1
Bãi, bờ sông Ðuống.
Nương dâu xanh tươi. Ðó đây thấp thoáng bóng người hái dâu...
Từ trong nương dâu vút lên tiếng hát, tiếng hò...
Một cỗ kiệu đi trên đường cái quan.
Tiếng hát trên nương dâu vọng tới. Một người ăn mặc theo lối quan Thị vệ trong triều - vén rèm, thò cổ, lắng nghe đoạn ra lệnh cho phu khênh dừng kiệu. Quan Thị vệ bước xuống chăm chú hướng về phía có tiếng hát... tiếng hát dứt, ông sai người lính hộ vệ đi tìm người có tiếng hát hay kia dẫn về cho ông gặp.
Hai người lính đi xuống nương dâu, tìm hỏi...
Những người hái dâu chỉ cho người đang hát.
Họ đi tới... Lát sau dẫn về một cô gái, tuổi chừng 15, 16, ăn vận theo lối dân quê, nhan sắc xinh đẹp. Nàng đứng trước mặt quan thị vệ dáng tự tin. Quan hỏi, nàng thưa tên là Ðào Thị. Con một cụ Ðồ trong làng... Quan Thị vệ hỏi để tìm hiểu về gia thế… Đào thị đáp trôi chảy: Lên 6 tuổi được bố dậy học... Khi 10 tuổi bố mẹ đếu lần lượt qua đời, gia cảnh sa sút, nàng phải đi ở hái dâu, nuôi tằm, dệt cửi cho một nhà giầu trong làng để kiếm sống. Nghe gịong hát, lời đối đáp, nhìn người, viên thị vệ ưng ý ngay. Ông có nhiệm vụ đi tìm những người con gái xinh đẹp, hát hay, múa giỏi - tuyển vào cung cho đức Vua.
Người con gái được lập tức triệu hồi về kinh. được giao cho bà cung nữ già chăm sóc, dậy dỗ. Vốn tư chất thông minh, lại chăm chỉ... thấm thoát 5 năm trôi qua, nàng Ðào Thị trưởng thành chẳng những xinh đẹp mà còn tinh thông, điêu luyện Cầm, Kỳ, Thi, Họa. Nàng nhanh chóng trở thành người đứng đầu trong đám thị nữ. Những cuộc du ngoạn, thưởng vịnh của Ðức Vua, nàng đều được vời đi theo hầu. Tiếng tăm về Ðào Thị nổi lên như cồn. Những quan Văn Võ trong Triều, Tài tử Văn nhân trong kinh thành đều ngưỡng mộ.
2.
Kinh thành Thăng Long.
Hồ Tây. Một ngày đầu Xuân.
Ðức Vua cùng đoàn tùy tùng bơi thuyền dạo chơi. Ðào Thị được Vua cho đi theo, làm người hầu bên cạnh. Hôm nay Ðức vua vui, ngài thấy phong cảnh Tây Hồ ban mai rất đẹp, hứng khởi, tức cảnh đức vua, đọc :
Vụ ế chung thanh tiểu
Sa bình thụ ảnh trường.
Dịch :
Mù tỏa tiếng chuông nhỏ
Cát phẳng, bóng cây dài.
Ðoạn đức vua quay sang bảo tả hữu : Các khanh thử đối xem !
(Tãt cả câu đối, thơ trong kịch bản này đều lấy theo bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện, NXB Ðại Nam)
Ðoàn tùy tùng đi theo, có nhiều người học giỏi tài cao, đứng đầu nhiều lĩnh vực ở trong Triều. Tuy vậy vế ra của Ðức Vua cũng khó, chưa ai kịp nghĩ được vế đối, tỏ ra lúng túng... Ðào Thị đứng bên cạnh Vua, đưa mắt vẻ ngạc nhiên nhìn mọi người. Các quan văn võ, tả hữu đang tập trung suy nghĩ...
Muốn kích thích mọi người cùng tham gia cho cuộc du chơi thêm thú vị, thấy thái độ của Ðào Thị, vốn đã biết tài văn thơ của nàng, Ðức Vua quay sang bảo: Trẫm muốn nghe nàng đối trước !
Ðào Thị ngước nhìn các vị quan đầu bạc tỏ ý ngại ngùng. Nhưng là lệnh của Vua, nàng phải thực thi, bình tĩnh thưa : Văn tài của thần thiếp kém cỏi, nếu Bệ Hạ không chê, thần thiếp xin tuân mạng - đoạn cất gịong đọc :
Hàn than Ngư hấp Nguyệt
Cổ lủy Nhạn minh Sương.
Dịch :
Bến lạnh Cá đớp Nguyệt
Lủy cổ Nhạn kêu Sương.
Nhà Vua tươi cười khen ngợi vế đối của Ðào thị. Các quan tùy tùng cũng chịu là vế đối hay và chỉnh. Nhân đó đức Vua tiếp : Vế đối thật hay ! Vừa vẽ lên được khung cảnh mờ ảo, vừa miêu tả được sinh vật sống động trong đó... Ðối cả về ý lẫn lời. Ðiều cốt yếu, người đối ứng khẩu. Tuyệt diệu ! Từ nay trẫm sẽ gọi khanh là ''Ả Hàn Than'' để kỷ niệm chuyến đi du ngoạn này !
Năm năm sau chuyến du ngoạn, Ðức Vua cũng đã tạ thế !
Kinh thành Thăng Long không ngừng được xây dựng mở mang, đông vui sầm uất. Ở một phố chính, gần trung tâm có một toà lâu đài sang trọng. Ðằng trước nhà, xe, ngựa rầm rập kẻ đến, người đi... Trên trụ cổng toà lâu đài treo một tấm bảng lớn viết giòng chữ vàng, nổi bật trên nền đỏ : ''Hàn Than Tịnh Xá''.
Một cỗ xe hai ngựa, trang trí đẹp, xịch đỗ trước cửa.
Một người đàn ông trên xe bước xuống, tuổi trạc tứ tuần, béo tốt phương phi, ăn vận sang trọng. Thấy có khách, hai người hầu từ trong ra đón. Người khách dường như đã quen, thong thả tiến vào.
Từ trong nhà, một người phụ nữ, tuổi ngoài 20, nhan sắc xinh đẹp, phong thái cao sang, tiến ra chào. Vị quan kia đáp lễ, theo người đàn bà đi vào phòng khách. Người hầu tiếp nước. Vị khách chính là Quan Hành Khiển Ngụy Nhược Chân ! Ông là người lịch lãm, có tài văn thơ. Vốn trọng tài của Chủ nhân, thường ghé thăm, khi thưởng nguyệt, lúc ngâm vịnh. Chủ nhân ngôi nhà chính là Ðào Thị - Hàn Than.
Sau khi Hoàng đế băng hà, Hàn Than được đưa ra khỏi cung. Trước khi Hoàng Ðế mất, di ngôn lại ''Cấp cho Hàn Than nhà ở, người hầu hạ, tiền bạc...''. Nàng sống sung túc trong ngôi nhà này.
Hàn Than gọi căn nhà mình là ''Hàn Than Tịnh xá'', hàm ý muốn nhắc thiên hạ, nhớ đến thời hoàng kim của mình, được Tiên đế sủng ái. Ðối với tài tử, văn nhân trong kinh thành, Hàn Than vẫn là một giai nhân được ái mộ ! Hàng ngày có nhiều người đến thăm. Giữa tuần trăng, nàng cho tổ chức ngâm vịnh tại nhà, mời bạn bè đến dự... Chẳng mấy chốc, nơi đây đã trở nên một tao đàn Thi xã của kinh thành Thăng long...
3
Hôm nay 14 tháng tám. Tết rằm Trung thu.
Trước cửa nhà được trang hoàng lộng lẫy: Các loại đèn, hoa được chủ nhân mua, đem trưng bầy làm cho căn nhà như ở tiên cảnh bồng lai. Theo lệ thường, khách tao đàn đến dự cuộc ngâm vịnh. Thật đúng cảnh: '' Dập dìu tài tử giai nhân. Ngưa xe như nước áo quần như nêm''. Cuộc thưởng ngoạn trăng hôm nay quan Hành Khiển Ngụy Nhược Chân cũng tham dự.
Khách khứa vừa an tọa. Hàn Than tiếp đón nhiệt thành, niềm nở. Nàng mặc theo lối trang phục của những vương phi mệnh phụ đương thời. Đang ở tuổi sung mãn của người đàn bà, lại vốn bản tính phóng khoáng nên trông nàng rực rỡ như tiên nữ giáng trần.
Cuộc họp mặt bắt đầu.
Một vị Thi Hữu đứng lên tuyên bố đề tài ngâm vịnh...
Vừa lúc ngoài cửa có tiếng ồn ào... Mọi người nhìn ra : Gia nhân đang ra sức cản một nhóm người. Ði đầu là hai người đàn ông to cao dáng vẻ dữ dằn. Theo sau hai võ sỹ, một vị phu nhân, tuổi trạc 40 cùng 3 thị nữ tháp tùng. Mặt bà ta sát khí đằng đằng. Tiếp đến nhiều người khác đi theo thái độ cũng tỏ ra hung hãn..
Gia nhân không cản nổi.
Bà mệnh phụ tiến đến trước mặt Nguỵ Nhược Chân lườm. nguýt... Quan Hành Khiển đầu cúi... không dám ho he. Bà ta tiến đến trước mặt Hàn Than, hai tay chống nạnh nhìn nàng, mồm hấm hứ…
Thấy người đàn bà tự dưng xông vào nhà, thái độ ngang tàng, xấc xược, Hàn Than tiến đến trước mặt người kia, bình tĩnh hỏi : Thưa Bà ! chẳng hay bà là ai ? có chuyện gì, tự dưng xông vào nhà tôi làm náo động ?
- Ta là ai ư ? Nàng chưa biết hay cố tình lơ đi ! Ta là con gái Tể tướng. Là Nương Tử của Ngụy Nhược Chân. Nàng cậy tuổi trẻ, biết chút thi phú, có nghề múa hát để quyến rũ đàn ông, quyến rũ chồng ta. Hôm nay ta quyết nói cho mọi người thấy rõ bộ mặt thật của nàng, phá tan cái ổ nhơ bẩn này. Nói đoạn bà ta quay sang phía hai tên võ sỹ, và đám gia thuộc đứng đằng sau, quát : Chúng bay đánh cho con này một trận, phá hết, đập hết, tôị vạ đâu ta chịu !
Lời vừa dứt, lũ gia nhân đi theo thực hiện mệnh lệnh tức thì. Một nhóm 4 người đàn bà xông tới, quây Hàn Than vào giữa cào, cấu, xé quần áo nàng.
Tiếng la thét, tiếng đồ vật bị đập phá vang lên...
Những người tới dự ngâm vịnh sợ liên lụy ào ào kéo nhau ra về.
Ngụy Nhược Chân vốn sợ vợ, thấy vợ làm dữ, không hám ho he, chỉ đến trước mặt khom mình, van xin... Bà vợ xấn xổ, truu tréo càng làm gìa. Chẳng những không dừng tay, mà còn ra lệnh cho tay chân làm mạnh hơn. Ðoạn, cầm tay chồng lôi xềnh xệch ra cửa...
Ðám thủ hạ thấy vợ quan Hành khiển ra về cũng dừng tay, lủi hết.
Căn nhà như một bãi chiến trường. Ngổn ngang bàn ghế gẫy. Ðồ đạc vương vãi tứ tung. Hàn Than mặt mày thâm tím, quần áo bị xé rách, nhiều chỗ trên da thịt bị xây sước... Ðám gia nhân cũng bị hành hung. Nàng nước mắt lưng tròng. Người vú già mang đến cho Nàng một chiếc áo khoac. Mấy cô thị tỳ mang thuốc đến. Kẻ xoa bóp, người bôi thuốc. Số khác xúm vào thu dọn nhà cửa...
Hàn Than ngồi suy nghĩ, vẻ mặt thay đổi liên tục, dường như nàng đang tính toán một bước đi... lát sau, như đã quyết định, nàng bảo người hầu có tuổi : U gìa vào buồng tôi, cầm chiếc hộp để trong ngăn tủ ra đây. U vâng lời đi ngay. Hàn Than quay nhìn gia nhân - đang hí húi thu dọn - tiếp : Xin mọi người ngừng tay đến đây, ngồi xuống, tôi có câu chuyện muốn nói.
Ðám gia nhân ngạc nhiên, chưa hiểu chủ nhân mình định làm gì, nhưng vẫn vâng lời. Người vú già đi ra, đưa cho Hàn Than chiếc tráp. Nàng cầm, chưa mở, nói : Từ ngày tôi dọn ra đây, được các bác, các thím, các em đến sống chung, tôi rất vui. Chúng ta tưởng sẽ mãi mãi bên nhau. Ai ngờ tai họa ập đến, tan đàn xẻ nghé... tôi không còn mặt mũi nào ở lại đây nữa. Hôm nay chúng ta đành phải chia tay. Trước khi ra đi, tôi có chút tiền, gọi là thêm thắt để các người đi làm cho chủ khác, hoặc trở về quê hương kiếm kế sinh nhai - nói đến đây, Hàn Than mở tráp, lần lượt đưa cho mỗi người một nắm bạc...
Mấy người đàn bà có tuổi sụt sùi...
Mãy người đàn ông nhận tiền, vẻ mặt buồn bã...
Mãy cô tỳ nữ khóc ròng...
U già là người cuối cùng nhận tiền. Bà đi theo chăm sóc cho Hàn Than ngay từ ngày nàng nhập cung. Thấy cô chủ có thái độ kỳ lạ, bà hỏi : Vậy cô chủ đi đâu ? Tôi già rồi, đã sống với cô nhiều năm, Tôi nguyện cô đi đâu, xin đi cùng...
- Cám ơn U ! lần này tôi sẽ đi xa... U không thể theo tôi được. Bây giờ mọi người thu dọn nhà cửa cho thật gọn gàng. Tôi muốn mở một bữa tiệc thết đãi bạn bè, những người có ơn sâu nghĩa nặng với tôi để tạ ơn, và từ giã. Nhưng không ai đựợc hở ra cho người ngoài biết ý đồ của tôi - Nàng nhấn mạnh - Tiệc xong, mọi người sẽ ra đi - Ngừng một chút, nàng đüa mắt nhìn đám gia nhân khắp lượt... Mọi người tỏ ra kinh ngạc... thật sự xúc động nên không thốt ra lời. Nàng tiếp : Bác Nhâm - Tên một người đàn ông làm quản gia. Ông ngẩng lên thưa : Dạ, tôi đây, cô cần gì xin cứ nói.
