Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.177
123.149.419
 
Tạp bút Mang viên Long
Mang Viên Long

Bà lão nhặt rác …

 

Ở quanh khu phố chợt B.Đ có lẽ không có ai là không “thấy” bà lão nhặt rác! Thấy là “thấy” vậy, chứ ít ai “biết” về bà lão. Thói thường, người ta chỉ để ý (biết) đến những cái gì sang trọng hấp dẫn (…) chớ ai lại “biết” chi đến cái nghèo hèn, tầm thường? Một người ở tận miền quê lên thị trấn, phố chợ, làm nghề gánh thuê, vác mướn – tối ngủ tạm vỉa hè – sáng ra không có nước rửa mặt! Nếu có ai hỏi ông “sao không chịu rửa mặt” – thì ông trả lời tỉnh bơ : “Có ai thèm ngó vào mặt mình đâu mà rửa?”. Ay vậy mà mới đây tôi nhận được bốn câu thơ thống thiết tình quê của một người bạn đang định cư ở nước ngoài – với cảnh tráng lệ nhà cửa người xe, mà anh thì : “Ngồi góc quê người coi lá rớt / Bỗng mừng khi lá mắc lên cây/ Thà khô héo chết theo cành mục/ Hơn phải sa cơ rụng đất này!”. (thơ Hoàng Lộc). Ở cái xứ nhộn nhịp hối hả có bao điều quyến rũ, hưởng thụ mà chỉ ngồi “Coi lá rớt” để nghĩ tưởng về quê nhà thì quả thật là hiếm !

 

Bà lão nhặt rác thường đi qua cửa nhà tôi ngày hai lần: Bảy giờ sáng và bốn giờ chiều. Buổi sáng, từ đầu dãy phố chợ phía trên; bà lúi cúi ngó quanh hai bên đường – vừa đi vừa nhặt những bao thuốc lá, tấm giấy bìa nhỏ, cho đến những tờ giấy vụn, mảnh nhôm nhựa, que sắt (…) vất bừa bãi bỏ vào hai túi nylon lớn. Bà đi chậm chạp. Đi thơ thẩn. Đôi mắt ngó quanh dọc hai bên hè phố chợ. Hết đường phố này, bà lầm lũi vào đường phố khác. Có lẽ trong đôi mắt bé nhỏ ấy không “để ý” tới gì ngoài rác! Và trong chiếc đầu được che phủ bởi lớp tóc bạc hoe đỏ kia cũng chỉ nghĩ tới rác mà thôi! – Bà chỉ có một điều để nhìn, để nghĩ (là rác) nên trông bà trầm tĩnh, hiền lành – toát lên một vẻ gì thánh thiện đáng kính.

 

Đi dọc quanh hết bốn đoạn đường phố bao quanh khu chợ; bà bắt đầu đi dần sâu vào các gian hàng tạp hóa, trái cây, thực phẩm khô, thực phẩm đóng gói để nhặt nhạnh vỏ hộp, thùng rách, và các loại bao bì vứt bỏ… cho đến gần 11 giờ trưa.

 

Buổi chiều – Bốn giờ, bà lão bắt đầu lập lại “lộ trình” như thế – cho đến lúc trời tối – các hàng quán đã thu dọn; bà mới lề mề vác hai bao nilon đầy rác trở về nhà, đến bán cho chủ “vựa”.

 

Theo lời dặn trước của tôi, chiều nào trước lúc về – bà cũng đều ghé lại nhận “bao rác” của tôi gởi. Tôi gom các loại bao hộp bằng giấy cứng, giấy báo, giấy vở học sinh (con gái tôi là giáo viên nên loại “rác” này nhiều), đôi khi còn có các thùng giấy dày là bao bì của những vật dụng mà con cháu tôi mua về – bỏ vào bao, cột lại gọn gàng.

 

Tôi hỏi : “Hôm nay bà thu góp được bao nhiêu ký?”.

 

Bà ngước lên nhìn tôi, cười – nụ cười rất hồn nhiên, - rồi nhìn thoáng lên hai bao nilon đã được cột kỹ – “chắc là cũng được 10 kg!”.

-Mỗi ký bà bán được bao nhiêu ?

