Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.150.276
 
Đọc thơ gương mặt : ẢO & THẬT Của Trần Hữu Dũng
Khổng Ðức

Người già hay nhìn đời một cách ngược ngạo, hay cũng có thể chỉ là quan điểm của riêng tôi : Là vũ trụ đang quay ngược chiều. Già phải học trẻ chứ không phải trẻ học già.Vì tuổi già như cây khô, chưa hủ mục là may, nhưng sinh khí chẳng còn gì; do đó phải nương vào đám trẻ, nhất là trong địa hạt thi văn. Đọc thơ Trần Hữu Dũng, với tôi là một cuộc thể nghiệm tìm lại nếp xanh tươi cho tâm hồn; tìm hiểu thơ của lớp trẻ cũng chính là để kiểm điểm lại nhận thức của mình. Xin hiểu cho những gì tôi nói là với tất cả lòng thành, chứ không phải khiêm tốn  giả vờ đóng kịch tự hạ mình…Theo tôi già mà không theo kịp với trào lưu tiến hóa, không hòa mình được với lớp trẻ thì hãy đứng nép một bên cho rộng đường, chứ đừng  láng cháng thành chướng ngại vật…Có một hiện tượng nên bớt đi là mỗi khi có một văn  nhân hay nghệ sĩ già nua ngã xuống  chết là báo chí, các bạn đồng nghiệp trẻ tưởng niệm thương tiếc rùm beng mà chẳng rút ra được bài học gì. Già nua bệnh hoạn chết chóc là chuyện thường, tre già măng mọc. Ai có chút sự nghiệp gì để lại thì cảm tạ là đủ rồi; bởi một công trình nào củng vậy phải có thời gian xét lại, lớp sau phủ nhận lớp trước là chuyện thường.

 

Tôi đi đã hơi quá xa, xin trở lại vấn đề “đọc thơ”.Tôi được  Trần Hữu Dũng  tặng cho tập thơ từ tháng 4-2008, mà mãi đến nay gồng hết sức mình mới viết được ít giòng; đủ thấy tôi đã coi thơ- bất cứ của ai - đã là thơ đều là của quý như châu ngọc. Nên phải nghiền ngẫm kỷ, nghĩa là đọc đi đọc lại nhiều lần, nuốt từng câu nhai từng chữ, phải nâng niu chiều chuộng như nâng niu  người yêu buổi ban đầu, có như thế giai nhân mới hiến dâng cho anh cả xác lẫn hồn, nàng thơ mới cổi bỏ xiêm y phơi trần da thịt… Cũng là bí quyết quyến rủ..nhưng thôi không kể lể nữa mà hãy đào bới  vườn thơ….trong Gương mặt : Ao và thật. Trước tiên tôi đã gặp một Trần Hữu Dũng đơn côi,  thể hiện ngay trang đầu sách :

 

……xa nhau vạn dặmtuyết rơi lạnh cóng

Em thảng thốt nhớ gọi “Anh yêu”Lại là câu thần chú giúp mình sống…

 

Tiếp theo là những câu: …Ba giờ sáng anh vẫn ngồi cô độc

Cố thức ôm ấp nỗi cô đơn đông cứng ( điềm tốt lành đầu năm)

….Mưa xuyên thấu tim…Buổi tiển nhau phi trường, Động vỡ mái tình

Giọt máu lăn tròn hoài thai…Phơi thân đứng ngó(Mùa mưa thiên di)

 

Hoặc bỏ, bỏ hết mọi thứ , như chiếc đàn kìm nằm quạnh hiu trên vách nhỏ từng giọt vô thanh. Trần Hữu Dũng cũng chấp nhận :

Cô đơn đôi khi là người bạn thân ( thực đơn cuộc sống)

 

Có cô đơn mới có tưởng tượng- tưởng tượng lại là lạc thú duy nhất của con người. Tưởng tượng hay ý tượng vốn phát sinh từ con mắt nội tâm, cái mà Hunt (1784-1859) nhà văn nhà thơ của Anh quốc gọi là con mắt tâm linh ( the mind’s eye). Và Coleredge  cho rằng con mắt nội tại là đại biểu  cao siêu  nhất của cảnh giới tinh thần. Thi nhân dựa vào sự hoạt động của tâm linh làm sống lại những kinh nghiệm dĩ vãng, tức là điều mà các nhà tâm lý học hiện đại gọi là ý tượng  ( imagery ) hay tâm tượng (mental image). Điều này thể hiện trong bài “Giăng mắc giấn mơ đồng thiếp” : Những giấc mơ liên hồi thương nhớ…

Tôi cắm thân nơi ao nhà. Lá rụng mấy mùa, cá nhảy hầm mấy bận

Mỹ Tho nuôi tôi thắt thẻo mảnh vườn trái ngọt đầu lòng vú sũa

….Ngực ướm đồi trăng Mây phơi trắng  bến tắm xưa Bông khế rụng tím..