- Bác giúp tôi một việc. Ngay bây giờ cho người đi báo cho ông Tạ, nói rằng tôi có việc cần nhờ... mời ông ấy đến dự tiệc luôn. Ngừng một chút ngẫm nghĩ, đoạn tiếp : Từ đây đến phủ Kinh Bắc đường xa, phải đi ngay mới kịp. Sau đó, Bác cắt cử người chuẩn bị cho bữa tiệc. Danh sách khách mời đây - Hàn Than đưa cho bác Nhâm một bức thư cùng tờ giấy, trên ghi tên, địa chỉ khoảng 20 người, đoạn nhấn mạnh : Bác đưa cho ông Tạ thư này. Còn đây là danh sách những khách qúy của tôi, xin các vị tiếp đãi cho chu đáo. Họ sành các món ăn của tiệm Vị Hương, ta hãy đặt đầu bếp của tiệm này nấu nướng. Mọi người đã rõ ý của tôi chưa ?
- Dạ rõ !
- Vậy thì ai vào việc ấy, bắt tay đi ! Dứt lời, nàng quay sang U già : Riêng U, sau khi tiệc xong, ở lại với tôi, khi nào tôi lên đường, U cũng lên đường... được không ?
- Dạ được !
- Bác Nhâm này - Hàn Than gọi giật khi Bác Nhâm quay người định đi ra, Bác Nhâm quay lại, hỏi : Thưa Cô, còn dặn tôi điều gì nữa ?
- Bác cho người đi Kinh Bắc ngay. Cố gắng đưa ông Tạ về đây càng sớm càng tốt ! Khi nào Ông Tạ đến, dẫn ông ấy vào gặp tôi ngay !
- Dạ rõ !
- Tôi cần nghỉ một chút, U cùng với Bác Nhâm đôn đốc mọi người bắt tay chuẩn bị ngay cho bữa tiệc hộ tôi nhè ! Dứt lời Hàn Than đi vào phòng riêng.
Trong phòng ngủ của Hàn Than.
Ðồ đạc sang trọng, sắp xếp trang trí tao nhã...
Hàn Than tiến đến chiếc tủ, mở cánh, lôi ra một chiếc hộp khác. Bên trong đựng đầy vàng lá, ngọc ngà, xuyến bông. Nàng cầm lên, đôi mắt thẫn thờ nhìn vào một điểm trong không trung trước mặt, lát sau, lại bỏ vào đậy hộp lại, đoạn cất tiếng thì thầm : Từ biệt ’’các ngươi’’. Chấm dứt một quãng đời vô vị, nhàn nhã, rong chơi !... Chúng bay sẽ giúp ta rửa mối hận này. Nàng ôm chiếc hộp áp vào ngực. Hai mắt long lanh... từ đó phát ra những tia sắc lạnh !
Trên đường đi vào Kinh đô, trời dần sáng. Cổng thành vừa mới mở. Một người đàn ông trạc ngoại 50 tuổi, rậm râu, dáng con nhà võ, cưỡi trên mình một con tuấn mã. Con ngựa có vẻ mệt mỏi, mép ngựa xùi xùi bọt trắng, lông đẫm mồ hôi, áng chừng nó vừa vượt qua chặng đường dài. Chạy đến trước cửa Hàn Than Tịnh Xá, người cưỡi ghì cương. Con ngựa dừng lại. Từ trong nhà, một bác gia nhân tiến ra mở cửa. Ngừơi lữ khách quay sang hỏi : Cô Hàn đâu ?
- Xin ngài vào thư phòng chờ, tôi đi báo cho cô chủ. Một ngừơi khác đón lấy giây cương, dẫn ngựa ra tàu. Người lữ khách bước vào gian tiền sảnh.
U già đi đến trước cửa buồng Hàn Than, nói : Thưa cô ! Ông Tạ đã đến !
Từ trong phòng vọng ra tiếng của Hàn Than : Dẫn ông ấy vào thư phòng, tiếp nước, tôi sẽ tới ngay ! U nói với Bác Nhâm, trong vòng 2 canh giờ, không được cho ai vào quấy rầy tôi !
- Vâng !
U già đi ra. Lát sau, Người có tên là Tạ - cũng chính là lữ khách vừa đến - xuất hiện trên hành lang, ông ta đến trước cửa buồng dừng lại, sửa tư thế, trang phục, bước vào. Chừng ít giây phút, cửa thư phòng lại mở, Hàn Than hiện ra. Ông Tạ thi lễ, gia nhân lùi ra. Cửa đóng lại. Hai người tiến đến bên bàn trên đã ccể sẵn tấm sơ đồ, hai người cúi nhìn tấm bản đồ...
4
Dinh thự của quan hành khiển Ngụy Nhược Chân.
Từ trong phòng ngủ của quan vọng ra tiếng người nói ... tiếp đó là tiếng khóc.
Ở bên trong phòng: Quan hành khiển đang dỗ dành phu nhân. Bà vừa gây ra chuyện lớn, làm cho ông mất mặt trước bàn dân thiên hạ, gây thù chuốc oán với những người không cùng cánh. Ðiều đặc biệt, đã nhục mạ nàng Hàn Than, một người phụ nữ có tài, mà ông thực sự mến phục, được tiên đế sủng ái.
Biết hành động đánh ghen của mình quá đáng, nhưng nghĩ lại thì đã quá muộn, nóng giận làm cho con người ta mất khôn... Bà vợ bây giờ ân hận, đành làm mình làm mẩy chỉ hòng đánh lạc hướng để gỡ tôị. Bà thừa biết ông chồng rất nể sợ mình, nhưng câu chuyện đã trở nên nguy hiểm cho địa vị của chồng. Bà ''làm mình'' chẳng qua mục đích để chồng đừng rầy trách, ai ngờ kế hoạch lại thành công. Chồng bà chẳng những không la rầy, mà lại còn tỏ ra thương bà. Nắm được cái thóp đó, bà tiến thêm một bước : Này ông ! tôi biết làm như vậy đối với ả Hàn Than hơi qúa. Ai bảo mình say ả, bỏ mặc tôi. Nhưng chuyện đã lỡ, nếu mình không cứu tôi, thì rất nguy ! Thiên hạ nhìn vào, mình sẽ bị mất mặt, mà tôi thì cũng chẳng hay ho gì. Những kẻ thù sẽ nhân đó khoét sâu chuyện này, kích động dư luận, chúng sẽ lu loa lên. Như vậy đường thăng quan tiến chức của mình sẽ ảnh hưởng ! Còn tôi có cơ bị tội.
- Nhưng bây giờ biết làm thế nào ? Mình chỉ vì ghen tuông... đã hại tôi ! Nói đến đây ông Chân cúi gầm mặt đau khổ...
- Chỉ còn có một cách ! Nếu mình chịu nghe lời tôi sẽ không sao, mình và tôi đều vô tội. Kẻ thù của mình sẽ không còn cớ để công kích.
- Cách gì ? Như người chết đuối vớ được cọc, Ông Chân nẩy người lên, dục: Nói đi!
- Ông hãy nói với bạn bè rằng, Hàn Than dụ dỗ... vì nhất thời thiếu suy nghĩ , không cưỡng được nên đã sa ngã…
- Không được ! cách nào thì cách, nhưng cách làm đó thật đê tiện, ô nhục... tôi là quan Hành Khiển trong triều... có ăn học... để chạy tội... làm cái việc vu oan, giá hoạ, bất nhân bất nghĩa này, tôi không thể nghe mình được ! Dứt lời ông gỡ tay vợ đang nắm lấy hai cánh tay mình, đứng dậy, đi ra cạnh cửa sổ ngẩn người suy tư...
Cũng lúc ấy, tại Hàn Than Tịnh Xá đang diễn ra cuộc vui. Mặc dù chủ nhân bị làm, nhục, quan khách trong kinh thành được mời vẫn đến dự đông đủ...
Bà vợ chưa nói hết ý mà quan Hành Khiển đã ngắt lời. Ông dẫy lên như đỉa phải vôi. Thoạt đầu bà tưởng chồng sẽ nghe lời mình, không ngờ chồng phản ứng kịch liệt . Nhưng rõ tính chồng, bà đứng dậy theo ra đứng bên cạnh, nhẹ nhàng nói tiếp : Mình bình tĩnh nghe em nói hết đã. Ðiều mình ngại cũng là điều em lo. Phải ! làm như vậy thật bất công đối với Hàn Than... Thiên hạ sẽ chê bai hành động của mình là hạ tiện. Nhưng, nếu không làm, ả Hàn Than sẽ kiện cáo vì bị hành hung. Ả lại là cung nữ của Tiên đế, ngộ nhỡ Hoàng Thượng truy cứu, thì dù em có là con gái quan Tể Tướng cũng không thoát tội. Mình có đành lòng nhìn em bị tội không - Nói đến đây, Bà ta sụt sùi, trước bé, càng về sau bà càng gào thê thảm...
Vốn sợ vợ, lại nhu nhược ''mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật''. Bà vợ lại nắm đúng điểm yếu của ông cộng với tình hình thực tế, Quan Hành Khiển ôm đầu rũ xuống.
Chỉ chờ có vậy, bà vợ nín bặt, tấn công tiếp : Tuy làm vậy, có xấu chàng đôi chút, nhưng mọi chuyện sẽ ổn thoả. Thánh thượng chỉ trách chàng cái tội ''háo ngọt'', mà cái đó không kể là tôị được. Ở trong triều, ai mà chẳng có tật đó... ối kẻ ngoài chuyện háo ngọt ra còn ăn hối lộ, dùng quyền thế chiếm đoạt tài sản, thậm chí kể cả giết người - cũng chẳng sao, huống hồ đây chỉ là chuyện bờm sơm... cùng lắm thì xuất tiền ra, dùng những tờ giấy bạc bịt mắt bọn đối nghịch, bịt mồm lũ ngồi lê đôi mách... việc này dù khó, nhưng em sẽ nhờ phụ thân giúp cho, yên tâm đi chàng ơi !
Nghe lời biện của vợ, Ông Chân cũng thấy nguôi ngoai. Ông nghĩ: '' ờ, thôi đành ! Người quân tử việc đáng làm thì phải làm'' ! ''Phi tàn độc bất thành trượng phu''! Nghĩ tới dây, ông im lặng, mơ màng nhìn ra ngoài khung cửa...
- Vậy ngày mai - bà vợ thăm dò, đọan tấn công tiếp - em cho gia nhân đóng gỉa dân thường đi khắp nơi trong kinh thành, đến những chỗ có đông người qua lại, dán những tờ bố cáo, phao tin, kể tội Hàn Than... dân chúng nghe, đọc được thông tin này sẽ ủng hộ việc làm của em. Chuyện đánh ghen ở nhà Hàn Than hôm tết Trung thu sẽ tan loãng, dư luận đánh ghen sẽ lu mờ dần, Hàn Than sẽ từ người bị em đánh trỡ thành đối tượng bị dư luận lên án, lật hẳn thế cờ, do đó em trở thành vô tội.
Quan hành khiển ngẩng đầu nhìn vợ.
Thấy vợ trình bầy kế hoạch, một chút liêm sỷ còn sót lại trong ông, bùng lên... Ông lại thấy không đành lòng chỉ thốt lên những tiếng rời rạc: Vậy... vậy... thì... thì. Lát sau, mới bật thành tiếng - rên rỉ : Mình ơi ! làm vậy sẽ bị quả báo đó ! Ðừng ! đừng...
Vừa nói ông vừa nắm tay vợ ra chiều van xin. Bà vợ hất tay chồng ra, xẵng gịong : Ðừng, đừng cái gì ! để yên cho tôi làm ! Ðàn ông như mình thật phí ! có vậy mà cũng run. Bà ta đứng dậy đi ra, trước con mắt thẫn thờ thất sắc, tuyệt vọng của quan Hành Khiển .
Mặt trời dần lặn. Ðêm chậm chạp buông xuống.
Quan khách lục tục kéo nhau ra về. Chỉ một thoáng, trên sân Hàn Than Tịnh Xá đã vắng tanh. Tiếp đến, gia nhân cũng lần lượt thu dọn đồ đạc, theo lệnh bà chủ ra đi. Bà vú gìa vẫn bịn rịn, cầm bọc khăn gói, nhưng chưa đi. Hàn Than nhìn bóng đám gia nhân khuất dần, đoạn quay lại, tiến đến ôm lấy ngừơi Vú già. Giây lát, buông tay, buồn bã nói : Vú đi đi ! Vì hoàn cảnh, con không thể đưa Vú theo được. Nhưng sẽ có một ngày nào đó, nếu con còn ở trên cõi đời này, con sẽ trở về sống với Vú ! Dứt lời, nàng xoay người Vú hướng ra phía ngoài. Bà Vú mếu máo, cúi đầu bước đi.
Cánh cổng toà nhà khép lại.
5
Căn phòng của Hàn Than rộng lớn, trước đây mấy canh giờ ồn ào náo nhiệt, giờ đã trở nên tĩnh lặng. Chỉ cò một tốp người đang ngồi uống rươụ. Ông Tạ đứng dậy, rời bàn rượu, tiến đến chiếc bàn đối dịên, rút túi lấy một tờ giấy trải ra. Mọi người cũng đứng dậy đi theo. Khi tất cả đã chăm chú nhìn, ông lên tiếng : Ðây là sơ đồ khu nhà ở của Quan Hành Khiển. Xung quanh là hàng rào. Ta đột nhập ở 3 vị trí này. Còn đây - ông cầm chiếc que chỉ tiếp - phòng khách. Chỗ này là phòng ngủ của phu nhân, còn ở đây, và đây, nơi ở của đội bảo vệ. Chỉ huy đội bảo vệ có võ nghệ cao cường. Y to con. Muốn vào được phòng ngủ của phu nhân, trước hết phải có hai nhóm khống chế được đội bảo vệ và người chỉ huy, việc này do chú Tam, cùng với 6 anh em của nhóm chú đảm nhiệm. Nhóm chú Dân gác vòng ngoài, yểm trợ, và đảm bảo cho toàn đội rút khi xong việc. Còn tôi và cả nhóm sẽ đi cùng cô chủ thi hành lệnh... bảo vệ cô khi có biến !
Mấy người xì xào... chú Tam lên tiếng : Thưa Bác ! đây là công việc nguy hiểm, tại sao lại để cô chủ đi theo? vừa khó khăn cho chúng ta, vừa không an toàn cho cô chủ !
- Phải đấy ! Cô chủ không nên đi. Cứ để mọi việc chúng tôi làm !
- Tôi hiểu, đã đề nghị và giải thích, nhưng cô không nghe, nhất quyết đòi phải đích thân ''xử'' người đã lăng nhục cô hôm trước và vu cáo cô hôm nay...
