Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.076
123.164.856
 
Tiểu thuyết với Châu Âu
M.Kundera

….Đây là giải văn chương quốc tế, theo tôi biết , không phải là sự kiện tình cờ, nhưng là một truyền thông lâu dài của Israel. Thật vậy đó là những vĩ nhân Do Thái, tùng cách xa nước tổ, trưởng thành với những đam mê tinh thần quốc gia, luôn luôn chứng tỏ một tình cảm đặc biệt cho một Châu Âu siêu quốc gia, một Châu Âu không phải như một vùng đất đai, mà như là một nền văn hóa, Nếu những người Do Thái, ngay cả sau khi thất vọng bi thảm vì Châu Âu, song vẫn trung thành với thế giới tính Châu Âu. Do Thái, một tổ quốc nhỏ cuối cùng đã tìm được, nổi lên trước mặt tôi như là quả tim chân chính của Châu Âu, quả tim đặc biệt ở bên ngoài cơ thể.

 

Với một niềm xúc động lớn, là hôm nay  tôi được giải thưởng mang danh nghĩa của Jerusalem và ấn tích tinh thần thế giới  tính vĩ đại của Do Thái. Tôi nhận giải thưởng với  tính cách là một tiểu thuyết gia, tôi nhấn mạnh là tiểu thuyết gia (romancier) chứ không phải là nhà văn,(écrivain). Vì theo Flaubert, tiểu thuyết gia muốn biến sau tác phẩm của nó. Biến mất sau tác phẩm có nghĩa là khước từ vai trò của con người công cọng. Điều đó không phải là dễ, vì ngày nay tất cả cái gì dù ít quan trọng  đi nữa cũng phải trải qua cảnh soi sáng khó chịu của trung gian; trái ngược với ý đồ của Flaubert, là muốn tác phẩm phải biến  mất sau hình tượng của tác giả nó. Trong hoàn cảnh đó, con người không thể nào hoàn toàn thoát khỏi nhận xét của Flaubert, hiện ra với tôi như là một sự chuẩn bị ứng xư, tự sẵn sàng trong vai trò của con  người công cọng, tiểu thuyết gia mắc nạn vì tác phẩm của nó  phải  mạo hiểm đặt trong sự phán đoán như phần phụ thuộc  của những cử chỉ những tuyên bố, những thái độ. Nhưng tiểu thuyết gia chỉ là phát ngôn của con  người, và tôi sẵn sàng khẳng định rằng  nó không hề  là phát ngôn cho những ý niệm riêng tư của nó. Khi Tolstoi phác họa sự biến chuyển đầu tiên  trong Anna Karenine, Anna là một phự nữ rất dễ ác cảm, và cứu cánh của bi kịch chỉ là công lý và thích đáng. Định nghĩa đảo đề của tiểu thuyết là khác hẳn, nhưng tôi không tin là Tolstoi đã thay đổi nửa chừng về ý niệm luân lý. Tôi cho rằng  đúng hơn trong khi viết, Tolstoi đã nghe một tiếng nói khác hơn là tiếng nói chân thực phát từ nội tâm cá nhân của ông. Ông ta nghe theo điều mà tôi thích gọi là “sự minh trí  của tiểu thuyết”. Tất cả những tiểu thuyết gia chân chính đều nghe theo tiếng gọi của minh trí siêu cá thể; cái diều hàm ý rằng những tiểu thuyết lớn luôn luôn thông minh hơn tác giả của nó. Còn những tiểu thuyết gia lại thông minh hơn tác phẩm của mình thì nên đổi nghề đi thôi. Nhưng sự minh trí ấy là gì? Tiểu thuyết là gì?

