Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.148.570
 
Nhiệm vụ nghiên cứu sử
Khổng Ðức

Trong vấn đề nghiên cứu sử, truớc tiên chúng ta phải xác định  sử là gì?

 

Ở Trung Quốc  cũng như ở các nước, những tài liệu liên quan đến sử có rất nhiều, như Sử ký, Sử thư, Tam quốc chí, Tư trị thông giám, Tứ sử thư…Ở Tây phương thì có La mã sử, Hy Lạp sử v…v…, những loại sách ấy thật sự có phải là sử không ?

 

Những loại sách  vừa kể nhiều vô số và mênh mông như đại hải nhưng đó không phải là sử, mà chỉ là những tài liệu cung cấp cho chúng ta nghiên cứu sử, chứ không phải là lịch sử. Vì sử đúng nghĩa là phải có sự sống, có hoạt động, có tiến bộ, chứ không phải là thứ tài liệu chết cố định.

 

Chúng ta nghiên cứu cuộc sống của lịch sử, có lúc phải dựa vào  những tài liệu đã được ghi chú, nhưng muốn hiểu được ngoài những gì đã trình bày trên những trang giấy cũ kỹ, là những trang sử có sự sống , thí dụ như nghiên cứu Lenine, ông là một người sống. có một cuộc đời. Vậy nghiên cứu ông ta, tất phải tham khảo những thư tịch liên quan đến Lénine, nhưng không thể nói những thư tịch liên quan đến Lenine là Lenine. Có hiểu rõ được điểm đó mới thấy có sự khác biệt giữa tài liệu lịch sử và lịch sử.

 

Bây giờ chúng ta hãy nói về sự phát triển của  lịch sử học, nó vốn bắt nguồn từ sự ghi chép, Anh văn gọi sử là History, có nghĩa là tra hỏi mà biết được,, Đức văn gọi là Geschichte có nghĩa là sự thể, ghi chép lại những sự kiện phát sinh, đó là nguồn gốc của sử học.

 

Từ xưa nội dung  của lịch sử, bộ phận chủ yếu là chính trị, ngoại giao, và sự tích hoạt động thì nhắm vào giai cấp qúy tộc, cho nên Freeman mới nói rằng : sự kiện quá khứ của chính trị là lịch sử, hay lịch sử  là chính trị, theo ông  thì lịch sử và chính trị gộp lại thành một, không thể tách rời nhau ra.

 

Cách giải thích lịch sử như vậy, không tránh khỏi sai lầm là quá hẹp hòi. Lịch sử là có cả đời sống , nó là sự sống của nhân loại, sự sống của toàn thể, không phải chỉ có chính trị, mà ngoài ra còn có  kinh tế, luân lý, tôn giáo, nghệ thuật, cuộc sống có đủ  các thứ. Nếu nói lịch sử là chính trị, vậy thì kinh tế, luân lý, tôn giáo, mỹ thuật, nói chung các thứ sinh hoạt, không thể kể là cuộc sống của nhân loại sao? Có thể nào lại bỏ chúng ra ngoài cuộc sống ư !

 

Mãi về sau đến K. Marx, mới phát hiện  cho lịch sử có một ý nghĩa chân chính, đó là học thuyết duy vật sử quan. Ông giải thích cuộc sống của con người là một chỉnh thể, cái chỉnh thể sinh hoạt ấy là văn hóa. Đương nhiên sinh vật học thì nghiên cứu sinh vật, thực vật học thì nghiên cứu thực vật, vậy lịch sử nhân loại đương  nhiên là phải nghiên cứu sự sinh hoạt của con người, mà toàn thể sự sinh hoạt là văn hóa vậy. Mà văn hóa là một cái  toàn thể không thể chia cắt ra được. Tỉ như một tòa lâu đài có thể chia ra là nóc lầu, thân nhà và nền móng. Ví như nền móng  tòa nhà dao động thì thân nhà, nóc nhà đều dao động theo. Nền móng biến đổi  thì thân nhà nóc đỉnh cùng biến đổi theo. Văn hóa lấy kinh tế làm cơ sở, nên Marx nói rằng khi mối quan hệ kinh tế biến đổi  thì nó sẽ kéo theo cả chính trị, tôn giáo, luân lý, nghệ thuật cùng biến đổi theo.

