Trung Quốc thế kỳ 20 mang hoài bão to lớn nhiệt thành sáng tạo lịch sử; thật ra nó cũng viết được những trang sử thi hùng hồn cao cả; nhưng nó cũng hàm ẩn không ít những tình tố bi kịch, những mâu thuẫn và đau khổ.

 

Đối với nền văn học thế kỷ 20, chúng ta khó cắt bỏ mà không lưu luyến tưởng nhớ, và cũng tưởng nghĩ đến vinh hạnh được sống sót trong sự thảm họa. Giờ đứng trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 mà nhìn về tương lai, dĩ nhiên cũng rất hưng phấn với cõi mù mịt mênh mông. Thử phác họa sơ đồ tương lai thì rõ là một cử chỉ táo bạo không tự lượng sức mình, chưa dám đưa ra một sự dự đoán vì chúng tôi vẫn do dự…

 

Nhưng, ngày nay chúng ta đang đứng lửng lơ trên đường dây của tân thế kỷ, vẫn có thể nhìn được lược đồ môn lung của tương lai. Không kể là như thế nào, mở đầu của thế kỷ 21 không giống chút nào với thế kỷ 20. Hãy nghĩ đến năm 1900, con người đã kế thừa bao tai nạn, Trung Quốc đã trải qua bao biến cố. Năm 2000 đã đi vào quá khứ, lịch sử thế giới dường như vô cùng yên ổn, Trung Quốc sống trong cảnh yên tĩnh. Lịch sử thế giới thực ra đã kế thúc trạng thái xao động, bất an, xung động kịch liệt. Văn học do đó cũng ở trong trạng thái yên bình, tự tại bình thường… Có lẽ chúng ta không cần nói như ai đó là “Lịch sử đã kết thúc”. Đó cũng không phải nói rằng thế giới không còn mâu thuẫn xung đột, mà chỉ nên nói rằng, cái lịch sử to lớn này đã phân chia, quan niệm đại xung đột, lựa chọn sự vùng dậy sự suy sụp và bi kịch về căn bản đều không vượt qua sự nhũng nhiễu nội tại”. Vậy thì văn học Trung Quốc còn có thể có được gì? Hay chỉ có tự thân văn học đối diện với tự thân.

 

Văn học Trung Quốc trong thế kỷ 21 không trở lại với hiện tượng lịch sử xung đột và là sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu kêu gọi của chính trị… Văn học là văn học, nó là một thứ do ngôn ngữ cấu tạo thành phẩm vật, nó dùng nghệ thuật thú vị của nó và chuẩn mức là cấu tạo nên hiện tượng tinh thần của thời kỳ đó.

 

Văn học Trung Quốc thế kỷ 21 không trở lại là thứ ngụ ngôn của quốc gia dân tộc, cũng không phải là hành vi tập thể mà nó là do kinh nghiệm của cá nhân hay là biểu hiện sự sinh hoạt nội tâm.

 

Văn học thế kỷ 21 không trở lại bày tỏ các loại lý tưởng chủ nghĩa hay anh hùng chủ nghĩa với tình cảm hoang dại; mà văn học của thế kỷ này là cá nhân hóa, cục bộ, nhằm biểu hiện cuộc sống và hiện thực một cách phiến diện. Nhưng chính cái thứ phiến diện ấy mới có thể cung cấp cho cuộc sống trung lưu bộ mặt yên tĩnh, hay giai cấp trung lưu có cái thú vị, để đề ra cái không gian “tha hóa” mới lạ.

 

Văn học thế kỷ 21 không trở lại vây quanh cái bi kịch tính trầm trọng của tình cảm chỉ đạo; chủ yếu nó phải được phóng túng tự do, tùy ý thích, nó cùng với mỗi cá nhân đều có một thứ tân cảm xúc, nó là thứ văn bản tự do mở rộng không hạn chế.

 

Văn học của thế kỷ 21 không trở lại với lập trường giá trị võ đoán; nó là thứ giá trị hỗn hợp đa nguyên. Về phương diện biểu hiện tính xác thực, phương diện quan điểm và lập trường rõ ràng, nó làm thỏa mãn mọi người, nó là tinh thần vui chơi; nhưng nó cũng là phương thức biểu hiện tình cảm thích hợp với quần chúng phổ thông.