- Thôi được ! đã là ý của cô, chúng ta đã nhận tiền, phải tuân theo. Có điều phải hết sức chú ý, đảm bảo an toàn cho cô ấy ! Nhóm trưởng Dân lên tiếng. Mọi người im lặng tán đồng. Bác Tạ tiếp : Còn ý kiến gì nữa không - dứt câu hỏi, ông đưa mắt nhìn khắp lượt các chiến hữu, không có ai lên tiếng, ông kết luận : Nếu vậy, chúng ta đi chuẩn bị, cuối giờ Hợi, tập trung tại đây, đầu giờ Tý lên đường .
Mọi người lục tục đứng dậy rời khỏi bàn...
Trong phòng Hàn Than.
Cô ăn mặc như một thích khách, chỉ bịt mặt bằng chiếc khăn đen là không ai nhận ra. Cô đang thu nhặt một nắm vàng, ngọc, vài bộ quần áo, cho vào một chiếc khăn vuông gói lại như hình qủa mướp. đeo quáng qua vai. Có tiếng gõ cửa. Cô quay ra , nói : Mời vào!
Ông Tạ xuất hiện. Hàn Than tiếp : Mọi việc chuẩn bị xong cả rồi chứ Bác ?
- Ðã xong ! Nhưng - Ông ngập ngừng... Hàn than ngước cặp mắt đen huyền, ngạc nhiên, hỏi : Sao hả Bác ?
- Có điều này ta phải nói với cháu : Ði theo chúng ta thật nguy hiểm. Ðây là lời khuyên cuối cùng. Nếu cháu chịu thay đổi quyết định, sẽ chưa muộn. Cháu nên suy tính kĩ. Có nên tiếp tục việc này không?
Ông Tạ ngừng một chút. Hàn Than vẫn im lặng, ông tiếp :
- Việc đi trả thù bà vợ quan hành khiển đầy mạo hiểm, mệt mỏi đối với cháu có đáng không ? Cháu ạ ! Ta với Cha cháu vốn là bạn thâm giao. Chẳng may cha mẹ cháu mất sớm, ta coi cháu cũng như con ta. Cháu bị nạn, bị lăng nhục, âu đó cũng là số kiếp. Nhưng coi đó là mối hận, phải rửa hận thì không nên. Cổ nhân đã dậy : Oán thù nên cởi chứ không nên thắt ! Nếu cứ vậy, người này gây thù, kẻ kia chuốc oán, oan oan tương báo, biết đến bao giờ mới hết ! Chuyện đã qua hãy để cho qua đi ! Ðây là lời nói cuối cùng của ta. Nếu cháu vẫn nhất quyết đi, ta đành theo, và hứa sẽ hết mình bảo vệ cho cháu. Hoặc gỉa, cháu không nên theo chúng ta, rời khỏi nhà đến nơi đã định, mọi chuyện để chúng ta lo liệu, xong việc sẽ tưc tốc đến báo tin vui.
- Cám ơn bác ! Cháu hiểu bác lo cho cháu, coi cháu như con ruột. Nhưng cháu đã quyết phải trả mối thù này, nếu không, cháu có chết cũng không nhắm được mắt ! Bác hãy đi lo cho anh em, đầu giờ Tý chúng ta xuất phát !
Dứt lời, Hàn Than đứng dậy, quay người tiếp tục thu dọn hành trang.
Bác Tạ nhìn Hàn Than buồn bã lắc đàu, im lặng đi ra.
6
Ðêm đã khuya.
Toà lâu đài của quan Hành Khiển Ngụy Nhược Chân đã chìm trong làn sương mờ. Căn phòng ngủ của Phu nhân đèn đã tắt. Mấy bóng người làm nhiệm vụ canh gác, đi lại xung quanh nhà, lúc ẩn, lúc hiện...
Từ ở ba vị trí ngoài tường rào xuất hiện ba nhóm người. Tãt cả đều bịt mặt, chỉ hở hai con mắt. Bằng những động tác điêu luyện, từng người tung mình lên đình tường rào, số khác ngồi trên đình tường cúi xuống kéo người khác lên theo rồi nhẹ nhàng nhẩy vào trong...
Hai người gác thấy khác lạ vội chạy tới, chưa kịp hô hoán đã bị nhóm thích khách đột ngột từ những lùm cây xông ra đánh ngất sỉu...
Tại chỗ cổng ra vào đang diễn ra một cuộc đãu võ. Hai người gác khác, chỉ một thoáng cũng bị đánh gục. Một người trong đám thích khách ra mở cổng, số khác tiến đến cạnh ngôi nhà của đội trưởng đội bảo vệ.
Cổng mở, hai bóng đen từ bên ngoài đi vào, tiến về phía cửa phòng ngủ của phu nhân Quan Hành Khiển. Thấy có tiếng động lạ, đội trưởng đội bảo vệ đang ngủ, choàng tỉnh, chạy ra. Ở ngoài, hai thích khách xông tới. cuộc chiến quyền cước diễn ra... Hai bên, kẻ kia tám lạng, người này nửa cân nên cuộc đấu trở nên căng thẳng.
Bỗng có tiếng thanh la nổi lên. Tiếng reo hò la hét...
Cửa phòng phu nhân bật tung. Quan Hành Khiển và bà vợ đang say giấc nồng, thấy tiếng động vội choàng tỉnh, hốt hoảng, nhìn ra đã thấy hai người tiến vào. Một người dừng lại ở giữa phòng, hai tay khoanh trước ngực, cặp mắt sáng quắc, đảo liếc ngang dọc. Một người dáng nhỏ nhắn vẫn tiến đến bên giường, đôi mắt như thôi miên, đọan rút từ sau lưng ra con dao dài độ 3 tấc, nhỏ như chiếc lá lúa, sáng loáng...
Thích Khách đưa dao lên...
Nguỵ Nhược Chân mồm ú ớ, lùi dần vào chân giường.
Bà vợ nhìn vào đôi mắt của thích khách... đôi mắt bắn ra những tia sáng sắc lạnh... chợt như hiểu ra, bà dơ tay lên vái lậy, mồm lắp bắp rên rỉ : Xin hãy tha cho tôi ! tôi đã biết lỗi. Chúng tôi sẽ đền bù cho người... Ðừng giết... đừng !
- Ngươi làm lên tội, phải dám chịu trách nhìệm với việc mình làm chứ - đọan thích khách bỏ khăn bịt mặt, vợ quan HK nhận ra Hàn Than - ngất xỉu...
Hàn Than từ từ vung dao... bổ xuống...
Trên sân, cuộc đấu đã trở nên không cân sức. Ðám thích khách đang bị quân lính của đội vệ binh, nghe báo động, kéo đến trợ gíup, quây họ vào giữa, quyết bắt sống. Người Thích khách đang đãu với viên đội trưởng, lập tức bị 4 tên lính xúm vào tấn công... viên đội trưởng rảnh tay, bỏ lại đói thủ, cùng mấy nhân viên của mình chạy đến phòng của quan Hành Khiển...
Bỗng ầm...
Hai cánh cửa ở hai hướng trong, ngoài của căn phòng bật tung, tiếp theo là tiếng Vù... con dao đang trong tay thích khách bay lên cắm phập vào xà nhà, chuôi vẫn rung bần bật...
Người thích khách đứng giữa nhà, bị hai người lực lưỡng quây đánh.
Thích khách vừa định hạ sát phu nhân bị viên đội trưởng đội bảo vệ đá tung dao... hốt hoảng lùi lại. Viên đội trưởng gườm gườm lặng lẽ tiến theo...Thích khách lùi ra đến gần cửa thì lưng chạm tường. Ðã hết đường !
Thích khách kia, đang đánh với hai người, liếc nhìn... lo sợ vội tung một đòn sấm xét, đánh ngã một đối thủ. Vung tiếp một cước, đá vào mặt đối thủ còn lại. Bị trúng đòn, đối thủ rú lên, ôm mặt khuỵ xuống...
Thấy chiến hữu bị đánh gục, viên đội trưởng bỏ thích khách kia, nhẩy vào tiếp ứng... Người thích khách né tránh một đòn nguy hiểm của viên đội trưởng, nhẩy tới, cắp ngang hông Thích khách kia, tung người đạp vào cánh cửa sổ. Cánh cửa gẫy rời. Ðường thoát đã thông, ông ta cắp bạn vào hông lao ra...
Như con én liệng, ông nhẹ nhàng đáp xuống sân...
Sợ chủ lại bị tập kích, viên đội trưởng dừng lại không đuổi theo. Hai người lính bị đánh ngã lóp ngóp bò dậy lê bước đi ra ngoài. Vợ chồng quan Hành Khiển hoàn hồn, cám ơn viên đội trưởng rối rít. Ðám thích khách đột nhập vào Nhà quan hành Khiển người bị bắt, người tháo chạy. Trong sân nhốn nháo...
Thích khách thoát ra khỏi nhà từ cửa sổ đặt kẻ đang cắp trên lưng xuống, cả hai cùng chạy đến cạnh tường rào. Tường cao, ông ta lại nắm lấy hai bên hông của kẻ kia, nâng hất lên mặt tường, đoạn ông ta nhún người nhẩy lên theo...
Bên dưới, toán lính thấy có người nhẩy lên mặt tường, hô hoán chạy lại. Thích khách bình tĩnh, lại cắp ngang hông kẻ kia nhẩy xuống.
Bên ngoài tường rào, đã có một cỗ xe hai ngựa chờ sẵn. Hai người nhẩy lên, xe chạy, về phía bờ sông Hồng...
Phía sau, toán lính vẫn vừa chạy bộ, vừa phi ngựa hò hét rượt theo.
Leo lên hết bờ đê, hai người lột tấm vải đen che mặt, đó chính là bác Tạ và Hàn Than. Mệt mỏi, Hàn Than tỏ ra đuối sức đi không vững, lảo đảo chực ngã. Bác Tạ phải chạy lại dìu.
Ðòan người đuổi theo vẫn bám sát phía sau, đèn đuốc thắp sáng rực.
Bác Tạ thấy có cơ nguy, vôi cúi xuống cõng Hàn Than, thoát nhanh xuống chân đê, chạy một đọan nữa rồi lẩn vào bãi ngô, khom người chạy xế ra bờ sông. Thấy đã thoát xa khu vực nguy hiểm, bác ta đặt Hàn Than xuống, đứng lên một mô đãt quan sát...
Ðoàn quân lính rượt đuổi không thấy ai. bốn bề bạt ngàn là ruộng Ngô, họ dừng lại, thu quân trở về. Thấy đã yên tâm thoát được nguy hiểm, bác Tạ tiến đến chỗ Hàn Than nằm, đỡ cô ngồi dậy, nói : Bây giờ đã hết nguy hiểm, nhưng cần phải sang ngay bên kia sông, rồi đi khỏi kinh thành, càng xa càng tốt. Luẩn quẩn quanh đây, sáng ra là không thoát được với họ. Cháu tính sao ?
Hàn than mặt tái nhợt. Từ bé đến giờ, chưa từng bị nặng nhọc vất vả... bị rượt đuổi lại càng không. Giờ vừa thoát khỏi vòng nguy hiểm...kế hoạch lại bị thất bại, cô buồn bã : Cháu quá chủ quan, cố chấp... gây lụy cho Bác và anh em. Cháu thật ân hận !
- Thôi ! đừng suy nghĩ vẩn vơ nữa ! tất cả là do số mệnh đã sắp đặt, giờ nên nghĩ kế thoát thân, mọi chuyện hãy để đó, còn rừng xanh, lo gì thiếu củi đốt ! Cốt là giữ được mạng sống đã. Bác cho người chuẩn bị sẵn thuyền, chúng ta phải đi ngay. Nói xong dìu Hàn Than, đi về phía mép nước.
Ðêm đã về sáng, trời tối đen như mực. Hai bác cháu lò dò đi, chỗ gần mép nước đất nhấp nhô, Hàn Than thỉnh thoảng lại vấp ngã. Lát sau đến được bờ đất cao. Bác Tạ đưa hai tay lên miệng, làm tiếng chuột rúc. Ngay gần đây, phía trước mặt có tiếng rúc đáp lại. Từ trong đêm tối, dưới sông có ánh lửa lòe sáng, một con thuyền, có khoang mui che thấp thoáng. Hai bác cháu hướng đi tới. Một tấm ván từ trên thuyền gác lên bờ đất, hai bác cháu bước lên, chui vào trong khoang. Con thuyền rời bến, ngược giòng...
Tới ngã ba, sông Nhị Hà, con thuyền rẽ quặt vào sông Ðuống. Nước sông Nhị Hà đang lớn, đổ vào sông Ðuống. Xuôi giòng, con thuyền lao vun vút. Lúc này, người chủ thuyền mới từ bên ngoài đi vào. Theo sau là chàng trai, bưng mâm thức ăn, trên đặt chai rượu, ông ta vái bác Tạ, cung kính nói : Thưa chủ tướng ! Thưa cô nương ! Mời ngài cùng cô dùng chút điểm tâm cho ấm bụng ! Người trai bưng mâm nhẹ nhàng đặt xuống chiếc bàn lửng trên khoang thuyền. Bác Tạ tươi cười bảo : Cám ơn chú ! Mời chú cùng ngồi xuống đây, vừa ăn ta vừa nói chuyện. Chủ thuyền vâng lời, rót rượu cho hai người.
Vốn là cung nữ đã từng đi theo hầu Vua, tửu lượng của Hàn Than cũng khá, vả lại qua một đêm nguy hiểm, vất vả, cô thấy thèm rượu, và đói bụng. Mọi thứ được chủ thuyền chuẩn bị chu đáo, lại nóng sốt, rượu được cất bằng gạo nếp, đặc sản của vùng Kinh Bắc, nên cô uống và ăn rất ngon...
Rượu được vài tuần, nhìn trời, đã cuối canh ba, bác Tạ hỏi :
- Từ đây đến Lục Ðầu Giang còn bao nhiêu đường nữa ?
- Thưa ngài, cũng phải mất 2 canh giờ.
- Từ bến Lục Ðầu đi vào chùa Lệ Kỳ còn bao xa ?
- Ði nhanh cũng phải mất 3 canh giờ!
Bác Tạ im lặng ngẫm nghĩ, lát sau tiếp : Tôi có một đề nghị - Chú tìm một nơi nào an toàn, thuận lợi, ghé thuyền cho chúng tôi nghỉ tạm, qua ngày hôm nay, vừa tránh sự truy đuổi của quan quân, vừa lấy lại sức, sáng sớm ngày kia khởi hành, chọn gìờ đi sao cho tới bến Lục Ðầu vào giữa trưa, và từ đó tới chùa Lệ Kỳ trước lúc trời tối !
- Thưa Ngài được ! Chúng ta sẽ nghỉ ở bến Hồ. Ðây là quê tôi, ngài và cô nương hoàn toàn yên tâm !