-Giấy dày, vỏ thùng lớn, được một ngàn rưỡi – còn loại giấy nhỏ thì một ngàn! Bao nilon, vụn nhôm nhựa, mười ngày nửa tháng mới đủ ký để bán…

-Bao giấy thùng này có lẽ được ba bốn ký – tôi cầm lên, ước tính. Còn bao giấy vụn, có lẽ không được năm ký đâu!

-Mình chỉ giao cho chủ “thầu” cân, được bao nhiêu họ cho bấy nhiêu – cháu à !

 

Bà lão sống một mình trong túp lều tranh nhỏ bên kia đường xe lửa – khu vực KC. thuộc ngoại ô thị trấn. Có lần bà vô tư kể : “Tui có con cháu đông nhưng không có đứa nào nuôi nỗi tôi cả! Đi hết nhà này đến nhà khác, tui càng buồn! Đứa này đùn đẩy cho đứa kia. Đừa thì có vợ nhăn nhó. Đứa thì có chồng say sưa… Cháu thì mãi bay nhảy lo việc của cháu – Tui nghĩ mình sống không được bao lâu nữa – còn sức đi nhặt rác thế này là vui lắm rồi, cháu à !”.

-Thế còn bác trai ? Tôi áy náy hỏi.

-Ông nhà tui chết rồi! Bao nhiêu tiền của mất sạch để lo cho ông ấy mà cũng không sống được… Từ ngày ông ấy mất – đã mười năm, tui khổ đủ mười năm…

 

Những cảnh đời lạc lõng, kham khổ như bà lão nhặt rác quanh ta – còn nhiều , rất nhiều … Nhưng có một điều rất an ủi là tất cả họ đều sống bằng những đồng tiền lẻ lương thiện kiếm được bằng mồ hôi nước mắt của chính mình !

 

Th.6.2008

 

Những đồng bạc lẻ…

 

Sáng chủ nhật vừa qua, tôi có dịp đi chợ phiên BĐ – sẵn mua cho mình đôi dép nhựa giả da rẻ tiền để mang đi dạy hằng ngày. Mua xong, vì cảm thấy quai dép không chắc, có thể sứt ra bất cứ lúc nào – tôi đề nghị chủ hàng may thêm quanh đế dép như cô bạn ở trường – người chủ bảo ra cổng chợ ghé lại chỗ “bác Năm vá giày” để bác ấy may cho.

Ra khỏi phía cổng chợ, tôi thấy ngay “gian hàng” của bác Năm: Một chiếc bàn nhỏ, dài, thấp – trên bàn là mấy đôi giày cũ. Cạnh những đôi giày, là hai đôi dép mới của một cô gái – có lẽ đang chờ bác ấy may đế như tôi. Đặt nhẹ đôi dép lên bàn, tôi ngồi xuống một chiếc ghế xếp nhỏ. Bác Năm đang lúi cúi may, chợt ngẩng đầu lên – cười : “cháu chờ bác một chút…”.

Một người đàn bà tiều tụy, ăn mặc rách rưới – dắt theo một bé gái trạc sáu, bảy tuổi – cũng gầy ốm, xanh xao như bà. Đứa bé chìa chiếc mũ vải về phía bác Năm. Bác ngẩng lên, lặng lẽ mở nắp chiếc hộp thiết nhỏ – lấy ra một đồng tiền 1000 – đặt nhẹ vào mũ con bé.

Lát sau, một gã đàn ông vai mang túi vải đã vàng ố, tay cắp nạn gỗ- khập khiễng bước lại. Gã chìa bàn tay ra trước mặt bác Năm. Bác thản nhiên mở nắp chiếc hộp thiết nhỏ – lấy ra một đồng 500 – bỏ vào bàn tay thô ráp, đen điu của gã ta.

Lại một ông già mù – được một cô gái tuổi mười lăm, mười sáu dắt đi – ông hát vang một đoạn vọng cổ “Phạm Công – Cúc Hoa” buồn bã, khàn đục – trong lúc cô gái luôn miệng nói : “Quý ông, quý bà, quý cô… cho ông cháu xin vài đồng!” – họ đang đi dần vào phía trong cổng chợ. Bác Năm dừng tay khâu – mở nắp chiếc hộp thiết nhỏ – lấy ra đồng bạc 1000 – đưa về phía tôi : “Cháu làm ơn bỏ giúp vào chiếc ca nhựa của ông già!”.

