Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.142.396
 
Nỗi thống khổ của Edgar Allan Poe
Võ Công Liêm

Edgar Allan Poe (1809-1849) con người của định mệnh,khổ đau và đầy ám ảnh trong suốt cuộc đời ông. Ông nhận lãnh niềm đau,sự bất hạnh và những ngang trái cuộc đời đến từ trong thai nghén; và điều đó sẽ đến với ông .

 

E.A.Poe sống với đời không dài lâu mà nhận lãnh những tai ương từ tuổi nhỏ cho đến khi lià đời;con đường ông đi không bằng phẳng như ông tưởng.Poe sinh ra trong một gia đình đờn ca xướng hát,cha là một diễn viên sân khấu,mẹ là một ca kỹ nổi tiếng về sắc đẹp và tài năng. Đau đớn thay;cha ông rơi vào con đường sa đọa, nghiện ngập,hút xách rồi lặng lẽ ra đi và chết ở một phương trời xa xôi,trong khi mẹ ông đang thời kỳ sinh đẻ ông.Sau ba năm thì mẹ ông từ trần lúc ấy Poe mới ba tuổi. Ôi! nỗi đau đã phủ lên từ đó,sự bất hạnh thương đau gắn liền đời ông với hai chữ chua xót,mồ côi; ông qua tay một gia đình khác.John Allan (1780-1834) một thương gia giàu có,tuyệt tự,hai vợ chồng nhà giàu nhận Poe làm con nuôi và cũng là đứa trẻ sẽ nối tiếp cơ nghiệp và dòng dõi J. Allan.Edgar Allan Poe có cái tên gọi từ đó.Gia đình Poe lên đường; định cư ở Anh quốc,năm năm sau thì trở về Virginia(USA)tuổi thơ của ông phải chia xa phải  cảnh “lưu đày” từ nơi này đến chốn khác,nỗi đau khổ trong người ông là nỗi bi đát của thân phận vì chính những đổi thay bất ngờ,những đụng chạm bất thường chìm sâu trong đôi mắt tuổi thơ của ông,dấu ấn cuộc đời chôn kín trong tiềm thức Poe,từ những ám ảnh hải hùng đến những điều mắt thấy tai nghe là những ấn tượng sâu đậm trong trí ông về sau này.E.A.Poe trở nên lãnh cảm cho chính mình, ông đang cần sự an ủi,vỗ về,thời gian tính viền đậm cuộc sống tình cảm của ông. Âu đó cũng là nỗi niềm trầm thống của Poe “Tổng số những điều đau khổ,những điều bi đát  mà mình phải nhận lãnh”(W.Faulkner).

 

Edgar.A.Poe nhận thức được điều đó; ông nói rằng :” Sống là phải chuyển động với thời gian,chấp nhận đau thương” đó là thử thách,thử thách với định mệnh,ràng buộc ông trong cảnh tang thương của tình yêu.Poe nuốt nỗi đau đó cho đến cuối đời.

 

“Trải qua một cuôc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (ND)

 

Nguyễn Du đã có cái nhìn tổng quan như thế ! Với E.A.Poe những tiến trình đó đã đi qua nhiều giai đoạn trong đời Poe: thai nhi,tuổi ấu thơ,thanh xuân,trưởng thành,già cả và hủy diệt.Chính những suy tư đó là cả một dằn vặt nội tại đưa đến tuyệt vọng, nhiều lúc ông muốn tìm một lối thoát miên viễn hơn phải đương đầu “pour lui tout autre n’est qu’absence …”(P.Valery) cũng chính vì thế mà ông nghiến răng chịu đựng một đời sống thiếu thốn, đắng cay,phủ phàng trong câm lặng.

 

Edgar.A.Poe đối diện với hiện hữu.Ai thấu chăng niềm đau của kẻ khốn cùng này ? Chín năm sau thì mẹ nuôi ông chết(1829) cả giòng đời ông là tang thương ai oán chia xa.Một lần nữa ông dấn thân trong đấu tranh giữa người cha nuôi với Poe. Ông đâu có tham vọng chiếm lĩnh cái gia sản của John Allan để rồi phải chuốc hận cha con,sự ngờ vực cũng chiếm một phần hồn ông,hoài nghi xoáy ông vào tư duy để ông viết lên những thảm trạng tội ác xã hội về sau này.