 

Ông ta không những  phát hiện ra văn hóa là một chỉnh thể, mà còn đem hai lãnh vực lịch sử và xã hội phân chia ra. Ông nói: xã hội nhân loại đi dọc theo  thời gian là lịch sử; còn nằm ngang trên mặt phẳng  không gian là xã hội. ông còn nói “lịch sử là sự biến cách của xã hội”. Chẳng những  quá khứ của lịch sử là sự biến cách của xã hội, tức là trong hiện tại  cũng như tương lai xã hội không lúc nào là không biến cách. Bởi vì lịch sử là có sự sống, có hoạt động, có tiến bộ, chứ không phải là một hiện tượng bất biến. Phạm vi của lịch sử không những bao gồm quá khứ, mà còn bao trùm cả hiện tại và tương lai.

 

Còn nhiệm vụ của  nhà sử học là gì, thì được sử học gia của Hi Lạp là Herodotus - hậu thế từng tôn xưng là cha đẻ của sử học- từng khuyên bảo với chúng ta rằng :

1.- Nên chỉnh đốn những gì đã được ghi chép để tìm ra sự thật chính xác.

2 – Nên giải thích những điều ghi chép để tìm ra những  pháp lý của sự thật..

Theo đó nhiệm vụ của sử gia là phải moi tìm trong đống sách vở cũ  mà chỉnh lý phát hiện ra sự thật chính xác, tìm ra chân lý. Nhưng cùng là một sự thật, mọi người có thể giải thích khác nhau. Tỉ như cái quá khứ thực tại của Khổng Tử, và lịch sử Khổng Tử, Giáp và Ất mỗi nghười giải thích một cách, Ất và Bính cũng giải thích khác nhau, người nay giải thích khác người xưa, nói chung người người giải thích chẳng ai giống ai. Sau khi đã chỉnh lý rồi, nó tự tìm ra sự thật chính xác, đương nhiên sự thật này cũng chẳng giống nhau. Điều quan trọng cần phải biết là lịch sử luôn luôn có một đời sống  mới mẻ, có hoạt động, có tiến bộ, chẳng những nó không sợ cải tác, trùng tân, mà còn mong muốn chúng ta hãy trung tân cải tác cho nó. Chúng ta có thể rút ngay trong lịch sử những thí dụ cụ thể để xem xét.

 

1.- Như dựa theo thần thoại thì con người do thần thánh hay Thượng Đế sinh ra. Nhưng theo sự khảo sát của các nhà  nhân chủng học, thì con người thuở ban sơ cũng chỉ là một loài động vật bốn chân. Giống cái của loài nầy vốn sợ con cái sơ sinh của nó bị các loài mãnh thú khác tàn sát, nên phải vận dụng hai chân trước ôm lấy con mà chạy; từ đó mà có sự tiến bộ biến hóa mới thành ra hai tay cầm nắm, hai chân chạy nhảy. cũng từ biết sử dụng hai chân thì phần lông lá trên cơ thể thưa dần; để tránh mưa gió lạnh lẽo, từ chỗ dùng lá cây vỏ cây che thân, con người biết tạo ra quần áo , nhà cửa. từ cuộc sống  ban sơ ăn lông ở lổ tiến dần đến đời sống du mục, từ đời du mục tiến đến việc chăn nuôi rồi hình thành cuộc sống nông nghiệp, thủ công nghiệp và cơ giới hóa… là cả một quá trình lịch sử dài dằng dặc. Ngày nay chúng ta căn cứ vào tiến hóa luận mà giải thích các bản văn ghi chép so với quan niệm mười năm về trước là đã khác nhau rồi.

 

2.- Các họ của người Trung Quốc cổ đại như  Ngụy, Cát, Cơ, Khương, v..v… đều có bộ nữ một bên là sao ? Tiền nhân giải thích là do nhân địa danh mà đặt thành họ, như ở sông Khương thì đặt là Khương , ở gần sông Ngụy thì đặt là Ngụy. Nhưng người ngày nay lại cho rằng  địa danh Khương thủy, Ngụy thủy  là do tên họ của người cư ngụ ở đó mà đặt thành tên.

 

Còn họ mà có bộ nữ một bên là vì thời ấy là thời của  mẫu hệ, mẫu quyền  nên con cái phải theo họ mẹ. Điều này không phải là võ đoán, mà theo sự quan sát thực trạng  xã hội ngày nay, thôn xóm nào có họ Trương, họ Lý ở thì gọi đó là Trương gia thôn, Lý gia thôn. Chúng ta dùng nhãn quan tân lịch sử mà xem xét lại những sự việc hàng ngàn năm về trước ghi chép trong đống thư tịch cũ, chắc chắn sẽ có những kiến giải mới, và phát hiện ra những sự thực chính xác.