Bác Tạ gật đầu. Chủ thuyền đi ra sắp xếp thực hiện kế hoạch. Hàn Than quay sang hỏi ông Tạ : Thế Bác sẽ đi đâu ? Cháu, định về tỉnh Ðông lánh tạm ít ngày.
- Lúc này về tỉnh Ðông không được. Luẩn quất xung quanh Kinh đô rất nguy hiểm. Bác sẽ đưa cháu tới chùa Lệ Kỳ. Chùa nằm ở chân dãy núi Phượng Hoàng, phong cảnh đẹp, địa thế hiểm trở... Quan quân của triều đình khó mà truy lùng tới được. Bác có người bà con đi tu ở đó. Cháu phải cải trang làm chú tiểu hoặc ni cô, đợi khi nào yên hàn, bác sẽ cho người xuống đón chắu về.
Thấy bác Tạ chu đáo. Hàn Than im lặng suy nghĩ. đoạn tiếp : Cám ơn Bác ! Ơn này cháu có dịp sẽ báo đền !
- Cháu đừng nói vậy ! Chỉ mong cho cháu thoát khỏi tai kiếp này là bác vui , thoả lòng, làm tròn lời hứa với cha mẹ cháu trước khi họ nhắm mắt !
Chủ thuyền lại quay vào. Hai Bác cháu ngừng trao đổi. Mâm cơm được tiếp thêm rượu, thức nhắm. Cuộc vui tiếp tục...
Trống canh năm từ trên chòi của chiếc điếm canh trên mặt đê vọng xuống, điểm từng tiếng chậm chạp. Phía xa, trên bờ đã lấp ló ánh đèn, Từ ngoài khoang thuyền, một thuỷ thủ nữa vào bẩm : Thưa ông ! đã tới bến Hồ. Mời ông và quý khách chuẩn bị lên bờ.
Chủ thuyền và ông Tạ đi trước. Hàn Than theo sau. Người trai đi sau rốt, ôm một chiếc tráp và chiếc bị cói. Ðoàn người lên khỏi bến, đi vào Làng. Ðến trước cổng một ngôi nhà to lớn, có tường gạch bao quanh. (Như nhà của một người có vai về, giầu có). Chủ thuyền thò tay qua lỗ tròn ở phía trên giật chuông, Bên trong có tiếng người hỏi vọng ra : Ai đó ?
- Tôi, Xã xệ đây !
Có tiếng lạch cạch mở khoá. Cánh cổng lim, mở ra. Ba người lọt vào. Chàng trai đưa chiếc Tráp và chiếc bị cói cho chủ thuyền, rồi quay lại, đi vào một ngõ khác.
Ông Tạ và Hàn Than được gia nhân đưa vào ở mỗi người ở một một phòng sát vách ngăn. Hai người được dẫn đi tắm rửa. Hàn Than thay quần áo, trang điểm. Họ đã biến thành hai cha con với thân phận khách của chủ nhân - từ Tỉnh Nam tới thăm viếng !
Ðể tránh mọi bất trắc, hai người ở lỳ trong phòng đến giờ ăn, có người bưng cơm đến tận nơi phục vụ, sau bữa ăn, lại ngủ lấy sức, chuẩn bị cho một chặng đường mới sắp đi !
7
Núi rừng trùng điệp...
Trên đường thiên lý, dẫn đến chân núi Phượng Hoàng.
Hai người, hai cha con ông lão. Cha chừng 60 tuổi. Cậu con trai chừng đôi mươi. Hai người lặng lẽ tiến đến trước cổng một ngôi chùa cổ. Trên cổng tam quan, đề năm chữ : ''Lệ Kỳ Cổ Am Tự ''.
Người cha - chính là ông Tạ, còn cậu con trai, là Hàn Than cải trang. Ðứng trước cửa tam quan ngần ngừ một chút. Cửa am đóng. Ở ngoài có treo một chiếc chuông nhỏ. Ông Tạ cầm chiếc dùi gõ chuông. Cửa mở. Chú tiểu chừng 15 tuổi hiện ra. Thấy khách lạ, chú tỏ vẻ ngạc nhiên, lễ phép hỏi : A di đà phật ! Thí chủ cần gì ?
- A di đà phật ! Tôi là thân nhân của sư Bác Vô Thường. Tôi muốn gặp sư Bác.
- Sư Bác đi vắng. Thí chủ chờ, tôi vào bẩm với Phương trượng. Chú tiểu quay vào, giây lát trở ra, nói : Phương trượng mời thí chủ vào nghỉ tạm trong chùa. Sư Vô Thường hai hôm nữa sẽ về.
Hai người theo chân chú tiểu đi vào một khu nhà nằm ở phía sau chùa. Một vị sư Bác đã chờ sẵn. Hai bên chào hỏi nhau. Vị sư tự giới thiệu tên là Vô Kỷ, sư Huynh của Vô Thường. Ông ta chỉ nhỉnh hơn Hàn Than ít tuổi. Phong thái có vẻ thư sinh, hơn là nhà tu hành. Sư Vô Kỷ đích thân dẫn Hai bác cháu Hàn Than đi xem nơi ăn, chốn ở của ngôi nhà khách, sau cùng, sư hỏi : Thí chủ còn cần gì nữa xin cứ nói !
- Tôi có câu chuyện muốn nhờ sư Bác – ông Tạ thăm dò, Vô Kỉ ngẩng lênn nhìn chăm chú Hàn Than, tiếp lời – Xin thí chủ cứ bày tỏ.
Ông Ta nhìn Vô Kỉ thoáng vẻ suy tư, đoạn tiếp: Vô Thường là thân nhân của chúng tôi. Nhưng đên đây không gặp, tôi không thể nán lại ở đây được lâu, không biết sư bác có thể giúp tôi được không ?
- A di đà phật ! chúng tăng là nhà tu hành, lấy việc phổ độ chúng sinh làm chính. Bãt cứ việc gì, giúp được chúng sinh, chúng tăng đều ráng sức, xin thí chủ cứ bày tỏ.
- Cám ơn sư Bác ! Thằng cháu của tôi đây vốn có duyên với cửa phật. Ngay từ bé, lúc đi học nó đã thông tuệ văn thơ... tôi muốn cho chắu đến đây tu thân tích đức để sau này phụng sự phật gia. Chẳng hay sư Bác có thể nói giúp với Phương trượng để cho con tôi được ở lại đây không ?
Vô Kỷ nhìn chăm chú Hàn Than, trong mắt ánh lên tia sáng long lanh đoạn quay sang từ tốn nói với ông Tạ: Thí chủ cứ yên tâm, bần tăng sẽ ráng sức, tin rằng Phương trượng sẽ thâu nạp. Nếu thực thí chủ cần phải trở lại tư gia thì cứ đi. Bần tăng sẽ thay sư đệ, sáng mai đưa tiểu huynh đệ lên tiếp kiến Phương trượng. Bây giờ xin cha con thí chủ nghỉ ngơi. Bần tăng đang dở chút việc, xin kiếu từ.
Vô Kỷ quay gót đi ra. Ông Tạ bảo Hàn Than : Bác phải trở về kinh thành ngay để giải quyết những việc tồn tại, không thể ở đây với cháu được. Cháu cứ yên tâm ! chắc chắn Vô Kỷ sẽ gíup chúng ta. Cháu cố gắng giữ kín thân phận, thỉnh thoảng, nếu có điều kiện, Bác sẽ lên thăm. Dùt lời, ông Tạ nắm tay Hàn Than từ biệt.
Hàn Than cố nén, nhưng vẫn không kìm được tiếng nấc và những gịot nước mắt chân tình tuôn trào. Nàng đưa cho bác Tạ gói vàng bạc châu báu, nói: Bác cầm lấy số vàng này, thay cháu tạ lỗi với anh em. Nếu ai bị tù đầy bác hãy dùng tiền này cứu anh em ra.
- Cháu cần giữ lấy phòng thân, có cơ dùng đến. Ông Tạ từ chối không nhận. Hàn Than ấn vào tay ông, giọng năn nỉ, chân thành - Xin bác thay cháu nói lời xin lội mọi người. Số vàng ngọc này cháu thật sự không cần đến. Bác hãy nhận thay cho tấm lòng của cháu.
Ông Tạ cầm gói vàng lòng bùi ngùi. Qua biến cố trong mấy ngày, cô đã xem ông như cha. Giờ phút chia tay, cô xúc động... Ông Tạ cũng cảm động không kém, mãi sau, buông tay Hàn Than, ông nói trong nghẹn ngào : Cháu đầy lòng nhân ái. Bác thay mặt anh em cám ơn ! Ráng chịu đựng, hy vọng bác chắu ta có ngày trùng phùng ! Dứt lời ông đi nhanh ra cửa. Bóng ông trải dài trên đường chiều của miền sơn cước !
8
Ðiện chính chùa Lệ Kỳ.
Ở ngoài cửa, hai ông Hộ pháp ngồi chễm trệ trên hai chiếc bệ. Một người mặt xanh, một người mặt đỏ, trông dữ tợn, tăng thêm vẻ trang nghiêm. Qua cửa chính, tới gian thờ. Trước bệ thờ, từng cấp từ thấp tới cao, có nhiều tượng phật... trên cao nhất, tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay...
Trước bệ thờ, trải một tấm thảm đỏ. Trên đó có một tấm bồ đoàn, một chiếc mõ lớn. Phương trượng trụ trì chuà là một nhà sư già tên là Pháp Vân. Tóc, mi của Phương trượng trắng như cước. Nhà sư đang tụng kinh. Lát sau, bài kinh đã dứt. Phương trượng trở ra, về phòng nghỉ.
Sư Bác Vô Kỷ chờ sẵn. Nói với chú tiểu xin phép được vào tiếp kiến Phương trượng. Chú tiểu vào thưa. Nhà sư ngần ngừ... suy nghĩ... cuối cùng quay bảo chú tiểu : Con ra mời Vô Kỷ vào đây.
Chú tiểu ra. Vô Kỷ vào bái kiến. Thấy Vô Kỷ lúng túng chưa thốt ra lời, Phương trượng bảo : Ngươi có gì cần nói !
- Bạch sư phụ ! Hôm qua có người khách xưng là thân nhân của sư đệ Vô Thường, dẫn con trai tới đây xin Phương trượng cho con y được xuất gia đầu phật. Y có việc gấp phải đi. Con trai y hiện đang chờ ở ngoài, xin Phương trượng cho y được tiếp kiến !
- Ngươi ra mời y vào !
Vô Kỷ ra. Trở vào dẫn theo Hàn Than (đã cải trang). Nàng tiến đến trước mặt nhà sư, qùy xuống, bắt chước gịong của một thư sinh : Thưa Ðại sư ! tiểu sinh tự thấy có duyên với nhà Phật... xin Ðại sư cho được nương náu, sớm hôm kinh kệ... đặng trở thành chính quả !
Phương trượng nhìn Hàn Than chăm chú, lát sau nhà sư nhắm mắt... tiếng ông trầm, nhẹ, nhưng vang xa : Cửa phật là nơi thanh tịnh. Thí chủ vẫn còn nặng lòng trần, ta e rằng chốn này không phải là nơi thích hợp để nương nắu, xin thí chủ hãy đi tìm nơi khác ! Dùt lời, nhà sư xoay người, tỏ ra không còn chú ý đến xung quanh, thả tâm hồn vào việc tĩnh tọa.
Hàn Than nhấp nhổm nóng lòng định nài nỉ...
Vô Kỷ ra hiệu cho Hàn Than đừng làm phiền Phương trượng. Hàn Than đứng dậy, vái dài, đi giật lùi ra cửa. Vô Kỷ theo ra. Bỗng tiếng Phương trượng vang lên : Vô Kỷ ở lại !
Vô Kỷ ra hiệu cho Hàn Than về phòng trước, đoạn quay trở vào. Nhà sư già mở mắt, nhìn Vô Kỷ nghiêm khắc : Ðây là một người con gái, gỉa trai. Cô gái này lòng trần còn nặng, nết không cẩn nguyện, tính bén lẳng lơ. Tuổi còn trẻ trung, sắc đẹp lộng lẫy. Cho nàng ở lại, ta e lòng thiền không phải sắt đá, sắc đẹp dễ mê lòng người. Vả lại, nàng vừa gây họa ở kinh thành... cái họa oan nghiệt e rằng còn dài... Hảy bảo nàng ta đi đi!
Từng lời của Phương trượng làm Vộ Kỷ xửng sốt, trên nét mặt Vô Kỉ thay đổi liên tục. Nhìn thấy diễn biến của đồ đệ, Sư phụ Pháp Vân tiếp : Nên từ chối ! Ðể nàng ở lại, sau này con sẽ hối không kịp !
- Thưa sư phụ ! con đã hứa với cha nàng - Vô Kỷ hấp tấp - vả lại, nàng là thân nhân của sư đệ Vô Thường. Ðã đến đây, ắt có nguyên do... Phật đã dậy rằng, ''cứu một mạng người hơn xây tháp cửu trùng đài'', nỡ nào đuổi nàng đi ?
Nhận thấy trong thâm tâm Vô Kỷ đã quyết muốn giữ Hàn Than lại, Phương trượng lắc đầu... Lát sau ông mới lên tiếng, lần này gịong nói âm nhu, không còn gay gắt như trước : Ngươi hãy về suy nghĩ và tự quyết định ! Ta đã nói hết lời rồi ! đoạn đứng dậy rời điện, đi về phòng trai giới..
Vô Kỷ thất vọng, trở ra.
Hàn Than đã đứng chờ ở cửa. Vô Kỷ mở cửa, Hàn Than vào theo. Vô Kỷ tiến đến chiếc ghế đẩu, mệt mỏi ngồi xuống. Hàn Than lặng lẽ ngồi theo ở chiếc ghế đối diện. Trên khuôn mặt xinh đẹp của nàng ánh lên nỗi buồn. Hồi lâu Vô Kỷ mới khó nhọc cất tiếng : Ta đã hiểu tất cả, đã làm những gì cần làm, nhưng Phương Trượng không nghe...
- Xin người hãy giúp tôi ! Tôi không còn đường chọn. Hàn Than nói trong nỗi tuyệt vọng.
- Thấy người mắc nạn mà khoanh tay đứng nhìn để khỏi liên lụy là hành động của kẻ bất nhân. Ta không thể để nàng ra đi lúc này ! Nàng cứ ở đây, ta sẽ tiếp tục thưa với Phương trượng, hy vọng rằng sư phụ sẽ chuyển ý - Vô Kỷ tỏ ra cương quyết.
- Cám ơn người ! Xin hãy nhận ở thiếp một lạy ! - Hàn Than tiến đến qùy trước mặt Vô Kỷ khấu đầu, tiếp : Ơn này thiếp có dịp sẽ trả !