 

Sau cái chết của mẹ nuôi;Edgar A.Poe bỏ hoc đại học, đầu quân vào West Point, ông muốn xóa bỏ qúa khứ bi thương đó, ông muốn lột xác qua cái tên gọi mới hơn Edgar A.Perry; ông phủ nhận tất cả để được giải thoát.Tập thơ đầu tay ông viết Tamerlane và Những Bài Thơ Khác(Tamerlane and Other Poems (1827)là niềm đau ông gởi gắm trong thơ(?).Nỗi uẩn khúc nội tại gây ra từ ngoại cảnh bên cạnh đời sống của ông.Một năm sau(1829) Poe cho ra đời tập thơ khác,chứa đựng những điều bí ẩn trong đời ông,cuốn Al  Aaraaf một khắc khoải sâu lắng. Đời sống lầm than lúc bấy giờ đẩy Poe vào con đường tuyệt vọng,không công ăn việc làm,không một đồng xu dính túi.Poe;than thân trách phận,lấy văn chương làm nguồn an ủi cho chính mình, để giải tỏa Poe cho ra cuốn thứ ba Những Vần Thơ (Poems (1830).Sau cùng E.A.Poe thiên di về Baltimore sống tạm với dì Glemm được vài năm; 1836 Poe cưới người em họ Virginia Glemm làm vợ lúc ấy nàng mới 14 tuổi.Phải chăng định mệnh gài cột tên vợ ông và tên quê hương là một danh xưng như nhắc nhở Poe cho tới ngày nằm xuống và sẽ không bao giờ rời bỏ ? E.A.Poe 14 tuổi đã làm thơ tình tặng người yêu.Poe biết yêu sớm hơn mọi lứa tuổi khác và lấy người vợ chưa tới tuổi trưởng thành,những hiện tượng đó như án ngữ của số phận ? Người vợ bé bỏng chỉ chung sống với Poe đâu đó được chín năm(1831) nàng mắc chứng đông mạch máu và qua đời ở tuổi hai ba(23).

 

Edgar Allan Poe  rơi vào vực thẳm;vì tất cả không ai hiểu mình,không ai cứu mình chỉ cất lên tiếng ta thán trong lòng mình mà thôi.Hoài niệm loãng dần, ông tiếp tục sáng tác;cảm xúc từ đó không còn tùy thuộc về tri giác không gian mà chỉ còn lưu lại trong ký ức.Tương lai chưa thành hình(inform) mà khổ đau đầy rẫy trong tim,cũng từ những cảm quan đó mà về sau Poe viết được nhiều hơn;tuy nhiên vẫn chứa đựng một niềm đau dù rằng ông quyết chống lại nhưng rồi ông vẫn không tìm thấy hạnh phúc.

 

Từ 1827 đến 1841 Edgar A.Poe đã sáng tác nhiều thơ văn: Tamerlane và Những Bài Thơ Khác (Tarmelane anh Other poems) Morella,Hết Hơi( Morella,Loss of Breath) Chuyện Arthur Gordon ở Nantucket (The Narralive of Arthur Gordon of Nantucket) truyện Căn Nhà Usher suy sụp (The Fall of The House of Usher) Vại Rượu Ý Amontillado (The barrel of Amontillado)Mèo Đen(Black Cat) Trộm Thư (The Stolen Letter) Những Vụ Giết Người Ở Phố Morgue (The Murders In The Rue Morgue) là những chuyện kinh dị đẩm máu , ngoài ra Poe còn viết nhiều vụ án, những truyện dã tưởng . Ông để lại cho thế gian hơn bảy mươi bài thơ,hai tiểu thuyết vừa và nhiều truyện ngắn khác,nhiều luận văn(essay),triết học văn chương hơn ba trăm bài phê bình, điểm sách đương thời.Sáng tác của Poe có tầm ảnh hưởng quan trọng văn học đại chúng qua nhiều tác giả,nhà văn ở thế kỷ XIX và nhiều thế hệ kế tiếp.Như nhà thơ Pháp C.Baudelaire,tác giả truyện trinh thám Anh Arthur Conan Doyle,họa sĩ Gustave Dore’ Pháp.Nhạc sĩ Nga Sergei Rachmaninoff,kể cả nhà làm phim gần đây Alfred Hitchcock của Mỹ.

 

Oscar Wilde nhà văn Anh và W.B.Yeats Aí Nhĩ Lan cũng phải thừa nhận rằng:” E.A.Poe là một nhà văn lớn cho tất cả mọi thế hệ” ( Poe was a great writer to all people for all time ) và; S. Freud cho đó là một cực kỳ sáng tạo,hấp dẫn trong cách viết của Poe hiểu từ bề mặt tăm tối của tâm trí.Ngay cả Stephen King,Clive Barker tác giả những truyện siêu tưởng ngày nay đều cho rằng Poe là sư phụ về thể loại dã tưởng kinh dị nầy.

 

Trong lời tựa tập thơ Con Quạ (The Raven 1848) tác phẩm thơ lừng danh của Mỹ.”The Raven” đục sâu vào sự hải hùng nội tại của con người và được xem như sự cuồng nộ không ngừng từ sự mất mát tình yêu đến sự tuyệt vọng,sự điên khùng(frenzy)cũng như bạo hành tính dục(masonchistic) trong truyện của Poe.

