Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.278
123.159.702
 
Thử nhận diện : Chân Dung Nhà Văn - 1
Lê Xuân Quang

Giống như nhiều người, tôi cũng yêu thích, ngưỡng mộ Nhà thơ Xuân Sách và tác phẩm Chân Dung Nhà Văn. Tôi quyết định thử làm vai trò của người nghe, thưởng thức khúc độc tấu của người gẩy đàn tài ba - Xuân Sách bàng cách THỬ  NHẬN DIỆN…

Có cả thẩy 100 chân dung. Tôi chỉ cố sức tìm hiểu  được số it trong đó. Nếu nhận diện chưa đúng, còn có khiếm khuyết - mong bạn đọc bỏ qua !

 

Trong cuốn Chân Dung Nhà Văn, Thi sĩ Xuân Sách viết (vẽ) - bức chân dung rồi xếp vào vị trí đầu tiên - đánh số thứ tự - 1. Điều đó nói lên : Người được vẽ chân dung là một tài năng, có vị trí quan trọng đối với nền Văn Chương Việt Nam hiện đại.

Ta thử tìm hiểu - nhận diện xem bức chân dung này là ai?

 

1 

Xung Kích tràn lên, nước Vỡ Bờ

Đã Vào Lửa đỏ hãy còn mơ

Bay chi  Mặt trận Trên cao ấy

Quên  Chú Nai Đen, vẫn đứng chờ !

 

Các cụm từ : Xung Kích, Vỡ Bờ, Mặt Trận Trên Cao. Vào Lửa. Con Nai Đen làm tôi liên tưởng tới hình ảnh một tác gỉa còn có những tác phẩm nổi tiếng khác: Nguyễn Trãi ở Đông quan (Kịch nói), Bài Ca Hắc Hải (trường ca), bài thơ Đất Nước, Người Hà Nội, Diệt Phát Xít (nhạc) : Đó chính là NGUYỄN ĐÌNH THI - Tổng thư kí Hội nhà văn Việt nam - ’’Người hùng’’ của Nền Văn - Nghệ Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa - đương đại!

 

Nguyễn Đình Thi có thực tài, tinh thông nhiều lĩnh vực trong Cầm, Kỳ, Thi… thơ. Ở lĩnh vực nào ông cũng được dư luận xếp hạng xuất sắc.

 

Lẽ ra, ông xứng đáng được nhận trọng trách cao hơn nữa. Phải chăng có những lí do đặc biệt nào ảnh hưỡng tới việc bổ nhiệm, đ bạt này ? Dư luận cho rằng, nguyên nhân ảnh hưởng tới bước quan lộ của NĐT là từ câu chuyện tình riêng tư - của ông: Đầu những năm 50 của thế kỷ 20 - Nguyễn Đình Thi được cử dẫn đầu đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam đi dự Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới. Ở đây ông gặp nữ văn sĩ, nhà báo người Pháp - bà Ma dơ len Rip pho. Trai tài, gái sắc, hai người yêu nhau. Nguyễn Đình Thi không được ''tổ chức’’ cho phép.

 

Thời kỳ đó, và nhiều năm sau này, cán bộ - thậm chi dân thường - nếu được cử đi nước ngoài công cán, học tập, lao động, ’’lỡ’’ yêu thương người thuộc sắc tộc, quốc gia khác - đều bị coi là ’’tộí’’, Nếu ’’trầm trọng’’, bị ''tổ chức'' trừng phạt: Đuổi về nước, ghi lý lịch. bị quy cho Tư tưởng tiểu tư sản - Tạch Tạch Sè (biến âm viết tắt TTS). Đến mức này, ’’nạn nhân’’ coi như ''xong'', suốt đời không ngóc đầu lên được. 

 

Chuyện ngăn cấm ’’yêu sâu đậm’’ làm giới trẻ hậm hực, phản ứng. Song, tất cả đều im re, họăc chỉ dám thì thào trong bóng tối. Tuy vậy, lớp trẻ - không cam chịu. phản ứng bằng bài thơ (khuyết danh):

 

Văn minh như thể nước Nga

Người ta chẳng cấm  thò ra thụt vào.