Vô Kỷ cúi xuống nâng nàng dậy. Hai tay nắm tay, mắt nhìn mắt đắm đuối !
Ðêm về khya!
Phương trượng trụ trì chùa Lệ Kỳ đi đi lại lại trong phòng, suy nghĩ lao lung... lát sau ông thở dài, dừng lại, vẻ mặt thay đổi, như quyết định một vấn đê gì đó đoạn thu dọn một số sách vở, đồ dùng cá nhân bỏ vào chiếc khăn vuông gói lại. Lấy giấy viết mấy hàng... xong ! Ði ra hành lang, đến một căn phòng nhỏ, nằm ở phía cuối gõ cửa. Một người lão bộc xuất hiện. Phương trượng ra hiệu, người lão bộc quay vào phòng, quẩy một gánh lên vai, đi theo Phương trượng. Tới một chỗ ngoặt, hai chú tiểu nữa, trên vai quẩy gánh cũng từ trong bụi tiến ra nhập đoàn. Ðoàn người rời khỏi chùa, ra đi trong đêm khuya. Họ đi theo hướng con đường dẫn lên đỉnh núi Phượng Hoàng.
Bóng họ mờ dần rồi hoà lẫn trong sương đêm
9
Chùa Lệ Kỳ trong ánh ban mai !
Vô Kỷ tiến đến trước cửa phòng nghỉ của Phương trượng. Gõ cửa. Bên trong im lặng. Thấy hiện tượng lạ, khác với mọi ngày - Phương trượng thường dậy sớm - Vô Kỷ đẩy cửa đi vào. Bên trong vắng lặng. Căn phòng vẫn tinh khiêt, ngăn nắp. Vô Kỷ nhìn thây trên bàn để bức thư. Cầm lên đọc... nét mặt thay đổi rồi chuyển sang vui mừng, vội quay gót, lật đật trở về nhà khách.
Hàn Than đón Vô Kỷ ở cửa, nét mặt buồn bã.
Vô Kỷ vào trong phòng, đóng cửa cẩn thận đoạn nói trong hơi thở gấp : Sư Phụ có việc đi xa... cho phép ta được quyết định mọi chuyện ở Chùa... Nàng có thể yên tâm ở lại, không còn gì phải lo ngại nữa !
- Thật vậy ư ? Chàng đừng dối thiếp nhé !
- Thật ! Chuyện quan trọng như vậy, ta nào dám dối nàng. Vô Kỷ dứt lời nhìn Hàn Than đắm đuối. Như có sức hút vô hình, chân Vô Kỷ bước chầm chậm tới phía Hàn Than... Nàng chẳng những không lùi, mà cũng từ từ bước tới... hai tay đưa ra đón Vô Kỷ... chỉ còn một đọan ngắn, cả hai lao vào ôm chầm lấy nhau.
...
Ðêm !
Trời quang... Trăng sáng vằng vặc.
Ở vườn sau chùa Lệ Kỳ.
Dưới những tán cây, bên cạnh những khóm hoa, một bàn rượu bày sẵn. Hàn Than ăn mặc giản dị, theo trang phục của ni cô nhưng trông nàng rực rỡ như tiên nữ giáng trần. Từ sau khi Phương Trượng Pháp Vân ra đi, nàng và Vô Kỷ ngang nhiên sống với nhau như một cặp vợ chồng ở tuần trăng mật ! Hai người thường tổ chức những buổi tối ngày rằm trăng sáng, ngâm vịnh thơ phú...
Hôm nay ngày rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu. Theo thường lệ Vô Kỷ cho bầy tiệc để hai người thưởng nguyệt. Hàn Than ôm chiếc đàn Tỳ bà. Nàng dạo mấy ngón, đoạn cất gịong ngâm :
MÂY NÚI
Bên trời dặm nhạt không thường,
Ráng chiều mưa sớm, bốn phương đi về.
Sư lười, Tiểu cũng lười ghê,
Siêng năng khép cửa bồ đề ấy ai ?
Vô Kỷ cất tiếng ngâm tiếp :
MƯA NÚI
Rào rào một trận mưa rơi,
Ðầu Non ngọc rụng, lưng Trời sao sa,
Nước xô hơi lạnh vào nhà
Buồng sâu quạnh vắng, đêm tà tà canh.
Hai người thay nhau đối vịnh từng cảnh :
TRĂNG NÚI
Sau Rừng khí sáng lên cao,
Long lanh gương bạc gác vào đỉnh non.
Bóng soi mát rượi tâm hồn,
Lên lầu Nam, lọ phải còn tốn công...
...
CHIM NÚI
Khói mây ngày tháng thong dong,
Kêu trong sắc núi, vờn trong mây chiều.
Tha qủa chín, đậu đồi kiêu...
Bên rừng lá rậm, dập dìu liệng quanh.
......
(Tãt cả những bài thơ này đều lấy từ bản dịch của Trúc Khê Ngô văn Triện...) .
Hai người cứ thi nhau, hết người này ngâm, đến kẻ kia vịnh.... mà khúc ngâm vịnh nào cũng tuyệt diệu, tưởng chừng trong họ có một kho văn thơ, không thể nào cạn...
Tháng ngày dần trôi.
Thấm thoát đã được nửa năm...
Một buổi ban mai !
Cây rừng nở đầy hoa.
Trên cành chim hót, dưới nước suối trong, cá lội tung tăng... Hàn Than thong thả đi dạo trên bờ suối, hai mắt nhìn đăm đăm về phương trời xa xăm, nơi đó là hướng kinh thành Thăng Long. Sắc thái trông có vẻ tièu tụy hơn so với ngày mới đến...
Vô Kỷ xuất hiện ở đằng sau, Hàn Than vẫn không hay biết ! Vô Kỷ vẫn nhẹ bước tiến lại. Một bước chân dẫm lên chiếc cành cây khô phát ra tiếng động, Hàn Than giật mình quay lại. Vô Kỷ dơ tay nắm lấy tay Hàn Than, lo lắng hõi :
- Nàng làm sao thế ? Không được khỏe ư ?
- Mãy hôm nay, Thiếp thấy mệt mỏi !
- Ðể ta đi mời thầy lang về xem bệnh cho nàng ! Vô Kỷ quàng tay đở dìu Hàn Than. Ði được vài bước, nàng bước không nổi, qụy xuống, Vô Kỷ phải bồng nàng trên tay, đưa về phòng nghỉ...
Hàn Than nằm mê mệt. Ông Lang thuốc đang xem mạch. Lát sau đứng dậy. Vô Kỷ lo lắng hỏi : Thưa thầy ! Bệnh tình của nàng ra sao ?
- Chúc mừng Ông ! Bà nhà đã có thai ở tháng thư 3. Ðó là bệnh của những người có thai lần đầu... đây là thang thuốc bổ, uống vào sẽ khỏe mẹ khỏe con. Ông cho người đi bốc về, sắc cho Bà uống theo chỉ dẫn...
Thầy Lang đưa cho Vô Kỷ tờ đơn, rồi từ biệt.
Vô Kỷ quay ra gọi bà Vãi gìa. Bà vãi xuất hiện, Vô Kỷ bảo : Vãi trông nom săn sóc nàng, tôi đi ra Trấn lấy thuốc ! Bà Vãi vâng lời. Vô Kỷ tất tả, bóng ông khuất sau rặng cây tùng, trên con đường tắt, phía sau chùa, dẫn xuống phố Núi.
10
Một tốp quan quân đi lên chùa theo con đường chính.
Ðến trước cổng Tam quan cả đoàn dừng lại. Một người lính gõ chuông, chú tiểu ra mở cổng. Viên Ðội chỉ huy tóan lính tiến đến, nói như ra lệnh : Chú vào báo với Phương Trượng, có quan quân của triều đình đến, yêu cầu Phương Trượng ra tiếp kiến !
- Thí chủ đến không phải lúc rồi ! Phương Trượng có việc đi xa, hiện không có ở đây.
- Vậy mời Sư Bác Vô Thường, hay Vô Kỷ cũng được !
- Cả hai vị hôm nay cũng bận, không tiếp khách, Xin thí chủ trở về, khi khác đến ! Nói xong, chú tiểu định đóng cửa (chú được dặn dò như thế). Hai người lính xông đến chặn lại, quắc mắt, chú tiểu sợ sệt. Viên Ðội nói rành rọt : Chúng ta được lệnh của triều đình đến đây bắt tên tội phạm, chú không được ngăn trở ! Vừa lúc sư Vô Thường thấy ngoài cổng ồn ào, vội đi ra. Thấy vậy, viên Ðội tiến đến, Vô Thường tỏ vẻ kinh ngạc hỏi : A di đà phật ! chúng tăng có điều gì thất thố mà triều đình đến làm khó dễ ?
- Ðại sư nghe đây : Triều đình nhận được mật báo, nhà chuà chứa chấp tội phạm, tên ả là Hàn Than. Chúng ta thừa lệnh của Sở quân cơ đến đây bắt y Thị về trị tội. Xin Ðại sư đừng ngăn trở e rằng mang tiếng cửa phật can thiệp vào công việc của đời.
- Thí chủ nói vậy làm chúng tăng kinh ngạc. Trong chùa có nhiều tăng ni, tiểu đồng... chẳng có ai tên là Hàn Than... Nhưng theo di mệnh của tổ sư Ðại Ðức, người sáng lập ra Am cổ tự Lệ Kỳ, từ đời Lý. Đã có sắc phong: Chùa được miễn tất cả những ràng buộc về pháp luật của chính quyền... trừ trường hợp đích thân Hoàng đế có chiếu chỉ. Chẳng hay Thí chủ có mang theo không ?
Thấy nhà sư nói vậy, viên Ðội giật mình suy nghĩ... gã chỉ thừa hành. Gã cũng đã đọc sử, biết rằng, dưới thời nhà Lý đạo Phật được coi là quốc Ðạo... có thể lời nói của sư Bác Vô Thường là đúng, Nhưng gã không hiểu, dưới triều này... đạo luật đó còn được ứng dụng nũa không ? Sợ hành động thất thố, bị trọng tội, gã đành đánh bài hoãn binh, về hỏi cho rõ. Nghĩ vậy, quyết định nói dối để có thời giờ xoay sở, gỡ thể diện : Tãt nhiên là có chiếu chỉ. Ta sợ tội phạm tẩu thoát nên đi vội, bỏ quên... giờ cho người về lấy. Nói đoạn, quay sang bảo viên phó Ðội : Ngươi cho quân bố phòng xung quanh chùa, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không để tội phạm chạy thoát, chờ ta trở lại. Viên phó Ðội thi hành mệnh lệnh ngay !
Sư Vô Thường bình tĩnh quay gót.
Chú tiểu đóng cổng. Mấy người lính định cản trở chú tiểu, viên phó Ðội ra hiệu, đám lính dãn ra!
Trong phòng Hàn Than.
Bà Vãi gìa đang giúp Hàn Than mặc thêm áo. Căn phòng trông ra cổng chính. Nghe tiếng ồn ào, Hàn Than tiến đến bên cửa sổ, nhìn thấy diễn biến ở bên ngoài. Cô bảo bà vãi ra xem có chuyện gì, Vãi vâng lời. Lát sau trở lại nói hấp tấp : Nguy rồi cô nương ơi ! Quan quân cho lính tới bắt cô về trị tội ! Sư Bác Vô Thường đã tìm kế hoãn binh... Sư Vô Kỷ lại chưa về... làm sao đây ?
Ðược bà Vãi già thông báo cho biết tình hình, Hàn Than thoắt lo sợ, thừ người suy nghĩ. Nàng lẩm nhẩm, giọng mơ màng ’’ Giờ đã điểm...’’, đột nhiên trở nên tỉnh táo hẳn. Nhìn toán lính lố nhố đứng ngoài cổng, Hàn than ớn lạnh, rùng mình, tự nhủ lương tâm: ‘’Bọn chúng đã biết tung tích của nàng. Nếu bắt được triều đình sẽ khép tôị. Không biết tai họa khôn lường đến đâu sẽ ấp xuống ngôi chùa nhỏ bé và những tăng nhân?Nghĩ đến Vô Kỉ và phương trượng chùa - biết rõ tai họa cho chùa nếu chứa chấp tội phạm của triều đình - vẫn làm ngơ, vẫn giang tay cứu giúp, bất chấp phật quy cho nàng trú ngụ và làm điều nàng thích... Cảm cái ơn của mọi người trong chùa khoan thai độ lượng không một ai nỡ ghét bỏ. Giờ đây, trước cơn nguy biến, Nàng không thể ích kỉ bỏ mặc hậu qủa do chính nàng gây ra, ngôi chùa đã có hàng mấy trăm năm, danh tiếng vang lừng một thuở sẽ tan thành mây khói. Vô Kỷ, Vô Thường sẽ mang tội là bao che cho tội phạm, sẽ bị chu di tam tộc, toàn bộ tăng ni trong chùa sẽ bị chém đầu...
Hàn Than suy nghĩ - Nếu không đi, quan quân tìm cách vào chùa sẽ bắt được nàng. Nhưng đi đâu, bằng cách nào? Nàng tự hỏi và tự trả lời - Hết đường. Tứ phía chùa đã bị vây chặt. Sau một hồi toan tính, Hàn Than thấy lòng mình vơi đi nỗi sợ. Một ý nghỉ vụt ra, ánh lên... Nàng quay sang bảo bà Vãi : Cám ơn Vãi lâu nay đã chăm sóc cho tôi ! ơn ấy tôi nguyện sẽ có lúc báo đền. Bây giờ tôi cần chuẩn bị để rời khỏi chùa... khỏi gây lụy cho mọi người... Vãi đừng cho ai vào quấy rầy tôi nhé. Dứt lời, Hàn Than vào trong phòng của Vô Kỷ, đóng cửa.
Bà Vãi tần ngần nhìn theo...
Dinh thự của quan Hành Khiển Ngụy Nhược Chân.
Viên đội đứng ngoài cửa xin được vào yết kiến. Quan Hành Khiển đang ngồi đọc Văn Thư. Bà vợ đứng bên cạnh, gia nhân vào báo, bà vợ tươi nét mặt, thay chồng hạ lệnh : Cho anh ta vào ngay.
Thấy viên Ðội vào, Bà vội hỏi : Thế nào, đã giải Hàn Than về đây chưa ?
- Thưa Tướng quân, thưa Phu Nhân ! Lẽ ra tiểu nhân đã giải được Y thị về, nhưng vị sư trụ trì nói rằng, nhà Chùa được Hoàng đế Nhà Lý cho phép thoát ly trần tục không chịu sự ràng buộc của pháp luật... trừ phi có chiếu chỉ của thánh thượng. Tiểu nhân không hiểu thế nào, sợ hành động hàm hồ gây tôị, không dám tùy tiện, phải trở về xin ý kiến. Tuy nhiên tiểu nhân đã cho bao vây chặt các ngả... tin rằng bắt y thị không có gì khó khăn !