 

Ông nói về quan niệm sáng tạo của mình :”Với tôi thơ không phải là mục đích mà là đam mê” cũng như “Không bao giờ ở trên quần chúng,nhưng cũng chẳng bao giờ thấp hơn thẩm mỹ của các nhà phê bình”.Ba cái chết tang thương của ba người phụ nữ đã gắn bó đời ông;mẹ,mẹ nuôi,và vợ trẻ đã để lại trong ông những hình tượng dữ dội, bi đát nhất và đã xâm nhập thơ văn ông.Poe đã viết lên những câu thơ cay đắng “Một bài thơ giống như cái chết của những người đàn bà đẹp” (A poem much as the death of beautiful women)

 

Ông tưởng tượng mình như dòng nước man dại chảy quanh giữa vô vàn  khối đá đen; đôi khi thật kinh hoàng !

Trong nỗi cô đơn trầm thống với tình yêu.Edgar Allan Poe chỉ còn lại sự gào thét với thân phận mình.

Tôi không thể đánh thức

Niền đam mê của tôi vươn dậy

Khỏi dòng trôi

Và;

Tất cả chỉ còn

Tôi yêu tình yêu

Yêu nỗi cô đơn.

(Tamerlane  và Những Bài Thơ Khác)

 

Đó là tâm thức phản kháng của Edgar A Poe phản ảnh từ những cuồng si,kinh dị,những đau đớn vây quanh làm cho Poe quằng quại đưa tới những trạng thái chao động tâm thần(mental) nằm giữa dạng thức thực và ảo; ảnh hưởng lớn lao nầy,về sau Poe viết lên những chuyện quái dị và đẩm máu,có lẽ; đó là tri giác không gian,tri giác đối tượng,tri giác bản ngã được phối hợp trong thơ và truyện của Edgar A Poe.Những dữ kiện xẩy ra trong đời ông,một cuộc đời gian khổ nhưng có tính cách hiện thực với thời gian mà Poe phải sống và đương đầu.Một khoảnh đời đầy máu lệ.

 

Trong bài “Triết Học về Kiến Trúc Chữ Nghiã” ông gọt tỉa gần hết những từ không thực tế để tránh những đụng chạm của lý trí, ông giới hạn bài viết trên dưới một trăm giòng và độ dài,như vậy bài viết vừa phải để tâm hồn đọc giả thâu nhận hợp lý trong chính sự và tránh trơ lỳ nếu bài thơ quá dài.Poe phân biệt tâm lý,trí năng của mình với cảm xúc trong thơ “thơ nhắm tới cái đẹp” mà bản thân Poe phải gánh chịu những  nỗi đau; đó cũng là mâu thuẩn  nội tại. Truyện ông viết cũng tạo cho người ta tin những điều có thể xẩy ra dù truyện được miêu tả bí hiểm hiện đại( modern mystery)hay nhữnh tiểu thuyết về những vụ án điều tra đều có giá trị trong khoa học dã tưởng(science fiction)và một thứ văn chương cổ quái(gothic literature).

 

Edgar Allan Poe sống ngắn; ông chết trên đường phố Baltimore,ngày 7 tháng 10 năm 1849 hưởng dương 40 tuổi. Ông lià đời nhưng sự nghiệp văn chương ông sống mãi,tuy không để lại một bề dày cho văn học thế giới nhưng thơ văn của Poe bày tỏ sức công phá từ nội tâm đau đớn,văn phong ông  chối bỏ mọi đường lối cũ kỹ ,nghi ngờ,hùng biện hơn,khám phá một giác quan trăn trở và luôn luôn đương đầu với nghịch cảnh ngoại giới giữa vô vàn  nỗi đau trầm thống tự bản thân mình ./.

 

 (chestemere mười khôngtám)

Tham khảo: *The American poetry review(12/95)*Pearson Education Penguin*vănhọc danhnhân thếgiới.NXBVH(VN 1998)*Love Poems (Castle Books).

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 4641
Ngày đăng: 14.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Danh thần Trương Đăng Quế : Một tâm hồn thơ nặng lòng với quê hương - Lê Ngọc Trác
Nhớ Thầy Cung Giũ Nguyên - Nguyễn Thành Thống
Một thời đã qua của Simone de Beauvoir - Võ Công Liêm
40 năm ấy … - Nguyễn Khắc Phê
Tấm lòng của Nhất Đại Thi Ông - Lê Ngọc Trác
Thử nhận diện: Chân Dung Nhà Văn - 02 - Lê Xuân Quang
Nhớ về người cha là thi sĩ - Lâm Bích Thủy
Thử nhận diện . Chân Dung Nhà Văn 85 - Lê Xuân Quang
Người đàn bà viết văn để trả nợ áo cơm - PHƯƠNG TRÀ
Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm - Ngô Minh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)