 

Lạc hậu dù đến thể nào

Cũng chẳng cấm đoán  thò vào thụt ra.

 

Anh hùng như thể nước ta

Cớ sao lại cấm thò ra thụt vào ?

 

6 câu thơ có ba câu hỏi kèm dẫn chứng:

- Nước Văn minh - Chẳng hề  Cấm! (Thò ra thụt vào)

- Nước lạc hậu - Cũng không Cấm! (thò vào thụt ra)

- Nước anh hùng - Cớ sao Cấm? (Thò ra thụt vào)

Đọc lên, ta thấy vui, thâm thúy đến cay độc. cười trong chua xót...

 

Hai từ thò ra thụt vào... thò vào thụt ra cứ lặp đi lặp lại, cò cưa, kí cưa... khiến người nghe mường tượng ra : Miệng một cái hang xuất hiện đầu con rắn, thấy bên ngoài im im... nó đưa đầu, lưỡi lo le từ trong hang thò ra quan sát để hành động...

 

Chợt bên ngoài có tiếng động... động mạnh... đầu rắn vội thụt vào nhanh để tránh... đòn.

Chỉ được một lúc, động tác của cái đầu con rắn lặp lại... Cứ thế... cứ thế...Hừ... quái qủy thật : Thò ra thụt vào... thụt vào... thò ra - Hê ... hê... hê - Người đọc - cả gìa lẫn trẻ, cả Nam lẫn Nữ - đều phá lên cười, vui.

 

Chuyện quan hệ nam nữ - thời kì nửa thế kỉ trước - bị cấm đoán đến cay nghiệt. Giơí trẻ chất vấn ''Trên'' nhưng không có câu trả lời, việc ’’Cấm’’ cứ tiếp tục! Bị ’’thiệt hại’’ nhiều nhất là Văn Nghệ Sĩ!

 

Nguyễn Đình Thi là một trong những ’’công thần’’ của chế độ trên lĩnh vực Văn Nghệ, chắc không bị phê bình, nhưng mối tình ''Pháp - Việt đề huề'' không thành, mặc dù người phụ nữ ông yêu cũng là một nữ đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp !

 

Vào khoảng đầu nhửng năm sáu mươi (TK20), trong tuyển tập thơ Tình Yêu của nhà xuất bản Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi cho in một bài thơ có tựa đề - NHỚ.

Đầu bài thơ ông viết - ''Tặng M...''.

Tiếp sau đó là 3 khổ thơ chứa chan tình cảm, tình yêu thương nồng cháy:

 

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây.

 

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn

 

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt

Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời

Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực

Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người!

 

Việt Bắc 1951

N.Đ.T

 

Chữ M có nghĩa là Em - người Nguyễn Đình Thi yêu !

Cũng có nghiã là chữ đầu M - tên ''nàng'' Madlen Rippho!

 

Có thể trong tận đáy sâu tâm hồn, ông Thi không vừa lòng với cách ‘‘Ngăn cấm‘‘ của ''lãnh đạo''. Nhưng đó là nguyên tắc tổ chức đành chấp nhận. Trong khoảng 25 năm từ 1960 - 1985, những tác phẩm nổi tiếng với nhiều thể loại của nhà văn lần lượt ra đời. Trong số đó, phải kể đến hai vở kịch : Con Nai Đen và Nguyễn Trãi ở Đông Quan có nội dung ’’gai góc’’, bị giới phê bình cho là ''có vấn đề’’ . Những ’’lính gác trung thành của lâu đài văn hóa Việt’’ - thẳng tay… ’’phang’’ - dù đó là tác phẩm của Tổng thư kí Hội nhà văn.  

 

Đặc biệt vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan, do  đạo diễn nổi tiếng - Nguyễn Đình Nghi, (con trai cụ Thế Lữ) - dàn dựng. Khi đoàn kịch nói trung ương đang tập dượt diễn thử, dư luận đã nổi lên như sóng cồn. Giới trí thức - văn nghệ sĩ thủ đô - lúc đó đặt vè :

 

 ''Nguyễn Đình Thi với Đình Nghi

 Mượn đời Nguyễn Trãi nói gì với ta?''

