Ngày đó gia đình túng quẩn ,dưới quê thất mùa liên miên ,gia đình chạy gạo vất vả bữa đói bữa no , thương con tuổi xuân thì,cha của ả -một người chuyên đi cấy mướn gửi ả lên thị trấn cho học lớp bổ túc để biết miếng chữ với người ta,gia đình cũng hả dạ, nở mặt nở mày với xóm làng. Không ngờ lên ăn học thì ít mà tánh lêu lỏng thì nhiều,.Bên trường, có một khu rừng tràm lúc trước của một tay tư sản trồng đã bỏ đi nước ngoài để lại thành công sản nhà nước ,thanh niên nam nữ hay tập trung lại đó vui chơi,ả thường bỏ học trốn ra khu rừng tràm gần đó chơi cùng bọn con trai bụi đời,kết quả ả bỏ học đi theo tiếng gọi tình yêu lấy một tên dạng du thủ du thực,cuộc tình thoáng chốc rồi tan biến, ả trở về quê nhà với một bào thai trong bụng,một tác phẩm chưa có ai nhận ra tác giả . Đúng là cha chết không lo bằng gái to trong nhà ,nhưng là con rức ruột ra sao được ? đành chịu.
Sau đó cũng cho ra đời một đứa cháu ngoại ngoài ý muốn của cha già,một đứa bé vô thừa nhận .Về quê đồng không mông quạnh, ả cô đơn nhìn trời nước mà nhớ lại thân phận nổi trôi của mình…nên trải nỗi niềm qua con chữ ,trời sanh ả ít học nhưng có tiếng lanh lẹ, có khiếu văn nghệ ,khi xưa thường hay viết lách làm thơ báo tường thời học sinh…nên ả hay gửi vài bài cho báo địa phương cho giết thời gian ,lấy hên vậy mà ,ai ngờ báo lại đăng trong lòng mừng khấp khởi,có lẽ số trời bắt ta từ đây theo nghiệp văn chương rồi ,mong trở thành người nổi tiếng,nếu vậy phải hy sinh,vì mình đâu danh vọng gì chỉ có vốn tự có….trong một dịp hội văn nghệ địa phương mở trại sáng tác ả xin tham gia,lòn lách tay trưởng trại háu gái để được ghi danh một tác phẩm vào tuyển tập…ả thấy mình có khiếu văn chương nên sáng tác liên tục,tỉnh lẻ ít người làm văn nghệ nhất là đàn bà,nên được ưu đãi - không có chó bắt mèo – đành vậy .
Sau thời gian hoạt động ả tranh thủ được một vé đi trại sáng tác trung ương vì người ta cũng ưu tiên cho giới trẻ lại phái yếu nữa- mừng quá –,nhưng vì kinh phí tỉnh lẻ eo hẹp đâu lo toan hết từ A đến Z- ngàn năm một thuở- nên ả vay mượn đầu trên xóm dưới tiền nong ,bỏ con thơ dại lại cho gia đình để lặn lội ra Bắc dự ,dù ở nhà gia đình ăn rau cháo ngày ngày.
Kì nầy ta phải nổi danh,cơ hội đã đến….ả tự nghĩ như thế.Trong đợt trại tổ chức đi sáng tác một vùng núi ả quen với một người lang bạt kỳ hồ biết chút đỉnh thơ văn - gã nầy vốn xưa chuyên làm thơ thuê trên các bia mộ do người dân đến đặt theo yêu cầu như con khóc cha,vợ khóc chồng… nên có chút ít tiền rủng rỉnh ăn nhậu …từ đó gã quen nhiều các nhân vật văn nghệ nhất là bên nhà xuất bản, ả biết thế nên làm quen xáp lại vì nghĩ rằng sẽ được cơ hội trình làng tác phẩm của mình….lửa gần rơm không cháy cũng tròm trèm, tâm đầu ý hợp …nên rổ rá cạp lại ngay.Trai tứ chiếng gặp gái giang hồ, đôi vợ chồng mới gạt bỏ sau lưng những chuyện đàm tiếu lên miền sơn cước lập nghiệp,hi vọng vùng đất nầy tạo niềm cảm xúc cho ta những áng văn hay.