 

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý thì  ý tượng đó cũng gọi là  thị giác tâm tượng ( eidetic images). Thị giác này so với thị giác hình tượng, nó sinh động hơn tinh vi hơn, nên khi  thể hiện thành thơ thì ngay tác giả cũng chỉ muốn làm giọt nắng hạt mưa, bụi đất hay bọt nước, chạy giởn tung tăng trong mạch nước đồng bằng….

 

Mỗi nhà thơ không cứ là trực tiếp hay gián tiếp đều hướng về một cá nhân nào đó mà tỏ bày. Đối phương có thể là độc giả, cũng có thể  chính là bản thân  tác giả, tự trong ý thức có những tình cảm khác nhau, tự mình đóng một vai trò khác  như  nói với người yêu :

 

Có lúc em tắm trăng  dưới bến nước quê nhà Phủ dụ vòng hào quang lấp lánh thân thể đồng trinh Những mùi hương kỳ lạ, ký ức luôn đánh thức tâm hồn ( Có lúc). Nhưng không phải chỉ có  nước đồng bằng , bến nước quê hương, mà còn là biển mênh mông, biển của ký ức, biển yêu đương, biển  ly biệt : Biển rùng mình Có lúc anh ôm choàng cô đơn

Tự phủ dụ mình Biển xanh xanh…mình anh tan vào giấc mơ Với giọng nói mơ hồ em vọng lại Hệt như tiếng kinh cầu xa xa…

 

Có từng trải qua cảnh : Tình suông in lẽ đạo Kinh cầu thơ bâng khuâng

Mới thấm thía được  cái đau” nghe giọng nói hệt như tiếng kinh cầu…

 

Nhưng những điều tôi học được trong thơ Trần Hữu Dũng  không phải chỉ có cô đơn,, lạc thú tưởng tượng, hay đau nỗi đau mực hòa với nước mắt. . mà còn đi sâu hơn nữa là tìm kiếm cái thế giới nội tại của con người.., Đó cũng là tính chất của thi ca hiện đại, nó chuyển nhập vào thế giới  thuần túy trừu tượng, hầu như bác bỏ hoàn toàn những gì là truyền thống  là quy củ; mà đặt nặng vấn đề biểu hiện tự ngã, cố lắng nghe những xung động  nội tại của chính mình. Đó là cái chân thực tính của thơ, cái chân cảnh của nội tâm :

 

….Tôi về soi gương thấy mình đổi khác Nỗi sợ vô hình  bóp chặt con tim

Có phải mỗi ngày bước đi ..mất dần phẩm giá, mất dần lương tri(Sttph

Đêm ưỡn cong  trên bờ ngực trắng Dòng sữa tình ướt môi…

Cành trúc vắt vẻo la đà Sau cơn mưa vùi vập… (Cơn mê hoang)

Em sinh ra, bầy sao đêm Lấp lánh những hạt sữa non…Động vỡ tháng năm mùa hạ Những viên bi  tròn niềm vui lăn  mất (Em Sinh Ra)

 

Tuy nhiên đến một cấp độ nào đó cái tự ngã, cái cá tính, cái tình tự trình hiện chủ quan cũng phải vứt bỏ đi; mà chỉ chú trọng đến sự phi cá tính, phi tình tự triển thị  khách quan mà truyền chân cái chân thực , cái bản chất (essence) nội tại của cả một thời đại:

 

Đêm đồng bằng không còn nghe tiếng cá quẫy động Trăng vằng vặc soi gương mặt em góa bụa Vẳng tiếng ru con nhịp võng nghiến nát trời chiều (Đồng bằng sông Cửu Long)….Đêm đêm gối đầu lên các vì sao mà ngủ  Sao tâm ta chưa hề trong như giếng nước trong.Tiếng đàn kìm dấm dẳng ứa buồn Cây đước nhón chân  múa vũ điệu hoang sơ…(pnvvmthe). Ngôn ngữ thơ ngày nay  không phải nhắm vào sự tượng  ( hiện tượng sự việc ) màbiêu hiện. Nôm na là không phải miêu tả  thế giới ngọi tại, mà là khai quật thế giới nội tại trong tâm tư, ttong sự vật :

 

Mùa xuân ngon như mật ..Em chưa đủ ngọt ngào Phỏng có cách nào Em ấm nồng như lửa  Thiêu cháy anh một phen (lời phàn nàm cô gái trẻ).