 

Không ai có thể phán quyết được vấn đề Nguyễn Đình Thi đặt ra. Vở kịch gián tiếp phê phán lớp người gìa tham quyền cố vị... nói lên nỗi lòng nhiều ''công thần của chế độ'', hiện đang thất sủng, bị chèn ép. NTƠĐQ động chạm khía cạnh giống như Nguyễn Trãi - sau khi giúp Lê Lợi dựng nghiệp lớn, về cuối đời bị vạ ''Lệ Chi Viên'' (1)...

 

Đích thân ông Trường Chinh - lúc đó là uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội - nhân vật được xếp hàng thứ hai, sau Tổng bí thư Lê Duẩn (dù chỉ là  trên danh nghĩa, hình thức) - yêu cầu xem vở diễn. Đoàn kịch nói Trung Ương được lệnh tổ chức diễn ở nhà hát Lớn Hà Nội cho ông Trường Chinh và Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương, duyệt.

 

Khi xem xong, có thể ’’ngầm’’ đồng ý với Nguyễn Đình Thi, nhưng, tình hình, thời thế... ’’Người anh cả của nền Văn học - Nghệ thuật nước nhà’’ - như lời của một nhà lí luận hàng đầu tôn vinh - ông Trường Chinh vẫn phải đành gạt bỏ vở kịch, ra lệnh cho Bộ Văn Hóa ’’không phổ biến’’. Nguyễn Trãi ở Động Quan bị ''xếp kho'' nhiều năm.

Sau sự kiện này, Ông NĐT buồn, có ý định ''rửa tay gác... bút''…

 

Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 3 (1983) nhóm họp, Nguyễn Đình Thi lại được chỉ định ứng cử và lần này ông lại trúng cử Tổng thư ký. Trong hôm ra mắt ban chấp hành mới, bế mạc đại hội, trước màn ảnh nhỏ, khán giả cả nước được nghe Tổng thư kí Hội Nhà Văn Việt Nam xúc động - tuyên bố: 

 

''... Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng'' !

 

Câu nói của ông Thi được bà con ta ghi nhớ !

Nhiều nhà văn không đồng tình.

Nhà văn là Kĩ sư tâm hồn, là người làm công việc cao qúy : Phản ánh, ghi chép lịch sử của dân tộc, của đất nước dưới hình thức, qua thể loại có tính đặc thù: Văn học - Nghệ thuật.

 

Nhà văn phải là người tham gia cải tạo xã hội, dự báo cho dân tộc - (ngay cả cho Đảng) - những khả năng mới sẽ xẩy ra để dân tộc và Đảng điều chỉnh, hành động, đưa đất nước tiến lên… Nếu chỉ dựa và lựa ánh sáng… của Đảng để ’’lấp lánh’’, nhà văn đó cũng sẽ không được ngay Đảng - cần. Họ phải bằng tài năng của mình thể hiện bản lĩnh thông qua các sáng tác văn học - nghệ thuật có gía trị nhân văn - nghệ thuật đích thực. Đó mới là chức năng của nhà Văn chân chính. Chỉ chờ để ’’lấp lánh’’ trong từng thời điểm, thì… Dân tộc, Xã hội và Đảng - cũng sẽ không cần loại nhà văn đó!

 

''Những kỹ sư tâm hồn Việt Nam'' cảm thấy người đứng đầu tổ chức đã công khai hạ thấp nhân phẩm của họ. Theo Bùi Minh Quốc trong bài ''Vài kỷ niệm làng văn bị trói '', kể lại câu chuyện điển hình về sự ''phảng ứng'' của giới cần lao và trí thức Văn Nghệ Sĩ trước câu tuyên bố của Tổng thư kí - Nguyễn Đình Thi :

 

''... Hôm sau (hôm Nguyễn Đình Thi nói trên truyền hình) tình cờ tôi gặp nhà sử học Trần Quốc Vượng. Ông Vượng cứ nhìn tôi bằng cặp mắt như thể tôi là Nguyễn Đình Thi, rồi tặc lưỡi mà bảo: Nhà văn các ông... hừ... việc gì phải thế?...