 

3.- Trong hai ba chục năm gần đây, do những khai quật cổ vật ở Hà Nam, mới thấy những danh từ kinh tế của Trung Quốc thời xưa đều dùng  bộ  Bối Như chữ Hóa       là mua, chữ Giá      là giá cả, v…v….Trong khi sử của Trung Quốc ghi chép rằng từ đời Thần Nông  xa xưa, người ta đã chế tạo ra những hóa tệ bằng vàng. Nhưng qua sự khảo sát cổ vật cũng như  đọc kỷ trong kinh Thư của đời Thương thì từ đời Ân về trước chưa hề có chữ Kim mà chỉ có chữ Bối là Bối Ngọc – nôm na là người thời xưa chỉ mới biết dùng vỏ sò làm hóa tệ trao đổi mua bán. (Chữ Bối là vỏ sò).

 

Từ đó chúng ta mới xác định  những điều ghi chép trong sử cũ đa phần là hư ngụy lầm lẫn, nên phải cải tác trùng tân lại. Nhưng những điều chúng ta cải tạo  hay trùng tân cũng chưa chắc đã là chân thực, hay có chân thực chăng  cũng chỉ ở trong thời chúng ta mà thôi. Vì sử như đã nói là vốn có sự sống,, nghĩa là không phải là cái gì bất biến. Tài liệu ghi chép là xác chết khô cứng không biểu hiện được sự sống  linh động; cho nên phải dựa vào quan niệm lịch sử mới mẻ của người đời sau nhận thức và chỉnh lý nó. Sự nhận thức chỉnh lý cũng không hề ngưng lại mà người đời sau nữa lại lý giải mới hơn, phát hiện nhiều cái lạ hơn. Cái mà hiện tại chúng ta cho là mới, là chân thực rồi cũng có thể là sai lầm là hư  ngụy biết đâu. Sử gia Hi Lạp là Crote nói rằng : Có người bảo quyển sử của ông hay hơn  quyển sử của Herodotus, vì sử của Hero, một là thiếu tinh thần phê bình, hai là ông này thích cái gì thì chú tâm vào cái đó là chân thực. Nhưng chúng ta phải lấy công tâm mà nhận xét, điều mà ông ta chú tâm đến chưa chắc đã là đúng, và vào thời của Herodotus có thể đạt được kết quả như thế là đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn. Chúng ta cũng không thể nhân thấy kết quả của Crote mà đâm ra xem thường  Herodotus. Bởi quyển sử  Hy Lạp của Crote cũng có thật là hoàn hảo không , hay chẳng qua chỉ do sự so sánh mà có được kết quả như thế.

Cho nên lịch sử vốn không sợ phải trùng tân, cải tác, mà còn mong muốn  được trùng tân , cải tác, lật đổ những quan niệm cũ của cổ nhân. Nên chúng ta phải có một quan điểm mới mà cải tác lịch sữ cũ, và hy vọng rằng  sẽ có nhiều người cùng tham dự vào công việc thú vị này là cùng nhau dùng tân tri thức, tân quan điểm xét lại những  tư liệu ghi chép cũ để có những phán  quyết chính xác hơn.

 

(Trích dịch trong Lịch sử học của Lý Đại Chiêu)

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3507
Ngày đăng: 13.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Các ý kiến về chiếu cần vương giả mạo - Nhiều Tác Giả
Về cái được gọi là “chiếu cần vương – D’argenlieu – 03-7-1889” - Trần Xuân An
Bàn thêm về cội nguồn dân tộc Việt Nam - Hà văn Thùy
Bàn thêm về thông báo cho thiên hạ cần vương (cáo dụ cần vương), lệnh dụ thiên hạ cần vương & cụm từ “tờ chiếu cần vương của vua Hàm Nghi” - Trần Xuân An
Đức Bổn Sư đạo Tứ ân hiếu nghĩa cùng “Bá gia” quyết trấn giữ vùng biên cương, núi xa - Nguyễn Hữu Hiệp
Việt Nam và những vấn đề ở biển Đông - Giang Tâm
Đô thị ở Nam bộ thời cận đại - Nguyễn Thị Hậu
Bàn lại với ông Trần Trọng Dương : Lâu đài trên mây hay dự cảm sáng suốt? - Hà văn Thùy
Huyền tượng mẹ ÂU CƠ: Bi kịch và mầu nhiệm - Trần Xuân An
Giai đoạn huyền sử trong ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (1697) và KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (1884) - Trần Xuân An
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)