Trong khi Quan Hành khiển chưa kịp lên tiếng, bà vợ đã xồn xồn : Ngươi thật vô dụng hồ đồ ! Có thế mà cũng không hiểu. Chùa Lệ Kì được hưởng ân huệ của triều vua trước, đó là quy định, luật lệ của triều đại cũ. Còn Ðây là triều đại mới... Bất cứ người nào sống trên đãt nước này, ăn cơm gạo, uống nước, hít thở không khí của nước đại Việt - đều là thần dân của của Ðại Vương. Ðều phải có nghĩa vụ thực thi pháp luật do đương triều đặt ra. Kẻ nào muốn thoát ra khỏi khuôn khổ, là phạm tôi khi quân sẽ bị chu di! Ngươi hãy trở lại ngay chùa Lệ Kỳ, bắt bằng được Hàn Than về đây. Nếu mấy tên cuồng tăng kia mà ngăn cản, cứ bắt luôn cả chúng, giải về trị tội một thể rồi cho san phẳng chùa ngay.
Quan hành khiển miệng ấp úng như ngậm hạt thị.
Viên đội giùng giằng chờ lệnh của quan ta chưa chịu lui. Bà vợ thấy vậy tru lên: Sao ngươi chưa đi, còn chờ gì nữa?
- Da! tiểu nhân đi ngay ạ ! dứt lời vội quay gót lui ra.
12
Vô Kỷ mồ hôi nhễ nhại, vai đeo chiếc bị cói, trong đựng thuốc và những vật dụng cho người mang thai con so, tất tả đi về lối đường chính. Từ xa, nhìn thấy lô nhô bóng quân lính, ông lấy làm lạ, rảo bước. Vừa đến trước cổng chùa, hai người lính xông ra cản lại. Vô Kỷ cự nự : Tôi về chùa, tại sao các người lại ngăn cản ?
- Người là ai, Ở đâu đến ? Lệnh của trên : Nội bất xuất, ngoại bất nhập !
- Tôi là Vô Kỷ, trụ trì tại chùa này !
- Vậy hả ? đi nhanh lên ! Không được ra ngoài nữa đó !
Vô Kỷ vừa qua cổng, chú tiểu đã chạy lại báo : Sư Vô Thường mời Ðại sư đến ngay !
Hàn Than thay bộ đồ nâu sòng bằng bộ đồ nàng vẫn mặc trong khi tiếp khách ở những buổi tụ tập ngâm vịnh hồi còn ở Kinh đô. Nàng trang điểm lộng lẫy như những ngày theo Hoàng thượng đi du ngoạn. Trang điểm xong, tiến đến trước gương soi ngắm, mỉm cười, đoạn đến bên bàn, lấy cây bút, viết, cho vào bì thư, để trên bàn. Mọi việc xong xuôi, Hàn Than thắp ngọn nến, mở cửa hầm đi xuống. Đây là căn hầm kiên cố, cất dấu những tài sản qúy của sư trụ trì. Sau khi đóng cửa, ngụy trang cẩn thận, mở tiếp cửa đi vào căn phòng – nơi vẫn cùng Vô Kị ân ái - cầm chiếc ghề đẩu, đặt dưới chiếc xà nhà, cầm giải lụa, một đầu buộc vào quai chiếc ấm chuyên, tung lên xà nhà, kéo xuống, luồn chéo rút lên... xong, nàng đứng lên ghế đẩu, đút đầu vào chiếc thòng lọng...nhắm mắt...
Vô Kỷ ngạc nhiên. Thấy Sư Đệ đang đợi mình vẻ mặt xúc động, lo lắng... Chờ Sư Huynh vào hẳn trong nhà, đóng cửa gài then cẩn thận, Vô Thường nói vội vã : Quân lính của triều đình đến đòi bắt Hàn Than, Đệ đã tìm cách câu giờ chờ Huynh về... chỉ kéo dài được một vài ngày... đệ cùng cho ý kiến giải quyết !
- Cám ơn đệ ! Hàn Than đang ốm, ta về cho nàng uống thuốc... đêm nay sẽ đưa nàng đi. Khi ta vắng mặt, Sư đệ thay ta trông nom mọi việc.
- Sư Huynh yên tâm ! Đệ sẽ lo chu tất !
Hàn Than đüa đầu vào chiếc giây thòng lọng, nàng ngước nhìn lên trần, đôi mắt sáng rực... đoạn thốt lên: Chàng ơi ! Thứ lỗi cho thiếp. Thiếp chờ chàng nơi tuyền đài...
Chiếc ghế đẩu đổ xuống phát ra tiếng động khô khốc...
Bên ngoài, bà Vãi như linh cảm thấy điều gì chẳng lành, giật thót người nhưng ngơ ngác không biết điều gì đã xẩy ra...
Vô Kỷ hối hả đi về phía khu nhà phía sau chùa.
Bước chân vào, bà Vãi gìa đang bồn chồn đi đi lại lại. Thấy Vô Kỷ, bà định tường thuật, Vô Kỷ ngăn lại : Tôi đã rõ mọi chuyện ! Hàn Than đâu ?
- Cô Nương vào trong phòng ngài trước đây một canh giờ, chờ ngài trong đó, dặn tôi không cho ai vào quấy rầy !
Vô Kỷ lật đật đến đẩy cửa. Bên trong khoá trái. Bà Vãi gọi : Cô nương mở cửa ! Ngài Vô Kỷ đã về ! Bên trong vẫn im lặng. Vô Kỷ lấy sức toàn thân xô vào... cánh cửa bật tung : Không thấy bóng Hàn Than. Trên bàn có bức thư, Vô Kị đọc, hốt hoảng mở nắp hầm: Hàn Than treo lơ lửng trên dải lụa, Khuôn mặt nàng tím ngắt, lười thè quặt sang bên mép. Làn gió bên ngoài ùa vào làm cái xác đung đưa...
13
Mùa hè. Hoa nở đầy cành. Chim hót líu lo...
Một căn nhà nằm ở góc rừng. Trong nhà để một chiếc quan tài. Sư Vô Kỷ mặt mũi hốc hác, tiều tụy... ôm chiếc quan tài. Chốc chốc lại rên rỉ : Em ơi ! sao nỡ bỏ anh !...
- Vì sao mà Em đã chết oan uổng ? Kẻ độc ác ! quân giết người. Vợ ta đã tìm tới nơi đây để làm lại cuộc đời mà chúng bay cũng không tha. Anh sẵn lòng theo em để em khỏi vò võ một mình nơi chín suối. Nếu có linh thiêng, hãy về đưa anh đi theo. Em đã chết, trên cõi đời này đối với anh chẳng còn ý nghĩa gìa nữa!...
...
Có tiếng động ở ngoài cửa...
Vô Kỷ ngẩng mặt nhìn ra...
Hàn Than đang đi vào. Nàng tiến đến...Vô Kỷ đứng dậy chạy ra, hai người ôm lấy nhau, như mọi cặp tình nhân lâu ngày xa nhau bây giờ gặp mặt. Vô Kỷ dìu Hàn Than đến chiếc giường tre, đặt trong góc nhà. Hai người ngả người nằm xuống. Hàn than ôm lấy đầu Vô Kỷ, áp vào ngực mình, khóc, nói : Thiếp buổi trước ngàn dâu xế bóng, được nương nhờ chốn cửa Phật. Ðáng tiếc thay, chưa dứt lòng trần... còn vương nợ oan nghiệt... may gặp chàng, thiếp tưởng quên đi tất cả để cùng nhau chung hưởng hạnh phúc đến thuở đầu bạc răng long. Nào ngờ nghiệt oan còn nặng, kẻ thù không buông tha, khiến thiếp phải lấy cái chết để báo đền ơn mưa móc mà chàng và trời phật ban cho. Giờ nơi suối vàng lạnh lẽo, oan nghiệt chất chồng... dục vọng báo thù nung nóng. Thiếp xin chàng hãy theo thiếp về nơi tuyền đài, để thiếp nương nhờ Phật lực... thác hoá đầu thai... trả cho xong món nợ oan gia kiếp trước !
- Ðược , ta cũng đã mong được như thế từ lâu ! Vì nàng, ta nguyện sẽ làm hết sức mình...
- Cám ơn chàng. Thế là thiếp đã thoả lòng, không còn ân hận gì nữa. Chúng ta hãy vui đi... hãy tận hưởng... trước khi bước vào một cuộc đời mới...
Hai người tiếp tục ân ái ngày càng cuồng nhiệt!
Ngoài trời nổi cơn giông bão... Quan tài bật nắp...từ trong bay ra một vệt trắng... Hai người trên giường buông nhau, dắt tay nhau đi theo...
Sãm chớp đùng đùng, gío dật, đất rung... mưa như trút nước.
Kinh thành Thăng Long chìm trong mưa bão. nhiều nhà đổ, cây trên đường ngổn ngang.
Trong lâu đài của quan Hành Khiển Ngụy Nhược Chân. Phu nhân đang ngủ bỗng kêu thét lên, bật người, mồ hôi đầm đìa trên mặt. Thấy vợ như vậy, Quan Hành Khiển lo lắng hỏi han. Hồi lâu tỉnh lại, bà kể : Thiếp chiêm bao thấy có hai con rắn lớn, dài ba trượng quấn lấy thiếp, cắn vào hai mạng sườn, thiếp vừa đau, vừa sợ vùng chạy mà không thoát, vừa lúc phu quân lay gọi. Bây giờ mạng sườn thiếp hãy còn đau. Nói xong bà cầm tay chồng đặt vào chỗ mà bà cho là hai con rắn vừa cắn mình - mặt vẫn còn nhăn nhó. Ông chồng cũng chiều vợ để tay nhưng chẳng nhận thấy điều gì khác lạ, nên an ủi vợ cho qua : Có lẽ phu nhân yếu người, nên mơ huyễn hoặc... thôi ngủ đi, sáng mai ta sẽ cho mời thầy thuốc tới bốc thuốc. Uống vào sẽ khỏi !
Bà vợ nằm xuống... thao thức... hình ảnh hai con rắn vẫn luẩn quất đâu đây...
Ba tháng sau, thầy thuốc khám báo tin phu nhân đã mang thai. Quan Hành Khiển xiết đỗi vui mừng...
Một năm sau.Phu nhân đến kỳ sinh nở.
Bà sinh đôi được hai cậu con trai. Cả nhà vui mừng. Hai đứa trẻ được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Hai cậu thông minh đĩnh ngộ lạ thường. lên một tuổi đã biết nói. Lên ba đã biết đọc biết viết. Lên năm thơ phú đã làu làu... tiếng tăm hai cậu thần đồng nổi lên như cồn. Hai vợ chồng Quan Hành Khiển vui mừng khôn tả. Quan đặt tên cho đứa lớn là Long Thúc, đứa bé là Long Qúy...
Hai đứa bé lớn lên trong niềm vui mừng hãnh diện của cha mẹ...
14
Mười lăm năm sau !
Hai công Tử Long Thúc, Long Qúy giờ đã ra dáng trưởnh thành.
Cha mẹ rước thầy về dậy hai con học. Mỗi người được bố trí ở một căn phòng riêng, bài trí sang trọng. Căn phòng ở lầu hai, trông ngay ra đường phố ! Hàng ngày, hai anh em lên giảng đường (cũng là một phòng rộng trong toà lâu dằi này) nghe thầy giảng, hết giờ lên lớp, hai anh em lại trở về tự học ở trong phòng mình... cứ đến giờ Tý, hai cậu lại gài cửa phòng đi ngủ... gia nhân ít thấy hai công tử đi ra ngoài. Chỉ những ngày nằm, mười tư, vào tuần trăng sáng, hai công tử mới dắt nhau đi về phía Hồ Tây...
Một buổi trưa mùa hè.
Trời nóng nực. Nắng chang chang. Người đi lại trên đường phố hối hả, ai cũng muốn đi cho nhanh, về nhà vào chỗ rợp để tránh nắng.
Quan Hành khiển ngồi đọc sách trên lầu, phòng của ông nằm gần phòng của hai con trai. Ông cũng ngồi hóng gío để giải cơn nhiệt. Từ phía xa, một Ðạo sỹ đang tiến đến phiá nhà mình. Ðạo sỹ đầu trần, dép cỏ, cầm đọan trúc làm cây gậy chống. Khi ngang toà lâu đài, tự dưng ông dừng lại tiến lên ngắm nhìn...lùi lại ngiêng ngó... Ðạo sỹ định đi, nhưng lại không đi được... như có gì kéo chân ông lại. Lát sau, ông ta súyt xoa : Lạ thay ! Toà lâu đài như thế kia, mà rồi sẽ thành cái vực của Thuồng Luồng... Ðáng tiếc ! Ðáng tiếc !...
Quan Hành Khiển nghe thấy vậy, nghi hoặc lật đật chạy xuống mời đạo sỹ vào chơi. Ðạo sỹ từ chối nói rằng có việc bận phải đi. Quan gặng hỏi về lời vừa nói là có ý gì ? Ðạo sỹ nghiêm sắc mặt từ chối, nói rằng mình đang nghĩ tời một câu văn, ở trong một câu chuyện mới viết, buột miệng đọc ra chứ không dám ám chỉ nhà Quan. Vừa trả lời, Ðạo sỹ vừa ngó ngiêng, ra tuồng sợ ai nghe thấy... Thấy hành động của Ðạo sỹ qúai lạ, Quan Hành Khiển xin lỗi, để Ðạo sỹ đi, đoạn trở lên nhà, cải trang bí mật đi theo. Ðến trước cửa một quán trọ cuối kinh thành, Ðạo sỹ bước vào, Quan Hành Khiển theo sau. Ðạo sỹ vừa ngồi xuống đã thấy người chủ toà lâu đài cũng kéo ghế ngồi theo. Ðạo sỹ không có vẻ gì là khó chịu, nói : Ngài thật thông minh. Sở dỹ tại đó, tôi không thể nói rõ được là vì trong nhà ngài đã có yêu quái ! Nhìn khí sắc, tôi biết chúng phép thuật rất cao, chúng ở trong nhà ngài đã lâu, chỉ còn không bao lâu nữa tai họa sẽ phát tác, cả nhà ngài sẽ không còn một mống ! Chẳng hiểu đó là nghiệp báo kiếp trước, hay oan gia kiếp này của ngài...
- Xin Thầy hãy vì lòng nhân đạo, ra tay cứu giúp chúng tôi thoát tai kiếp này !