 

Văn học thế kỷ 21 có thể thiếu chiều sâu, nhưng nó là thứ ngôn ngữ biểu hiện cá tính. Sự tả tác văn hoc chỉ là vì si mê đối với ngôn ngữ, đối với sự duyệt độc có tính thiên ái để mà tiến tới. Buổi đầu của thế kỷ 21, có lẽ tư tưởng và tình cảm đau buồn phẫn uất trước tình trạng suy đồi của xã hội, thương người trách trời vẫn còn nguyên như cũ. Nhưng nó trong tình trạng trương phình quá độ này cũng phải dựa vào lực biểu hiện của ngôn ngữ. Đó gọi là thuần văn học, y cú vào sự tồn tại. Nhưng đại đa số sản phẩm bán chạy càng không có tư tưởng gì cao sâu, và tinh thần trách nhiệm to lớn. Chủ yếu văn học thế kỷ 21 là sách bán chạy. Do các nhà xuất bản không thể không buông phóng ra để ứng phó với sự du nhập của WTO. Thứ văn học đó hoàn toàn thuộc thị trường hóa. Sự nghiệp văn học không trở lại với hình thức ý thức sản xuất của cơ khí siêu cấp, nó chỉ là một thứ sản phẩm tiêu phí tinh thần, do đó nó cũng quyết định các nhà thương lái cần đến số tiêu thụ giống như động lực căn bản của các nhà xuất bản. Các sách đọc phổ thông cũng như báo chí phải đạt đến mức độ số lượng cân bằng. Mức độ của giới văn học hoàn toàn do ảnh hưởng của báo chí và thông tin đại chúng quyết định, đó cũng là thời đại thông tin đại chúng nắm bá quyền vận mệnh cơ bản văn học. Đương nhiên, văn học kể như là sản vật của ngôn ngữ cá tính hóa cấu thành. Tất nhiên nó không giống như tin tức báo chí và thông tin đại chúng truyền hình. Nhưng đó chỉ là thiên chấp của bộ phận nhỏ đối với lằn mức văn học nghệ thuật, do con người tựa vào điểm hiểm yếu mà ngoan cường chống đối, có lẽ vật quý là sự hiếm có, văn học thực nghiệm sẽ cùng với sản phẩm đọc phổ thông tạo thành một thứ trương lực khiến cho văn học đạt đến cảnh giới lắm dáng nhiều vẽ mới và sự cố gắng liên tục.

 

Thi ca có thể là thứ lúa gié cứu mệnh sinh tồn của văn học truyền thống. Bất kể như thế nào, thi ca cũng không thể chiếm cứ một thị trường đại quy mô, không kể nó được tả tác dưới hình thức dân gian, chứ không phải là tư tưởng thâm trầm của những phần tử tri thức, rút lại thi ca là vận động tác dụng trí lực của ngôn ngữ. Những vấn đề nhân dân, dân tộc, những tự sự hậu ngụ ngôn quốc gia hay thi ca hậu chính trị, chẳng qua chỉ là nhịp cầu quan niệm quá độ của buổi đầu lịch sử thế kỷ 21. Sự rõ ràng minh bạch trôi chảy hay sâu xa khó hiểu chẳng qua chỉ là phương thức tu từ, mà sách lược tu từ tức là bản chất của thi ca, cũng tức là tín ngưỡng tối cao của thi ca.

 

Văn học thế kỷ 21 sẽ trải qua sự tảo thanh toàn diện của hệ thống hỗ tương phối hợp. Nó không chỉ là phương thức truyền bá cải biến văn học, đồng thời sẽ cải biến phương thức tự sự văn học. Hệ thống văn học mạng phối hợp tất nhiên sẽ đả phá các thứ nghệ thuật hoàn chỉnh của văn học truyền thống. sách lược biểu hiện tu từ, các thứ tùy ý tính, ngẫu phát tính, phiến đoạn tính, các hình thức cảm nghĩ, tự ngôn, tự ngữ, … khiến cho văn học tả tác biến thành một thứ hành vi trần thuật giản đơn, biến ngữ ngôn thành một thứ thao tác bình diện tuyến. Tả tác văn học hiện đại đã bắt đầu tạo ra sự nỗ lực, trong thời đại các mạng hổ tương, chỉ trong một đêm đã thành bọt nước. Thời đại tả tác văn học mạng chân chính là nhịp hoan lạc điên cuồng tả tác tập thể, một thứ du hành thời đại sau cách mạng thị uy và khẩu hiệu. Thời đại văn hóa hậu cách mệnh hoan nghênh việc tả tác trên mạng, đó cũng là bắt đầu niên đại tai họa chính xác; nhưng đối với sự diễn đạt của đại đa số thanh niên mà nói thì đó là tiết đầu xuân của kỷ nguyên tả tác tân kỳ.