...

Một anh bạn tôi - (vẫn lời kể của BMQ) - bên ngành giáo dục, nhà gần chợ Bắc Qua, kể với tôi rằng, có một cô gái buôn gà thường ghé sang nhà anh xem nhờ tivi (2)  - hôm tường thuật lễ bế mạc đại hội nhà văn cô ta cũng xem. Khi xem xong đoạn ông Nguyễn Đình Thi hùng hồn tuyên bố câu ấy (...) cô gái đã hồn nhiên bật ra một lời bình phẩm (bặm trợn, dân gĩa, chợ búa) : Gớm, ''cậu'' đéo ’’lào’’ (nào) mà ’’lịnh’’ (nịnh) thế ?''.

 

Nguyễn Đình Thi đã để lại cho nền Văn học - Nghệ thuật Việt nam gia tài sáng tác khá đồ sộ, góp phần làm phong phú nền văn học nghệ thuật nước nhà ở nửa sau của thế kỉ 20. Trong nhiều thập niên, ông trở thành  ngội sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.

 

Tuy nhiên - vì cũng là con người như mọi con người bình thường khác - Nhà Văn cũng không thể nào tránh được những phút qúa ’’xuất thần - bốc hỏa - lên đồng’’, khi tâm can có hơi men, tâm trí đang bức xúc...

 

Chúng ta hãy thông cảm cho một tài năng, xem như những tật nhỏ của  những người nổi tiếng, giống như sự đãng trí của vĩ nhân : Phải đục 2 cái lỗ to, nhỏ - cho hai mẹ con con… mèo - ra vào, xuyên qua tường ngăn ở một căn phòng…

 

05. 08.2008

 

(1) - Đây là một truyền thuyết được sử sách ghi lại. Xin tóm lược câu chuyện vụ án Lệ Chi Viên: Khi còn hàn vi, trước khi đi theo giúp Lê Lợi, cụ Nguyễn Trãi dậy học. Trường học có nhiều học trò, nhưng sân trường lại quá hẹp. Cụ ra lệnh cho học trò ’’Lao động công ích’’ - phát quang, san đất mở rộng sân trường để lấy chỗ vui chơi. Cụ ấn định công việc sẽ tiến hành vào ngày sau...

 

Đêm đó cụ nằm mơ thấy một người đàn bà bụng chửa, dắt theo hai đứa trẻ tiến đến quỳ lạy xin cụ rút lại lệnh phát quang kia, vì  nếu làm vậy, mẹ con người đàn bà sẽ không nơi nương thân... Bừng tỉnh, Cụ cho là giấc mơ huyễn hoặc, bỏ qua.

Sáng hôm sau, học trò thi hành lệnh của thầy...

 

Chiều đến, người trưởng tràng (lớp trưởng) đến báo tin, việc san lấp, phát quang sân trường đã xong... anh ta không quên kể lại, trong khi làm việc, đụng phải tổ rắn, giết chết một rắn mẹ rất to, bụng chửa - và hai rắn con... Cụ Nguyễn Trãi không chú ý chuyện này... khen ngợi các trò, bình thản về nhà....

 

Đêm đó, ngồi vào bàn đọc sách, tự nhiên từ trên mái nhà có một giọt máu rỏ xuống đúng chử Tam, thấm ướt 3 trang giấy... cụ lạ lùng, mệt mỏi bỏ đi nằm. Trong mơ cụ gặp lại người đàn bà và hai đứa trẻ kia, mình đầy mắu... bà ta vừa khóc vừa nói :''Ta đã xin ngươi... chẳng những ngươi không cho mà còn sai đệ tử giết mẹ con ta... ngươi sẽ gặp quả báo !''...

Thời gian trôi đi...

Cụ NT lên đường giúp Lê Lợi.