- Trừ được chúng, chỉ có một người, đó là Ðại sư Pháp Vân, trụ trì ở chùa Lệ Kỳ. Những người khác chớ có mời, họ không đủ pháp thuật, mời đến, chỉ làm mồi cho lũ thuồng luồng mà thôi.
- Nhưng lũ quỷ này là ai ? xin thầy cho biết cụ thể ?
- Muốn biết mặt chúng không khó, nhưng ngài phải bí mật... nếu hở ra, tai họa sẽ đến ngay. Ngài hãy về chuẩn bị... làm như thế này... thế này... - Ðạo sỹ ghé tai Quan nói nhỏ - khi thấy tôi gõ vào chiếc sênh này, nói huyên thuyên... Chính nó là con qủy biến hình đó ! Quan HK cám ơn hứa sẽ làm theo. Họ hẹn ước ngày giờ thực hiện kế hoạch...
Giữa trưa nắng đẹp. Một ông thầy bói vừa đi vừa rao : Bói toán, xem tướng, xem chỉ tay lành nghề. Ðoán vận mệnh qúa khứ, hiện tại, tương lai... chính xác, xin mời !
Quan Hành Khiển đang ngồi xem sách ở thư phòng. Nghe tiếng rao, ông vội sai gia nhân ra mời vị thầy bói vào. Ông bầy tỏ : Thưa thầy, tôi vừa bi mất một vật qúy, nhưng không muốn làm kinh động mọi người. Chẳng hay thầy có thể bói cho tôi biết, ai đã lấy trộm vật đó... nếu không có ai lấy thì vật đó hiện ở đâu ? nếu đúng, tôi sẽ hậu tạ !
- Xin Ðại nhân cho mời từng người đến đây. Tôi sẽ làm Ngài hài lòng. Quan Hành Khiển ra lệnh cho người quản gia thi hành mệnh lệnh. Tãt cả gia nhân được triệu tập, từng người đi vào. Ông thầy bói nhìn khắp lượt, đều buông một câu như nhau : Không phải người này !
- Không phải...
Ðến người cuối cùng, Thầy bói quay sang hỏi : Còn ai nữa không ?
- Còn hai con trai tôi đang học ở phòng bên .
- Xin cho mời hai công tử đến ! Quan Hành Khiển truyền lệnh... lát sau hai chàng trai khôi ngô tuấn tú đi vào. Vừa nhìn thấy, thầy bói đã gõ chiếc sênh (2), miệng xuýt xoa : Chà hai công tử thật khôi ngô tuấn tú. Phúc nhà Ðại nhân thật lớn... làm rạng danh cho giòng họ Ngụy chính là những người này. Thưa Ðại nhân ! tất cả những người trong nhà không ai lấy vật qúy cả. Xem nào - Thầy bói bấm độn - Ðúng rồi ! Nhất định vật đó rơi ở trong phòng ngủ, trên kẽ giường của ngài. Xin cho người đi lấy !
Quan ra lệnh cho gia nhân...
Lát sau người nữ tỳ trở vào, mang theo một chiếc thẻ bài bằng vàng, dâng lên. Quan Hành khiển vồ lấy, mắt sáng lên, nói trong niềm vui : Ðúng vật ta đánh rơi đây ! Cám ơn thầy ! nói đoạn mang tiền bạc thưởng. Người Thầy bói - Chính là Ðạo sỹ cải trang - cảm ta, nhận quà, chuẩn bị ra đi. Công tử Long Thúc tiến lại, hai mắt vút ra hai luồng ánh sáng, nói trong hơi thở bực bội : Lão đạo sỹ này từ đâu đến, huyễn hoặc nhà ta ?
- Long Thúc không được vô lễ ! Cha mời ông ta đến bói hộ đó. Long Thúc cúi mặt, cùng Long Quý tỏ vẻ giận giữ đi về phòng mình... Ðạo sỹ vái lạy. Ðưa mắt ra hiệu cho chủ nhân rồi đi ra.
Quan Hành Khiển không tin lời Ðạo sỹ, tỏ vẻ không hài lòng, cho qua chuyện. Ông không thể tin hai đứa con trai yêu qúy của mình lại là Thuồng Luồng biến hoá...
Ðêm ! Trời hôm nay âm u. Trong phòng Long Thúc. Long Quý vẻ mặt đăm chiêu, suy nghĩ... lát sau Long Qúy bảo anh : Em thấy tên cuồng sỹ hôm nay dường như đã biết được bí mật của chúng ta... nếu không cẩn thận sẽ hỏng chuyện...
- Làm sao mà nó biết được ! Mà dù có biết cũng chẳng sao ! Cản trở được chúng ta chỉ có Pháp Vân Ðại sư... Những kẻ khác ta coi khinh ! Vả lại lão Chân, tưởng sinh ra chúng ta, vì tình cốt nhục, lão không tin đạo sỹ, không đề phòng... việc gì mà chúng ta phải sợ !
- Tốt nhất là phải trừ hậu hoạn ! Khử nó ngay không được chậm trễ. Em đã bí mật đi theo, dò ra được chỗ trọ của nó là qúan Ðại Phước, phòng 23. Chúng mình hãy đến đó ngay... giải quyết xong còn về tổ đường luyện công... sắp đến ngày rồi !
Hai người đứng dậy... đột nhiên hình lốt Long Thúc, Long Quý mờ dần... từ hai khuôn mặt vừa khôi ngô tuấn tú kia, thoắt cái đã biến thành hai cái mặt quỷ, hình thù gớm ghiếc !
...
Quan Hành Khiển nằm trên giường trằn trọc. Bà vợ nằm bên cạnh đã yên giấc, tiếng ngáy thở nhè nhẹ. Lời của đạo sỹ cứ phảng phất trong đầu... Ông không tin, nhưng cũng phân vân. Chợt như nhớ ra điều gì, ông trở dậy, khoác chiếc áo đi ra. Vốn tính cẩn thận, sợ làm các con thức giấc, ông rón rén đi về phía cuối hành lang. Qua phòng Long Thúc, thấy bên trong vẫn còn hắt ra ánh đèn, lại có tiếng thì thào... Ông ghé mắt qua khe hở cánh cửa nhìn vào... đã nghe thấy hai đứa nói chuyện... và cuối cùng nhìn thấy bộ mặt thật của chúng - hai con qủy - Ông rụng rời chân tay, lủi nhanh về phòng. Sợ chúng đi giết người Ðạo sỹ, ông nai nịt gọn, vội vàng đi theo đường tắt tới nhà trọ Ðại Phước...
Ðêm đã khuya !
Ðường xá vắng tanh. Thỉnh thoảng mới có một tốp lính cầm đèn lồng đi tuần... Quan Hành Khiển đi như chạy tới quán trọ. Tới nơi, đứng ở ngoài quan sát.
Qúan trọ im lìm.
Mọi người vẫn đang yên giấc. Còn đang phân vân, bỗng thấy có cơn gío lạnh ào ào tới. Ông rùng mình... Hai con qủy - lại trong lốt Long Thúc, long Qúy - đã tới ! Chúng đến bên cửa căn phòng mà đạo sỹ ở, đang nói gì với nhau... Quan Hành Khiển nhỏm dậy định đi vào, có ai đó cầm tay ông kéo lại. Ông quay người, nhận ra Ðạo sỹ đã đứng ở sau mình từ lúc nào. Ðạo sỹ ra hiệu cho ông im lặng, dém mình theo rõi...
Long Thúc vươn tay khoa nửa vòng, như bắt quyết.Cánh cửa từ từ mở ra. Hai đứa ùa vào... lát sau chúng trở ra - Lại trong lốt qủy - Long Qúy than vãn : Rõ ràng tối qua em vẫn thấy lão cuồng sỹ còn ở đây kia mà ! Lão có việc đi trước hay là đã phát hiện ra chúng ta ? Sư Huynh ! đệ thật sự lo lắng !
- Yên tâm đi ! Chắc là lão đi đến nhà bạn bè chơi, quá chén, say túy lúy nên ngủ lại thôi ! Ðêm mai chúng ta sẽ thanh tóan lão ! Vả lại, anh đã nói rồi ! Không một kẻ nào ở đây chống lại được phép thuật của chúng ta. Thôi ! về Tổ đường để luyện công, kẻo từ đây đến đó đường xa, chậm trễ, không về nhà trước canh 5, lão Ngụy Nhược Chân sẽ nghi ngờ, hỏng việc lớn !...
Hai đứa lại trở về lốt người, đi nhanh, lướt qua trước mặt hai người đang nấp !
Ðợi cho hai đứa đi xa, Ðạo sỹ mới kéo Ông Chân rời khỏi chỗ nấp. Ông Chân ngăn lại, hỏi : Sao ngài lại biết âm mưu của chúng nó mà tránh được ?
- Lúc ra khỏi nhà, tôi quan sát thấy thằng Long Thúc nhìn tôi, trong ánh mắt nó toát ra sự nghi ngờ. Trên đường đi, tôi đề phòng và phát hiện ra Thằng em đi theo, bởi vậy có kế hoạch đề phòng !
- Cám ơn ngài đã cho biết sự thật kinh khủng này, mà vì thế liên lụy đến ngài ! Bọn quái vật sẽ không tha cho ngài đâu. Chúng đã biết ngài là đầu mối hậu hoạ của chúng, sẽ bằng mọi cách tìm hại ! Hay là, xin ngài hãy về nhà người bạn tôi ở bên kia sông lánh tạm, rồi tìm cách sau ?
- Ðại nhân đừng bận tâm cho tôi ! Tuy pháp thuật của chúng cò hơn tôi, nhưng tôi có nhiều cách đối phó... Ðiều quan trọng là chúng đang ở ngay trong nhà ngài... Thời gian chúng hoàn tất luyện công không còn bao lâu nữa ! Khi đó, phép thuật của chúng sẽ rất cao thâm, khó mà trừ khử nổi ! Mục tiêu lần này là phu nhân, người đã giáng họa cho chúng, truy đuổi chúng đến đường cùng. Thật đáng tiếc ! Oan oan tương báo...
- Xin Ðạo sỹ ra tay cứu giúp ! Phu nhân của tôi qủa thật có lỗi... nhưng tôi cũng gánh một phần trách nhiệm. Nhu nhược... biết mà không ngăn cản... giờ bị qủa báo thật chẳng còn kêu ai ! Nhưng chúng tôi đã biết lỗi... xin Ðạo sỹ hãy cho chúng tôi một con đường sống, tu nhân tích đức chuộc lại lỗi lầm. Nói đến đây, quan Hành Khiển quỳ xuống lạy đạo nhân.
- Xin Ðại nhân đứng dậy ! Phật đã dậy rằng :''Giết người buông dao, cũng có thể thành chính qủa''. Chỉ cốt đại nhân nhận ra được lỗi lầm, sửa đổi. Ðã sắp hết canh tư, bọn qủy sắp trở về nhà, Ngài hãy mau trở về trước, sắp xếp một kế họach, vờ đi công cán ở tỉnh Ðông. Việc này phải hết sức bí mật - Ðạo sỹ nhấn mạnh - Sau đó lên ngay chùa Lệ Kỳ, tìm gặp Phương trượng Pháp Vân, xin người cứu nạn ! Chỉ có Phương trượng mới giúp được ngài thôi ! Có thể lúc đầu ngừơi từ chối... nhưng đừng nản lòng... Thôi ! từ biệt ngài. Hẹn ngày gặp lại ! Nói xong Ðạo sỹ quay người, đi ngay.
Quan Hành khiển đứng nhìn theo vái dài, đoạn quay lại đi về nhà.
Trời sáng !
Mọi người đã dậy, người nào việc ấy. Hai người hầu gái bưng đến trước cửa buồng các công tử hai chậu nước rửa mặt, khăn lau. Họ gõ cửa. Cửa mở, Hai công tử hiện ra. Sắc mặt người nào cũng tươi đẹp. Vẻ mặt của họ vốn con nhà gia gíao mà thoạt nhìn ai cũng có cảm tình...
Quan Hành khiển từ buồng bên đi ra. Ông ăn vận quan phục. Thấy hai con, ông vờ vui vẻ hỏi : Các con đã dậy rồi ư ? đêm qua ngủ có ngon không ?
- Dạ, thưa cha ! chúng con học bài xong, đi ngủ. Ngủ rất ngon - cả hai đều trả lời như đồng thanh - Chẳng hay hôm nay cha đi đâu mà ăn vận tề chỉnh vậy ? Long Thúc hỏi.
- Cha được lệnh triệu hồi vào cung nhận nhiệm vụ mới, cùng Quan Thượng Thư đi kinh lý. Thời gian có thể hơi lâu... các con ở nhà chớ lơ là học hành, nghe !
Hai đứa nhìn nhau ý nhị...
Long Thúc nói : Xin Cha yên lòng ! Chúng con đã lớn, tự biết lo liệu. Nhất định không phụ lòng mong mỏi của cha!...
- Ðược ! bây gìờ cha vào thăm mẹ. Tạm biệt các con. Hai đứa lễ phép chào ông rồi lui vào phòng mình.
Quan Hành Khiển vào phòng phu nhân. Ông đóng cửa cài then cẩn thận, tiến đến bên giường vợ. Bà dạo này yếu. Bà năng đi chùa, ăn chay. Dường như trong tâm tư của bà đang có xáo động dữ dội. Thấy chồng ăn mặc tề chỉnh, bà ngạc nhiên hỏi : Phu quân phải triều kiến ư ?
- Tôi được triệu hồi vào cung, cùng đi kinh lý với quan Thượng thư Bộ Hình. Phu nhân ở nhà cần phải chú ý giữ gìn sức khoẻ. Tôi đã cắt đặt ba đứa thị tỳ, thay phiên nhau túc trực ngày đêm, hầu hạ phục vụ. Cần gì cứ sai chúng nó, không nên cố, tự làm. Ngần ngừ một chút, ông mới tiếp - Các con dạo này chăm học để chuẩn bị ứng thí, Phu nhân đừng phiền chúng.
Bà nhìn ông tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu... dường như bà thấy chồng có gì khang khác, nhưng mấy năm qua, sau nhiều năm ăn chay niệm phật, tính tình bà hầu như đã thay đổi. Thấy chồng nhắc nhở, tuy ngạc nhiên nhưng chỉ gật đàu... Quan hành khiển tiếp : Sức khoẻ của Phu nhân dạo này rất kém, không nên ra ngoài... chờ khi nào tôi về, tôi sẽ đích thân đưa phu nhân đi lễ chùa !
- Cám ơn Phu quân ! thiếp sẽ làm theo. Phu quân cứ an tâm lên đường làm nhiệm vụ. Hai người nắm tay nhau. Lần đầu tiên, hai vợ chồng gìa tiễn biệt nhau thật cảm động.
15
Chùa Lệ Kỳ !