 

Có một câu ngạn ngữ Do Thái khả kính là :” con người suy tư, khi Thượng Đế cười” (L’homme pense, Dieu rit). Cảm hứng vì câu nói đó, tôi thích tưởng tượng rằng F. Rabelais đã từng nghe Thượng Đế cười và một ngày nào đó,  thế là ý tưởng ban đầu của cuốn tiểu thuyết lớn của Châu Âu được sinh ra. Tôi cũng tự thích thú mà nghĩ rằng nghệ thuật tiểu thuyết đến với thế giới như dư vang tiếng cười của Thượng Đế. Nhưng tại sao Thương Đế lại cười khi nhìn con người suy nghĩ ? Bởi vì con người suy nghĩ  mà chân lý thì trốn thoát khỏi nó. Vì càng nhiều người suy nghĩ thì tư tưởng của người  này cách xa tư tưởng của người kia. Và chung cục con người không bao giờ nghĩ đến cái điều mà nó suy nghĩ là hiện hữu. Chính  vào giai đoạn bình minh của thời hiện đại. mà cái hoàn cảnh căn bản của con người ra khỏi thời Trung cổ, tự mặc khải: Don Quichotte suy tư, Sancho suy tư, và không chỉ chân lý của thế giới, nhưng chân lý của tự ngã tự nó tước lột ra. Những tiểu thuyết gia đầu tiên đã thấy và nhận định được hoàn cảnh mới này và thiết lập ra nghệ thuật mới là nghệ thuật của tiểu thuyết.

 

Rabelais đã sáng tạo ra nhiều từ mới sau đó mới dẫn nhập vào ngôn ngữ Pháp, và trong các ngôn ngữ khác. Thế nhưng ông đã quên đi một trong các tiếng và rất đáng tiếc cho nó, đó là từ agélaste, nó có gốc từ Hi Lạp có nghĩa là: không hề cười, nó không có ý nghĩa u- mặc ( humour). Rabelais vốn không ưa những người không cười, ông sợ nó, ông tự phàn nàn rằng những kẻ không cười “ chống lại ông rất dữ”, buộc ông phải ngưng viết và ngưng hẳn.

 

Không thể có sự hòa bình giữa nhà tiểu thuyết và kẻ không cười. Không bao giờ nghe được tiếng cười của Thương Đế; những kẻ không cười khẳng định rằng chân lý sáng tỏ, mọi người phải suy tư cái gì đó, tự chúng đều chính xác, điều mà chúng suy tư đều hiện hữu. Nhưng điều chính xác nhất chắn chắn là đánh mất chân lý và sự bằng lòng nhất trí với kẻ khác rằng con người trở thành những cá thể. Tiểu thuyết chính là thiên đường  ảo tưởng của cá thể (Le roman, c’est le paradis imaginaire des individus) Chính là vùng đất, ở đó con người không hề

là kẻ sở hữu chân lý, cũng  không phải Anna hay Karenine, nhưng tất cả ở đó có quyền được lãnh hội, kể cả Anna va Karenine.

 

Trong quyển sách thứ ba của Garguantur va Pantagruel, Panurge- nhân vật vĩ đại hàng đầu trong tiểu thuyết từng biết ở Châu Âu, đang bối rối với câu hỏi :  tôi phải cưới vợ hay không ? Nó hỏi han cả những thầy thuốc, những bậc giác ngộ, những giáo sư, những nhà thơ, những triết gia, đến lượt họ nêu ra  nào  Hippocrate, Aristote, Homere, Heraclite, Platon… Nhưng sau cuộc tìm kiếm kì vĩ khắp sách vở, Panurge vẫn không biết mình phải cưới vợ hay không. Những độc giả như chúng ta cũng không biết gì hơn, nhưng ngược lại chúng ta đã khám phá đủ khía cạnh của hoàn cảnh li kì của kẻ không biết nên cưới vợ hay không .

 

Sự uyên bác của Rabelais, dù rất kì vĩ, vẫn có một nghĩa khác với Descartes. Là sự minh trí của tiểu thuyết  khác với sự minh trí  của triết học. Tiểu thuyết không có tinh thần lý thuyết bẩm sinh, nhưng có tinh thần u-mặc.Một trong sự thất bại của châu Au là  không bao giờ hiểu được nghệ thuật của người châu Au là tiểu thuyết; không phải là tinh thần của nó, cũng không phải là những khám phá kiến thức mênh mông hay là lịch sử tự trị của nó, Nghệ thuật cảm hứng là do tiếng cười  của Thượng Đế, do bản chất của nó, không phải lệ thuộc mà là chống lại với ý niệm cứng ngắt. Theo cách của Penelobe. Nó tháo gở tấm thảm của các lý thuyết gia trong ban đêm, mà những triết gia, những bác học đã mắc dệt trong đêm trước.

