Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.223
123.161.693
 
Cây bàng mồ côi...
Ngô Thiên Thu

Hình ảnh cây bàng đă đi sâu vào tâm thức của mỗi con người chúng ta. Nó là hình ảnh không thể thiếu trong không gian các đô thị như Huế, Hà Nội hoặc một số địa phương khác. Câu ca xưa đă hát:

 

Văn Thánh trồng thông, Võ Thánh trồng bàng

Nhìn sang Xă Tắc hai hàng mù u

 

Lời trên chứng tỏ nếu cố đô Huế thiếu vắng hình bóng cây bàng chắc chắn sẽ mất đi một phần vẻ đẹp của nó. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tập bút ký "Ngọn núi ảo ảnh" đă viết về cây bàng xứ Huế:

 

  "...Dáng thay lá đẹp nhất là cây bàng. Đang bắt đầu chuyển màu vào cuối đông với từng chiếc lá, từ màu lục già sang màu vàng, dừng lại vài ba hôm trên màu đỏ trước khi lá rụng. Vào giữa cuộc chuyển mình, cây bàng chơi màu rất đẹp, cùng lúc xen lẫn lục vàng và đỏ nồng nhiệt chất sơn dầu trong gam màu của Van Gogh, đến nỗi nhiều lúc tôi sửng sốt nhìn nó, tưởng đó là một cây bàng được vẽ với chính Van Gogh. Trước sau gì cây bàng cũng tới kỳ lá đỏ, đỏ lộng lẫy không sót lại chiếc lá xanh nào cả. Trong không gian rộng, những cây bàng cổ thụ cao ngất nổi bật trên nền trời với những tầng lá đỏ rực và ướt đẩm, như thể lúc này họ nhà bàng đang phơi ra giữa đời ngàn vạn lá gan còn tươi máu. Và rồi, thật bất ngờ trong một hành động rũ sạch dĩ vãng quyết liệt, cây bàng rụng tận ngọn lá cuối cùng, giăng bày bên sông một giấc mơ giang phong ngư hoả trong màu sương nào xa lơ lắc...

 

Quả thật, hình ảnh cây bàng quá đẹp, quá mãnh liệt, quá hùng vỹ. Nó góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên Huế. Thế mà có một thời công ty công viên cây xanh định triệt hạ dòng họ nhà bàng trên khắp thành phố Huế.

 

Hình ảnh cây bàng không những ăn sâu vào tâm hồn Cố đô, mà nó còn được lưu giữ trong lòng Hà Nội.Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thể hiện hình ảnh cây bàng trong nhạc phẩm "Nhớ mùa thu Hà Nội": "...Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau/ Phố cao nhà cổ/ Mái ngói thơm nâu..."

 

Cây bàng còn được nhạc sĩ Phú Quang thể hiện trong một tình khúc buồn da diết " Em ơi Hà Nội phố": " ...Ta còn em/ cây bàng mồ côi mùa đông/ Ta còn em / nóc phố mồ côi mùa đông..."

Tôi nhớ, thời còn tuổi học đường đến mùa bàng chín, trước lúc về nhà lúc nào bọn nhóc chúng tôi cũng vào công viên trèo hái. Rồi đến thời sinh viên cùng nhóm bạn đem toile, cọ, màu, giá vẽ vào một công viên trong thành nội để vẽ phong cảnh. Hồi đó, sơn dầu hiếm và đắt nên sinh viên mỹ thuật thường dùng bột màu trộn với dầu lanh. Tôi có anh bạn mê cây bàng như mê người đẹp. Anh đã vẽ cây bàng trong suốt một tháng trời. Họa phẩm về cây bàng của anh nổi tiếng một thời. Và cây bàng này ngày hôm nay vẫn còn mang vẽ đẹp huyền bí của nó. Nó đứng lặng lẽ một góc trời đường Đinh Tiên Hoàng.

 

Trong một dịp sáng tác dã ngoại vùng Hương Hồ vào mùa xuân năm nọ, lúc dừng chân bên dòng sông Lựu Bảo, chúng tôi chợt giật mình khi trông thấy những hàng bàng đang trổ lộc xanh mơn như những bàn tay tiên nữ đang múa đèn hoa đăng. Đột nhiên lúc đó nhớ đến mối tình thơ mộng của chàng lãng tử Đặng Huy Trứ bên dòng sông này.

 

Hôm nay, trong một tửu quán bên dòng sông Bồ lạnh lẽo, một mình nhấm nháp từng giờ phút đông tàn, nhìn từng cây bàng trong khuôn viên trường trung học, phóng đỏ một góc trời, phía một thời nhà thơ Tố Hữu từng sống qua tuồi ấu thơ.Một ảo ảnh thoáng qua. Lòng buồn biết có ai hay. Cây bàng mồ côi. Mùa đông.                                           

 

Huế, những ngày mưa

Ngô Thiên Thu
Số lần đọc: 3116
Ngày đăng: 18.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tạp bút trích từ blog - Nguyễn Thành Nhân
Có nhiều khi… - Hạ Dung
Hát xẩm giữa đêm thơ Trương Đạm Thủy - Nguyễn Quốc Nam
Ngụy quân tử _ Chính hắn ! - Tạ Ba
Vũ Trọng Phụng và vụ án văn chương - Lại Nguyên Ân
Về nhà văn Vũ Trọng Phụng (20 tháng 10, 1912 - 12 tháng 10, 1939) nhân 27 năm ngày mất của ông - Hoàng Minh Tường
Yến Lan – Trên Bến My Lăng - Trần Ngọc Tuấn
Tiếng gọi thầm Mẹ ơi ! - Mai Văn Sang
Đọc thơ Quách Tấn - Khổng Ðức
Thư gửi “ngài Quân tử” - Thí Chủ