Quan Hành Khiển ăn vận theo lối khách đến vãng cảnh chùa. Theo sau ông là hai người phu khuân đồ, do hai tì tướng đóng giả. Viên tì tướng gõ cổng chú tiểu ra tiếp. Nghe khách trình bầy, chú tiểu nói : Thí chủ tìm lầm chỗ chăng ? Ở trong chùa không có ai tên là Pháp Vân. Phương trượng trụ trì là Vô Thường đại sư. Lúc chưa nhập môn, tôi có nghe cha tôi nói, hồi xưa quãng mươi lăm năm về trước, ở chùa này cũng có vị sư gìa tên là Pháp Vân... nhưng sau đó nhà sư đã đi lên núi Phượng Hoàng ở ẩn.
- Vậy xin hỏi, lên núi Phượng Hoàng đi lối nào ?
- Kia là núi Phượng Hoàng - Chú tiểu dơ tay chỉ răng núi trước mặt, tiếp : Thí chủ cứ theo con đường này, đi mãi khi nào cục đường là đến !
- Cám ơn chú ! Quan Hành Khiển cùng hai người phu khuân đồ đi tiếp !
...
Ðường đi càng ngày càng ghập ghềnh, hiểm trở. Con đường như cứ ngày một dài ra... từng đoạn, ba thầy trò phải nghỉ lấy lại sức...
Ðêm qua. Ngày đến... nắng, mưa... Ba thầy trò cứ cắm cúi đi !
...
Một buổi trưa nọ, ba người đến đỉnh núi.
Dưới rặng tùng cổ thụ có một căn nhà lợp cỏ. QHK đến trước căn nhà gõ cửa. Một nhà sư trẻ xuất hiện. Quan bày tỏ nguyện vọng. Nhà sư nhìn khách hồi lâu, đọan trả lời : Sư phụ tôi xa lánh cõi tục, sớm ngày chỉ tụng kinh niệm phật... không tiếp ai ! Xin Thí chủ hãy quay trở về.
QHK vội qùy xuống trước cửa vái lạy, nài nỉ : Xin Hoà thượng hãy cho tôi được yết kiến Ðại sư. Tôi có việc rất quan trọng... chỉ có người mới cứu được gia đình tôi thoát khỏi tai kiếp. Vừa nói ông vừa đập đầu lia liạ... Bỗng từ trong nhà vang lên tiếng nói như tiếng chuông : Trí Thủ không được vô lễ ! Mời Tiên sinh vào đi !
Nhà sư ra hiệu cho Nguỵ Nhược Chân đi theo. Vào trong lều cỏ, QHK thấy mùi thơm của hoa rừng ngào ngạt. Ông nhìn thấy một cụ gìa râu tóc bạc phơ ngồi trên tấm thảm được kết bằng cỏ núi. Trông cụ tuy hình hài gìa, nhưng thân thể tráng kiện, đôi mắt sáng quắc như sao... đó chính là Ðại sư Pháp Vân. Ðại sư chăm chú nhìn khách. QHK tiến đến trước tấm thảm quỳ lạy, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện... đoạn kết luận : Xin Ðại sư rộng lòng từ bi hỉ xả, ra tay cứu giúp. ơn ấy kẻ tiểu nhân nguyện sẽ báo đền. Nếu chậm trễ, e lũ qủy tác quái... mười mấy mạng người khó mà thoát tử nạn.
- Tiên sinh lầm rồi ! Lão phu thân không ở chùa chiền, chân không đến thành thị... không quan tâm đến ân oán giang hồ... suốt ngày ở trong am cỏ, quyét đất thắp hương, tụng kinh niệm phật, làm gì có tài cán giúp đỡ Tiên sinh. Huống hồ, theo tiên sinh kể, đó là lũ yêu quái, pháp thuật cao cường...
QHK nói mấy, Pháp Vân Ðại sư vẫn từ chối !
Nhớ lời Ðạo sỹ dặn... ông Chân vẫn kiên trì... Suốt cả ngày, không nghỉ, cứ qùy ở trước Am. Nhà sư trẻ khuyên can ông vẫn không chịu lui. Tối đến, trước khi đi ra, ông nói với Ðại sư : Ðức phật lấy Từ bi làm bè, Tế độ làm cửa. Thương bể khổ trôi nổi, Cứu sông mê đắm chìm. Nếu Ðại sư thấy người chết mà cố tình không cứu, thì làm sao rộng đạo nhà Phật được ! Dùt lời lui ra. Ðại sư Pháp Vân nhìn người khách đăm đăm... Dường như lời nói của QHK đã có tác động đến ngài...
Sáng hôm sau. QHK đang tiếp tục qùy, nhà sư trẻ ra bảo : Sư phụ ta mời thí chủ vào ! Ngụy Nhược Chân vui mừng theo vào. Khác với hôm qua, vừa thấy ông, Ðại sư đã thi lễ : Xin Ðại nhân thứ lỗi ! Chỉ vì một lời hứa với kẻ tiểu nhân năm xưa mà bần tăng súyt nữa đã phạm tội với trời phật. Thời gian chẳng còn bao lâu, xin Ðại nhân tường thuật lại tình hình cho bần tăng nghe một lần nữa, để có kế hoạch trừ khử lũ yêu quái.
QHK kể lại câu chuyện từ đầu...
Nhà sư gìa cùng hai đồ đệ chỉ im lặng ngồi nghe. Thỉnh thoảng ông quắc mắt nhìn hai đồ đệ. Khi QHK đã kể hết, Pháp Vân Ðại sư bảo hai nhà sư trẻ : Trí Thủ đi lập cho ta một Ðàn Tràng. Trí Quang viết cho ta ba đạo bùa, lấy cho ta vũ khí để diệt trừ lũ yêu nghiệt ! Hai nhà sư vâng lời lui ra. Ðại sư bảo QHK : Ðại nhân hãy lui về ngôi nhà kia nghỉ ngơi ! Hễ thấy có gì lạ lùng cũng không được phép lộ diện. Mọi việc Bàn tăng sẽ lo liệu.
QHK và hai viên Tì tướng vâng lời làm theo.
Ðàn Tràng cao độ ba thước, cột bằng ghỗ, sàn lát gỗ ván, dựng ngay ở bãi cỏ trước mặt ngôi nhà. Xung quanh bốn mặt, treo đèn. Và những đạo bùa vẽ bằng mực son...
Ðaị sư Pháp Vân lúc này không còn là cụ gìa râu tóc bạc phơ nữa. Cụ ăn mặc, trông như một tiên ông giáng trần. Tay cầm cây Tích trượng chỉ huy tả hữu... quát tháo. Có lúc cụ nhẩy xuống dưới đất, đi xung quanh Ðàn Tràng ấn quyết... Một đám mây đen bao bọc cả khu vực lập Ðàn... Những cơn gío ào ào... Sấm chớp nổi lên đùng đùng, tiếp đó trên không trung có tiếng khóc y...ỷ... Lát sau tiếng khóc dứt. Mây mù tan... sấm chớp ngừng...
QHK ngồi trong nhà cỏ, vén mành trông trộm nhưng chẳng nhìn thấy gì. Trời hửng sáng, xung quanh Ðàn Tràng như vừa sẩy ra một trận chiến, cỏ cây bị dẫm nát... cây đổ ngả ngiêng. Lát sau, Hoà Thượng Trí Thủ tiến vào, ba thầy trò QHK ra đón. Trí Thủ nói : Sư Phụ ta cho mời thí chủ lên, người có điều căn dặn. QHK vội đi theo. Tới nơi, Ðại Sư Pháp Vân ra tận cửa đón. QHK quỳ xuống thi lễ, Ðại sư nâng dậy, nói : Lũ yêu quái đã bị trừng phạt ! Ðại Nhân về ngay kẻo nhà mong. Khi về, thấy chúng nó biến hoá thành những vật gì cũng không sợ. Hãy lấy những hòn đá hùng Hoàng này – nói đoạn đưa cho QHK gói giấy - ném vào di thể của chúng... Từ nay oan gia sẽ dứt... oán thù được cởi !
- Muôn ngàn lần đội ơn Ðại sư ! Tiểu nhân hẹn ngày tái ngộ !
- Chúc Ðại nhân thượng lộ bình an ! Trí Thủ - Ðại sư quay sang bảo đồ đệ - Ngươi đưa Ðại Nhân xuống núi. Dứt lời Ðại sư quay vào.
Ba Thầy trò QHK đi theo. Trí Thủ Hòa Thương dán vào đùi ba người ba đạo bùa, dẫn ba người đến một mỏm đá, bắt nhắm mắt, dặn rằng chỉ khi nào chân chạm đất mới được mở mắt, đoạn hô to ''Hành'' ! Ba người cảm thấy đi nhanh vùn vụt... mặt bị những cành cây đăp vào... mắt mũi tối xầm... lát sau, bên tai vang lên tiếng của Hoà Thượng : Mở mắt được rồi. Từ đây về Kinh không còn bao xa nữa ! Chúc đại nhân thượng lộ bình an.
Ba thầy trò mở mắt, không thấy Hòa Thượng Trí Thủ đâu mà lại thấy mình đang đứng ở dưới chân núi Phương Hoàng. Phía trước mặt là Tam quan Chùa Lệ Kỳ. Nóng lòng muốn biết tình hình gia đình, QHK thuê xe đi về quán trọ. Ðội vệ Binh nhận lệnh vẫn chờ . Ông ra lệnh cho đoàn tùy tùng khởi hành về Kinh ngay bất kể đêm hôm.
Ði suốt đêm. Ðầu canh năm, thì đến nơi. Cổng thành cũng đến giờ mở. QHK đi vội về nhà. Từ xa thấy nhà mình đèn đuốc sáng trưng, bóng người đi lại tấp nập. Ông xuống ngựa, đi ngay vào buồng phu nhân.Phu Nhân mặt mày hốc hác ! hai mắt thâm quầng. Thấy ông xuất hiện ở cửa, bà òa khóc : Ông ơi ! Hai con nỡ vội bỏ chúng ta đi...rồi ! Hờ... Con ơi !
- Ðầu đuôi ra sao, bà haỹ bình tĩnh kể lại cho tôi nghe ! Làm sao chúng chết ? Trước khi chết, chúng nó có nói gì không? Nghe lời chồng, bà vợ nín khóc, kể : '' Ðêm qua vào đầu giờ tý...(QHK khiển nhớ lại lúc đó chính là lúc Ðại sư Pháp Vân đang trên Ðàn chuẩn bị điều binh khiển tướng...) - Khi tôi đang ở trong phòng... có tiếng kẹt cửa. Tôi nhìn ra thấy hai đứa dắt tay nhau đi vào. Tôi đang mệt, mơ màng... thấy hai con, vội mở mắt, nhưng như có ma đè... tôi vẫn còn nghe thấy thằng Long Thúc bảo Long Qúy : Giờ đã đến ! Em hãy ra tay đi !
- Xin cám ơn chàng... Nói rồi Long quý vòng tay... như bắt quyết... có điều trong đôi mắt của chúng như bắn ra những tia sáng... Thiếp mệt quá lại mơ mơ tỉnh tỉnh... Bỗng cả hai đứa đưa tay ôm bụng, rú lên rồi quay đầu chạy ra ngoài. Khoảng giữa đêm gia nhân chạy vào hớt hải - lúc này thiếp đã tỉnh, vùng dậy theo ra. Ngoài sân, bên chiếc giếng nước mọi người đang xúm đông xúm đỏ. Thấy thiếp đến, mọi người rẽ ra. Thiếp nhìn thấy, hai đứa đã nằm chết. Quần áo ướt đẫm nước...Chúng đã chết ở dưới giếng, vừa được vớt lên.
- Có nghe thấy, trước khi chết chúng nó nói gì ?
- Lão nô bộc kể lại, Khi thấy hai cậu ôm bụng chạy ra... vừa chạy, vừa rên la: Chàng ơi ! Chúng ta đã thất bại ! Tên cuồng sỹ đã làm hại chúng ta rồi. Chỉ tiếc rằng việc lớn không thành... ân hận...
- Thi thể của chúng để ở đâu ?
- Ở trong gian nhà ngang, phía sau !
- Võ Hùng ! đi theo ta.
Võ Hùng là viện Tỳ tướng đã cải trang đi theo QHK lên núi Phượng Hoàng - vai vẫn đeo chiếc túi, trong đựng hai viên đá Hùng Hoàng - chạy theo chủ tướng. Gia nhân thấy thế cũng ùa theo ra phía nhà ngang ở phía sau. (Vì người chết, ở bên ngoài nhà, nên theo tục lệ, không được quàn ở trong nhà). Ði đến cửa, QHK dừng lại. Theo lời dặn của Pháp Vân Ðại Sư, Võ Hùng móc túi đưa cho chủ tướng hai viên đá. QHK cầm hai tay hai viên, ra hiệu cho Võ Hùng mở nắp quan tài.
Nắp quan tài rung động...
Trong quan tài phát ra tiếng động...
Nắp quan tài bật tung... Bên trong chẳng thấy xác Long Thúc, Long Qúy đâu, chỉ thấy hai con Thuồng Luồng nằm chết...da chúng tím thẫm...mùi hôi thối xông lên, nồng nặc căn phòng...QHK nghe lời dặn, vội ném vào mỗi chiếc thây kia một viên đá... Thoắt cái, hai cái thây bốc khói đen... Một loáng khói tan... xác chúng đã bị biến hết. QHK ra lệnh đậy nắp quan tài, đem chôn ngay...
Vài hôm sau Phu nhân khỏe dần...
Ông đem chuyện kể lại cho vợ nghe...
Bà vợ vô cùng sợ hãi. Bà đòi chồng phải đưa bà đi lễ chùa, đến tạ ơn Ðại sư Pháp Vân cứu mạng cả gia đình...
x
Hai vợ chồng QHK và đám gia nhân tới chân núi Phượng Hoàng.
Bà vợ Quan Hành Khiển Ngụy Nhược Chân kiên quyết tự mình leo lên núi mà không nhờ phu khiêng kiệu mặc dù vẫn còn yếu. Bà muốn tỏ lòng thành, đích thân lạy ta người đã cứu bà và toàn gia thoát nạn... Ðường lên hiểm trở, nhiều đọan QHK phải dìu.
Sau một ngày leo đèo, lội suối, hai vợ chồng đến trước cửa Am cỏ.
Nhìn quanh rêu phong phủ kín... cảnh trí tiêu điều... nhìn dấu vết chứng tỏ thầy trò Ðại sư Pháp Vân từ lâu đã không ở đây.
Hai vợ chồng bùi ngùi... lễ tạ rồi xuống núi !
x
Kỉ niệm ngày dựng chùa Đồng - Yên Tử tháng 2-2007
Sửa chữa lại - Phật đản 8.4.2008
Berlin - 6.2008