 

Trong thời gian qua, người ta co thói quen nói các tệ hại của thế kỷ 18 và người ta đã đi đến hình ảnh này: Sự khổ sở của chế độ  độc tài Nga tạo nên tác phẩm của Châu Âu, nhất là chủ thuyết vô thần của thế kỷ ánh sáng, niềm tin lý trí là sức mạnh. Tôi không tự biết là là có khả năng để tranh luận chống lại những người cho rằng Voltaire có trách nhiệm về trại tập trung Goulag. Trái lại tôi tự thấy có khả năng để nói: thế kỷ thứ 18 không phải chỉ là thế kỷ của Rousseau, của Voltaire, d’Holbach; nhưng  cũng là của Fielding, của Sterne, của Goethe, của Laclos… Tất cả những tiểu thuyết của giai đoạn này, tiểu thuyết mà tôi thích nhất là Tristram Shandy của Laurence Sterne. Một cuốn tiểu thuyết lạ lùng. Sterne do sự hồi tưởng mở ra trong đêm đen, ở đó Tristram thể nghiệm, nhưng mới bắt đầu nói thì một ý tưởng khác tức khắc lôi cuốn nó, và ý tưởng ấy do sự liên tưởng kêu gọi một cảm nghĩ khác, rồi tiếp đến một tiểu sử khác, đến nỗi thành tiếp đó là sự lạc đề, và Tristram, nhân vật anh hùng của tác phẩm bị lảng quên hơn 100 trang. Cung cách cường điệu trong sự tạo tác tiểu thuyết có thể xuất hiện như hình thức một trò chơi. Nhưng trong nghệ thuật hình thức luôn luôn hơn  một hình thức. Mỗi tiểu thuyết dù muốn dù không, là sự phản ứng  đối với vấn đề: sự tồn tại con người là gì? Chất thơ của nó ngự trị  ở đâu? Những người đông thời với Sterne, Fielding, hầu hết đều biết thưởng thức vẻ kì diệu củà mạo hiểm tinh vi. Câu giải đáp ngầm trong tiểu thuyết của Sterne khác nhau: Chất thơ theo ông ta không ở trong hành vi, nhưng ở trong sự ngưng kết của hành động (l’interruption de l’action).

 