Lúc ấy ả thấy phong trào người ta hay sáng tác những chuyện giựt gân gây chú ý như truyện sex,truyện kinh dị…ả bắt đầu chiêm nghiệm… sau một năm ả ra tập truyện Nửa đêm làm tình (đúc kết chuyện mình và chuyện đời…) ước mong đây là một best -seller gây chấn động vùng thị trấn miền núi vốn hiền hoà yên tĩnh,một vài tay mê gái viết lăng xê ả trên các tờ báo địa phương, nhất là những tay chơi mạng, ả tặng ngay vì trên net truyền bá nhanh như điện ( do ngày xưa bỏ học ,chữ nghĩa không bao nhiêu nên dốt vi tính tiếng Tây tiếng u hiểu không nổi, đa số ra dịch vụ thuê mướn ) .Thật vậy phúc chốc ả nổi danh khắp vùng.mọi người đều biết tiếng,các tay chiến hữu bồi bút được dịp tung hê : nào là một cây viết nữ có nét đột phá…một tài năng mới….tràn đầy hi vọng.một cây bút đầy nội lực…chỉ có tay chồng hờ thì méo mặt vì bỏ ra hằng chục triệu cho ả in chỉ để chất đầy kho bụi bám nhện giăng chẳng ma nào chịu mua…
Từ chữ nghĩa vợ chồng ả viết báo ca ngợi các doanh nghiệp,viết thuê cho trường học,cho các đơn vị xí nghiệp… nên người ta biết tiếng nhiều, vợ chồng ả mới nghĩ ra chiêu lợi dụng uy tín mà kinh doanh buôn bán- cho vay tiền lời tiền góp, ….nhờ vậy huy động vốn ào ào….nhưng không đầy hai năm thì vỡ nợ…..mọi người kiện ra toà ….khổ chủ đến nhà xiết nợ nhưng hai vợ chồng đã chạy bay cao,té ra nhà cũng thuê mướn, đồ đạc mua trả góp,các chủ cửa hàng còn than trời không lấy được tiền huống chi các chủ nợ….
Nhiều năm qua vợ chồng ả biệt vô âm tính ….chắc có lẽ chờ nguôi ngoai cơn sốt…hi vọng cứt trâu hoá bùn..không ai buồn tìm kiếm nữa, đùng một cái có người thấy vợ chồng ả xuất hiện ở một tỉnh miền biên giới Tây Nam,cũng viết lách độ nhật cho một tờ báo tỉnh kiểu bài xe cán chó,chó cán xe… Từ cuộc sống vương giả,nay ngày ngày cháo rau qua bữa ả không quen,lại quen thói rửng mỡ như xưa hay giao du bọn đàn ông háu sắc …nên gia đình lục đục, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt …lại người Nam kẻ Bắc tính tình không hợp ,phong thổ không ưa, …rốt cuộc,tay chồng sau một đêm nhậu xỉn , đã im lìm xách gói ra đi khi trời vừa sáng…ả phải nhận thêm một mụn con nữa để gồng gánh nuôi- kết quả của mối tình đường dài…lang bạt
Thời gian trôi qua….rồi không còn thấy ả xuất hiện trên các tờ báo nữa.Một bữa, anh em tình cờ qua khu vườn tràm chơi ( vì tại đây có mở quán nhậu bình dân do tay bảo vệ làm chủ ) .Bỗng thấy một mụ đàn bà bưng đồ ra tiếp khách, đang vui đùa không ai để ý, bỗng tay nghệ sỹ già nhận ra:- Ủa ! giống con T ở xứ mình,nó ra miền ngoài lâu rồi mà …???!!! Mọi người sửng sốt ngước lên nhìn, thì ra con bé lùn xủn ngày xưa hay vô toà soạn đứng xớ rớ xin làm chân làm tạp vụ… nhưng nay tàn tạ xuống màu nhiều quá,nhìn thật kỉ mới nhận ra,mọi người mới biết ,khi ả ngồi lại bàn kể lể sự tình…đi phiêu bạt năm non bẩy đổi mong làm người nổi danh..nhưng cuối cùng không tài cán gì một mình một bóng, chỉ được bội thu một lũ con có mẹ mà không biết ai là cha..??!! cuối cùng trắng tay không còn con đường nào khác phải quy cố hương … ả lang thang trở về quê cũ tình cờ ghé lại khu vườn tràm ngày xưa có nhiều kỉ niệm thời con gái u mê ,gặp tay bảo vệ già tội nghiệp cưu mang, ả chịu làm vợ lẽ tay bảo vệ để sống quảng đời còn lại của một gái già….cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ!!
Mọi người nghe qua đều ngậm ngùi…im lặng.Riêng ông văn sỹ già từng một thời là bậc cha chú bảo bọc cho ả,cầm ly rượu đưa lên đưa xuống,lắc đầu thở dài ngao ngán, gõ đũa mà ca rằng :
Nuôi con chẳng dạy chẳng răn
Thà rằng nuôi lợn lấy lòng mà ăn