Kháng chiến chống quân Minh thành công cụ được nhà vua dành cho nhiều ân xủng. Nhiều năm làm quan trong triều. Con trai vua Lê Lợi nối ngôi, gian thần hoành hành, Nguyễn Trãi can ngăn mà không được đành cáo quan về ẩn dật, dậy học. Cụ tình cờ gặp người con gái trẻ, xinh đẹp, gánh chiếu đi qua (khi đó cụ ngoài 50). Ông Đồ Nguyễn Trãi tức cảnh đọc :

 

Cô ở đâu ta bán chiếu gon

Hói thăm gánh chiếủ hết hay còn

Xuân sanh chừng độ bao nhiêu tuổi

Đã có chồng chưa, được mấy con ?

 

Cô gái bán chiếu chính là nàng Thị Lộ, đẹp người, hay chữ, thấy ông đồ buông lời choc ghẹo, chẳng những không e ngại như bao thiếu nữ đương thời, trái lại, nàng ứng khẩu đáp lại ngay :

 

Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon

Cớ sao ông hỏi hết hay còn

Xuân sanh chừng độ trăng tròn lẻ

Chống còn chưa có - có chi con !

 

Cuộc làm quen, dẫn đến mối lương duyên như đã tiền định... 

Nguyễn Trãi và nàng Thị Lộ đã đi vào lịch sử huyền thoại của dân tộc... tạo ra bi kịch cho giòng họ một nhà chính trị đại tài, một danh nhân văn hoá Việt Nam...

 Vua Lê đi kinh lý qua vùng kinh Bắc, thấy phong cảnh đẹp, đặc biệt là khu vườn vải Thiều nằm ven sông... nhà vua hạ lệnh cắm trại nghỉ lại. Theo lễ quân thần, Cụ Nguyễn Trãi sai gia nhân và người thiếp yêu của mình - nàng Thị Lộ - đến chỗ vua nghỉ phục dịch. Nhà vua đêm đó trúng phong hàn chết... lại có mặt Thị Lộ. Lũ gian thần rắp tâm muốn hại Nguyễn Trãi từ lâu mà chưa có dịp... nhân việc này... chúng gắn câu chuyện ''Rắn Tinh báo mộng trả thù'' vào... cho Thị Lộ là con Rắn Tinh biến thành người... giết vua để trả mối thù khi xưa... (ứng với chuyện gịot máu rơi  chữ Tam (ba họ)... Ba trang sách (Tam Đại - ba đời)...).

Triều đình ghép Cụ vào tội Khi Quân, đưa ba họ của cụ ra chém.

Đến thời minh Quân Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi và vụ án Lệ Chi Viên mới được giải oan (…).

(2) Vào đầu những năm 80, đất nước còn đói nghèo. thỉnh thoảng những người khá gỉa mới có tiền mua một chiếc Tivi đen - trắng. Cứ tồi đến chủ nhà mở cửa hoặc đưa ra sân để cho bà con láng giềng cùng xem. Hiện tượng cô bán gà trọ, đi xem nhờ ti vi hàng xóm là chuyện hoàn toàn có thật, ở nhiều nơi trong thành phố đều có cảnh này…

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4945
Ngày đăng: 08.08.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người về phía bên kia núi - Lê Huy Mậu
Những bóng hồng dự phần vào văn nghiệp Tú Xương - Lê Hoài Nam
Giới thiệu Đồng hồ một kim của Phan Trung Thành ,NXB Văn học, 2008. - Inrasara
Khôi Vũ - Vỡ dần trong mắt - Trần Đức Tiến
Hoàng Đình Quang , Kẻ lưu lạc nơi cánh đồng - Lê Huy Mậu
Vị Tổng biên tập Tạp chí Văn Học một thời - Phạm Quang Trung
Orhan Pamuk , lưu vong như là một định mệnh - Inrasara
Đi…và tìm thấy người bạn - Inrasara
Vài kỷ niệm về nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008) - Trần Đức Tiến
Tỉnh lẻ - Nhà văn - Người đẹp - Trần Đức Tiến
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)