Có thể, một cách gián tiếp, đây là một cuộc đối thoại vĩ đại giữa tiểu thuyết và triết học. Phái lý trí của thế kỷ 18 đặt lại câu hỏi bất hủ của Leibniz: Không có cái gì là không có lý trí (nihil est sine ratione – Rien de ce qui est n’est sans raison). Khoa học được kích thích từ niềm tin ấy, hăng hái khảo sát tra hỏi tất cả sự vật đến nỗi dường như tất cái gì cũng có thể giải thích, có thể tính toán được. Con người muốn rằng  cuộc đời của nó có một ý nghĩa chối bỏ mọi  dáng điệu không có nguyên nhân và mục đích của nó. Tất cả các nhà sinh vật học đều viết như thế.  Cuộc đời xuất hiện như một qủy đạo ánh sáng của nguyên nhân, kết quả, thất bại, thành công, và con  người nhìn chăm chăm cái chuổi nguyên nhân của những hành vi của nó, còn gia tăng cuộc chạy đua điên cuồng hướng về nẻo tử thần. Đối diện với sự giản lược thế giới, kế tiếp các yếu tố nguyên nhân, tiểu thuyết của Sterne, từ hình thức duy nhất của ông , khẳng định: “ thi ca không có trong hành động, mà ở chỗ hành động ngưng lại”; ở đó nhịp cầu của nguyên nhân và kết quả bị đổ gảy và ý tưởng nghêu ngao trong tự do nhàn hạ êm ái. Bởi thơ hiện hữu trong sự tản mạn – tiêu thuyết gia Sterne nói như thế, nó ở trong sự phi tính toán, Nó ở cạnh các nguyên nhân, nó không hề có lý trí, nó ở cạnh câu nói bất hủ của Leibniz. Người ta không thể phán đoán tinh thần của một thế kỷ mà độc nhất chỉ dựa vào ý tưởng, quan niệm lý thuyết của nó mà không lưu ý đến nghệ thuật, đặc biệt là tiểu thuyết. Thế kỷ 19 đã sáng chế ra đầu máy xe lửa, và Hegel chắc dã nắm được lịch sữ của toàn cầu, Flaubert đã khám phá ra sự dại dột của cuộc đời. Tôi mạnh dạn nói rằng đó là những sáng chế vĩ đại của thế kỷ xác tín lý tính khoa học. Chắc chắn trước Flaubert người ta không hề nghi ngờ gì về sự dại dột của cuộc đời; nhưng  người ta hiểu nó một cách hơi khác, coi nó như là sự đơn giản thiếu vắng tri thức, một sự lỡ lầm có thể sữa chữa bằng  giáo dục. Nhưng trong tiểu thuyết của Flaubert sự dại dột là một kích thước không tách rời khỏi sự hiện hữu nhân loại. Nó dắt dẫn cô Emma khốn khổ qua bao ngày, cho đến lúc ngả trên giường  yêu đương  và giuòng của tử thần; trên cả đó là hai kẻ hoài nghi không cười được là Homais va Bournison, vẫn còn trao đổi với nhau về sự đần độn của chúng như một thứ văn tế tang tóc. Nhưng chướng nhất, xấu xa nhất về sự dại dột không tự xóa đi được trước khoa học, kĩ thuật, sự tiến bộ, sự hiện đại, trái lại  với sự tiến bộ nó cũng tiến theo.

 

Với sự đam mê dữ dội, Flaubert tập hợp những công thức bằng chữ in, mà những người quanh ông kể lể, để chứng tỏ sự thông minh và thông dụng, ông đã lập thành “quyển tự vị  những tư tưởng”. Chúng ta hãy dùng những đề tài đó mà nói rằng; “ sự dại dột hiện đại không có nghĩa là dốt nát, nhưng là không suy tư về ý niệm đã tiếp thu” . Sự khám phá của Flaubert là vì tương lai  của thế giới quan trọng  hơn cả ý tưởng cách mạng lật đổ của Marx hay của Freud. Vì người ta có thể tưởng tượng  một tương lai không có đấu tranh giai cấp hay không có phân tích tâm lý; nhưng không thể vượt qua được những  ý tưởng  tiếp nhận, được ghi chép trong hàng chức sắc giáo hội, được phổ quát trong quần chúng, nó trở thành một sức mạnh từng đè bẹp tất cả tư duy độc đáo và cá thể, dập tắt  ngay cả bản chất nền văn hóa châu Au hiện đại. Hơn tám mươi năm sau, kể từ Flaubert tưởng tượng ra nàm Emma Bovary trong những thập niên 30 của thế kỷ 20. Một tiểu thuyết gia khác là Hermann Broch, người trình bày sự cố gắng hùng dũng của tiểu thuyết hiện đại, nó chống đối lại làn sóng của Kitsh ( tác phẩm nghệ thuật nhảm nhí chạy theo thời đại, nhưng cuối cùng cũng bị đẩy lùi. Từ Kitsh chỉ cái thái độ của kẻ muốn thỏa mãn số đông bằng mọi giá. Để thỏa mãn nó phải xác nhận điều mọi người muốn nghe, nó phải phục vụ cho những ý niệm đã tiếp thu,. Tác phẩm nhảm nhí, đó là diễn tả những ý tưởng dại dột tiếp nhận trong ngôn ngữ của cái đẹp và sự xúc động. Nó đã khiến chúng ta phải nhỏ lệ vì cảm động theo điều suy nghĩ và cảm xúc tầm thường của chúng ta ngày nay. Sau  50 năm câu nói của Broch trở thành chính xác. Căn cứ vào mệnh lệnh cần thiết thỏa mãn và chiếm lĩnh sự chú ý của đa số, mỹ học của quần chúng trung gian không tránh khỏi tính nhảm nhí (kitsch); và rồi dần dần đám quần chúng trung gian bao trùm và lừa lọc suốt cả đời ta, sự nhảm nhí trở thành tinh thần hằng ngày của chúng ta. Cho đến giai đoạn hiện thời, chủ nghĩa hiện đại định nghĩa một cuộc cải cách không hợp thức, chống lại những ý tưởng tiêp thu và nhảm nhí.