Ngôn ngữ  không hạn cục  chỉ có một ý nghĩa nhất định, mà là khuếch triển ra vô hạn ý nghĩa, nó có thể đưa độc giả tha hồ tưởng tượng. Cho nên chúng ta có thể nói ngôn ngữ thi ca hiện đại là ngôn ngữ của tưởng tượng, ngôn ngữ nhiều biến đổi, có lực nội hàm, và câu thơ do nội hàm mở rộng  trương lực ngoại diên…

 

Mùa hạ kéo dài những nụ hôn tham lam Những gương mặt lạ lướt qua không âm vang Nụ cười nắng rỡ ràng  mái phố Bước,  bước đi lẻ loi chuếnh choáng Những giấc mơ biến mất, những chuyến xe không bến đậu Em chỉ còn là hình sương bóng khói  Mùa hạ thắp lửa hư tưởng lên trời cao  nhức nhối  ( Lạc bóng).

 

Bài thơ ít chữ , nghĩa nhiều câu thơ đầy dư âm dư vị, chúng ta muốn hiểu thế nào cũng được tùy theo khả năng  nhận thức lãnh hội sáng tạo của mỗi người. Nó là thứ ngôn ngữ thích đáng( adequate language), ngôn ngữ của thẩm mỹ; bản thân nó chỉ ban cho chúng ta một thứ mỹ chứ không phải một thứ tri. Mỹ là cái đẹp của cảm thụ, còn tri là một thứ thuyết minh, cảm thụ thì không nhất thiết là sự vật cụ tượng : Môi trầm thơm , đồi vú mộng Em nằm phơi tràn trề thềm lục địa hoang vu (Hải cảng).

 

Có ô trống của ngày lóe nắng Sực nức mùi thơm giấc mộng ngày hè ( Ô trống của ngày). Hãy gác vấn đề ngôn ngữ lại để nói thêm một chút về  hai ý tượng trong bài “ Lỡ làng” :Cái thứ đàn bà như em ai thèm cưới Lỡ có si mê,,,, Cái thứ đàn ông như anh chuyên nói láo Vào quán bia ôm còn nói chuyện nghĩa tình. Đó là hai ý tượng  hổ tương thâm nhập tạo thành một ý tượng mới, cái ý tượng có khả năng bảo trì tính đặc trưng  và công năng của hai  ý tượng mà lại không phải là hai ý tưởng đơn thuần  cọng lại một cách cơ giới mà là thành một ý tượng không đơn độc và phát sinh hiệu ứng  nghệ thuật mới. Trong thi phái hiện đại kỷ xảo vừa nêu biểu đạt tình cảm phức tạp của thi nhân.

 

Dự định viết ít thôi, nhưng đã sa vào khôn ngưng lại.  Giờ thì trước khi dừng bút tôi xin mượn lời của André Maurois nói rằng  : Đối với nghệ sĩ  tác phẩm nghệ thuật trước hết là một sự giải thoát. Nghệ thuật là một phương tiện bộc lộ” thì  Gương mặt ảo & thật của Trần Hữu Dũng  đã bộc lộ được không toàn bộ cũng nói lên được  phần nào những u uất nội tại của  chính mình; và riêng tôi qua  tác phẩm thơ Gương mặt… đã biết được khái quát thế nào là thơ Tự Do Hiện  Đại, đủ để ngồi uống cà phê Bông Giấy, Đấu láo… đong đưa với đám trẻ yêu dời…yêu đương .

 

9-2008

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3095
Ngày đăng: 10.09.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trần Trụi Những Mảnh Vỡ - Nguyễn Nguyên An
Trường Sa day dứt - Đọc Một thuở của nhà văn Phạm Đình Trọng - Hà văn Thùy
Điểm danh căn bệnh của phê bình hôm nay - Inrasara
Cội nguồn sáng tạo và chuyện bên lề “Vú cát” - Hồ Sĩ Vịnh
Bản lĩnh sáng tạo của một cây bút trẻ ở miền gió lào, cát trắng - Cao Hạnh
Lịch sử vô lý. Đọc “Chốn xưa” của Lý Nhuệ. - Ban Mai
Đọc tập thơ Đêm Khát của Nguyễn Đức Phước- Nxb Hội Nhà Văn năm 2008 : Trái tim biết khóc - Bùi Công Thuấn
Vài cảm nhận về Thèm Ăn của Đồng Chuông Tử - Mang Viên Long
Phản hồi về bài viết sân chơi âm nhạc ai cũng có quyền vào - Ngữ Yên
Nhật Chiêu viết như là thở - Inrasara
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)