 

Khái niệm văn học thế kỷ 21 có thể đối diện với cảnh ngộ quẩn bách khó khăn, văn học có thể khó đứng vững, mà chỉ có tả tác. Chính xác, sự tồn tại của bộ môn văn học nghệ thuật, môn học ấy tại đại học giáo dục và dân tộc, chiếm cứ địa vị quan trọng trong hình thái ý thức sản xuất quốc gia, đó là sản phẩm mang tính hiện đại. Dù rằng Trung Quốc thượng cổ, trung cổ đại đã có văn học, nhưng vẫn chưa thành bộ phận sự vật quan trọng của quốc gia, mà chỉ có xã hội hiện đại mới điều động tất cả tự nguyên để tạo thành sản phẩm quốc gia để phục vụ cho quy hoạch mang tính hiện đại. Trong thế kỷ 21, chính trị gia được gọi là giai cấp quản lý, trong khi văn học lại được gọi là giới tả tác, nó là phương thức biểu hiện cá nhân.

 

Văn học thế kỷ 21 là thứ văn học không có thể chế hóa, phần lớn là người sáng tác tự do, thực tế là họ đã thay thế thể chế vai trò tác gia nội tại. Càng ngày càng có nhiều giới trẻ gia nhập vào hàng ngũ ấy. Họ là đại biểu của nền văn hóa thanh niên mà cũng là thứ thời thượng đấy, chống lại dòng chủ lưu của xã hội. Hai sự kiện ấy tạo thành một thứ đối lập kỳ quái. Do người sáng tác tự do, có thể có công việc ổn định, cũng có thể phiêu bạt bất cứ đâu, nên văn học quần thể dựa vào giai cấp quyền thế của xã hội, chuyển biến thành tập thể yếu đuối; điều ấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn học và liên quan đến dòng chủ lưu của xã hội. Nhóm tác giả trẻ tự gíac đứng bên lề quần thể yếu đuối. Nhóm tác giả trẻ đối với tập thể quyền thế và dòng văn học chủ lưu tạo thành mối liên hệ thù địch, phê phán gay gắt và mang tình tự oán hận, đó là cơ bản chính; do đó thể văn hoành tráng ca công tụng đức giống như loài khủng long bị tuyệt diệt.

 

Mở đầu nữa thế kỷ 21 có thể dự đoán được là văn học dần dần diễn biến thành sự nghiệp của nữ tính. Do tuyệt đại đa số nam nhân tự mình đã chọn dòng chủ lưu xã hội, chen chân vào xã hội của giai cấp quyền thế để tăng gia sự giàu có cho cá nhân, và nỗ lực tăng GDP của quốc dân; trong khi nữ tính lại chọn con đường văn hóa nghệ thuật, hoặc giả giống như thứ văn hóa yếu đuối. Ngay trước mặt thấy rõ, hệ đại học Trung văn nữ tính chiếm lĩnh tỉ lệ 70%, xu thế ấy càng ngày càng mãnh liệt. Đương nhiên sự thú vị thẩm mỹ sẽ biến đổi văn học. Không nghi ngờ gì nữa, văn học sẽ bị lôi về sự tế nhị, mềm mại uyển chuyển, dĩ nhiên khiến con người cảm thấy thư thái sảng khoái. Nữ tính hóa sẽ đánh dấu cho thú vị thẫm mỹ của thời thượng. Có lẽ cuối cùng con người phát hiện tinh thần sinh hoạt của thế kỷ 21 là do nữ tính chi phối. Nam nhân chi phối cơ thể cho nữ tính, nhưng nữ tính sẽ hướng dẫn sinh hoạt tinh thần cho nam giới. Chỉ cần nhìn vào vũ đài quốc tế ngày nay, các nhân vật nắm quyền chính trị không còn là những kẻ chỉ biết dương cung nõ xạ đại điêu, mà có thể thấy xu thế tương lai là những nhân vật nhiệt tình với vẻ đẹp dịu dàng của nữ tính.

 

Tóm lại, thế kỷ 21 là thế kỷ yên bình, con người với cái tâm phóng khoáng toàn cầu hóa, cuối cùng sẽ theo con đường lý tính và dân chủ. Văn học không trở lại là dân tộc quốc gia chiến đấu cho một nền tài nguyên, mà là một thứ phương tiện tạo cá nhân dư dật nhàn hạ.

Khổng Đức dịch

Trần Hiểu Minh
Số lần đọc: 2430
Ngày đăng: 13.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những nỗi tương tư của Thuý Kiều - Nguyễn Hoàn
Nhập lưu hậu hiện đại kì 6. - Inrasara
Sáng tạo cái mới trong nhãn quan các nhà lý luận văn chương Việt Nam hải ngoại - Phạm Quang Trung
Như thể một phương tiện thiện xảo(*) - Inrasara
Trình diễn thơ trong Festival Huế - Nguyễn Khắc Phê
Nhập lưu hậu hiện đại kì 5. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 4. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 3. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kỳ 2 - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 1 - Inrasara