 

Ngày nay, hiện đại hóa tự lầm lẫn với sức sống bồng bột của quần chúng trung gian và được gọi là hiện đại, nghĩa là hết sức buông lung để cho hợp thời, cho thích nghi, và thích  nghi hơn cả sự thích nghi. Hiện đại hóa đã khoác lên chiếc áo nhảm nhí….Những kẻ không cười, không  suy tư những tư tưởng tiếp thu, sự nhảm nhí đó là kẻ thù ba đầu duy nhất của nghệ thuật sinh ra từ dư âm của tiếng cười Thượng Đế. Và là người biết tạo tác cái không gian tưởng tượng đầy mê hoặc, ở đó con người là kẻ sở hữu chân lý và ở đó mỗi người có quyền được nhận thức. Cái không gian tưởng tượng ấy được sinh ở châu Au, hay ít ra là giấc mơ của châu Au chúng ta, giấc mơ đã nhiều lần phản bội, nhưng khá mạnh để chúng ta kết hợp tất cả trong tình bác ái, nó vượt ra xa đại lục của chúng ta. Nhưng chúng ta biết rằng  thế giới hay cá nhân được tôn kính ( thế giới tưởng tượng của tiểu thuyết, và nó thành thực thể ở châu Au) là mỏng manh và có thể tiêu tan. Người ta thấy ở chân trời có đội quân không cười đang rình mò chúng ta. Và đúng là vào lúc này cuộc chiến không tuyên chiến và thường trực, và trong thành phố của số phận bi thảm và tàn bạo này, tôi quyết định chỉ nói về tiểu thuyết.

 

Dĩ nhiên các bạn có hiểu cho rằng  không phải phần tôi dùng hình thức lẫn trốn trước những câu hỏi nghiêm trọng. Bởi vì nếu nền văn hóa châu Au dường như hăm dọa tôi, nếu nó hăm dọa từ bên  ngoài và bên trong, trong cái nó quí giá nhất, sự tôn kính cá nhân, tôn kính tư tưởng độc đáo của nó, và vì quyền bất khả xâm phạm một đời tư. Với tôi nó giống như  thể chất quí giá của tinh thần châu Au được đặt trong  một cái hộp  bằng bạc, trong đó có  lịch sử của tiểu thuyết, sự minh trí của tiểu thuyết. Chính nhờ sự minh trí ấy, mà trong diễn văn cảm tạ này tôi xin gởi đến mọi người. Nhưng cũng là lúc tôi xin dừng lại; tôi cũng đang quên đi là Thượng Đế đang cười khi thấy tôi suy tư.

 

(8-2008)

Khổng Đức dịch

M.Kundera
Số lần đọc: 2425
Ngày đăng: 28.08.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lục bát và các dòng thơ lục bát - Inrasara
Phê bình thi tính tự do - Khổng Ðức
Viết ngắn 58. Văn học Đông nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa 02. - Inrasara
Đọc Chu Cẩm Phong, dũng cảm, say sưa, quên mình như Chu Cẩm Phong - Bùi Minh Quốc
Chủ nghĩa nữ tính - Khổng Ðức
Dấu ấn hậu hiện đại trong Cánh đồng bất tận - Hoàng Đăng Khoa
Người đua diều của Khaled Hosseini - Lê Thu Trang
Viết ngắn 13. Thơ và diễn đàn - Inrasara
Thơ rất thiêng - Bùi Minh Quốc
Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết thoạt kỳ thuỷ* của Nguyễn Bình Phương - Hoàng Đăng Khoa
Cùng một tác giả