Sau khi may đế xong cho hai đôi dép của cô gái – bác nhìn tôi, cười hiền lành : “Bây giờ đến lượt cháu!”. Tôi cười theo bác : “Thưa bác, mỗi ngày bác may được bao nhiêu đôi dép ạ?”

Đắc, cũng chỉ có 15- 20 đôi. Ế, thì  5 – 10  đôi. Không chừng…

-Bác làm chỉ có bấy nhiêu thôi, ít quá – sao bác “cho” nhiều vậy? – Tôi dè dặt hỏi.

-Có gì đâu mà nhiều, cháu ? Chỉ là những đồng tiền lẻ mình kiếm được thôi mà!

Bác vừa trò chuyện – vừa cắm cúi may.

Chợt bác dừng tay, ngước lên nhìn tôi – cười: “Trời Phật cho mình còn khỏe mạnh kiếm được miếng ăn, mình phải san sớt cho bà con chứ cháu?”.

Bác cười thoải mái : “Ăn thì bao nhiêu cho đủ? Có ăn uống tẩm bổ ngày năm sáu lần, rồi cũng chết sớm như lão XK thôi mà!”.

Tôi nhẩm tính – công may hai đôi dép của cô gái kia là bốn ngàn đồng, cộng với đôi dép của tôi nữa – là sáu ngàn. Kiếm được sáu ngàn đồng, mà bác Năm đã “cho đi” hết hai ngàn rưỡi – chỉ còn lại ba ngàn năm trăm đồng! Hơn một phần ba công sức của bác rồi!

Tôi tò mò hỏi thêm: “Thưa bác, vợ con cháu bác có sống gần đây không ạ?” – “Có. Vợ chồng bác sống với đứa cháu ngoại lên mười. Cha mẹ nó bỏ nhau lúc nó mới được ba bốn tuổi … Những đồng tiền lẻ bác kiếm được hằng ngày cũng đủ cho ông cháu sống qua ngày, cháu à !”.

Ông bỗng trầm tư – thở dài : “Giàu có như lão Trưởng giả Keo Kiệt có bao giờ chia sớt cho ai hạt gạo nào đâu; nhưng nghèo cùng như bà lão ở đợ – chỉ có cái bình múc nước bể – cũng làm dịu được cơn khát của Tôn giả Xá Lợi Phất!”.

Tôi chưa được biết “Trưởng giả Keo Kiệt” là ai – “Tôn giả Xá Lợi Phất” là ai, nhưng cũng hiểu được một điều sâu sắc: “Có tấm lòng tốt, lòng thương tưởng tới người – thì dù giàu hay nghèo – đều có thể thực hành hạnh bố thí được!”. Tôi mở chiếc ví nhỏ, lấy ra tờ giấy bạc năm ngàn đồng. Tôi đưa hai tay tờ giấy bạc cho bác Năm – cười : “Bác cho cháu gởi tiền công…”.

Bác Năm thối lại cho tôi ba ngàn đồng.

Tôi vội đứng dậy: “Bác cho cháu gửi chút tiền lẻ còn lại ấy để dành cho…”.

Tôi vội bước đi.

Bác Năm vẫn còn cầm ba ngàn đồng bạc lẻ trong tay – tần ngần nhìn theo tôi giây lâu…

Lập tâm Tịnh Thất –th.6.08

Mang Viên Long
Số lần đọc: 3449
Ngày đăng: 22.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những miền qua…2. Nhớ Huế - Nguyễn Thị Hậu
Nhân ngày 21-6-2008 : Kỉ niệm nghề báo - Huỳnh Kim
Gặp lại cánh đồng.. - Nguyễn Hoài Nhật,
Qủa bóng tròn nên lăn bất định... : Ý , Pháp - Sắp ’’Đi’’ Rồi! - Lê Xuân Quang
Bùi Giáng - ngắm trăng sau độ mưa nguồn - Trần Ngọc Tuấn
Lã Bất Vi thời hiện đại - Trần Huy Thuận
Những miền qua…1. Hoài niệm xứ Đoài - Nguyễn Thị Hậu
Một ngày đàng… - Nguyễn Thị Hậu
Không thể không viết cùng Võ Đắc Danh - Nguyễn Đức Thiện
Mộng ngoài cửa lớp ! - Vũ Trà My
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)