Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.274
123.157.463
 
Thế giới kim loại của Vũ Thanh Nghị
Lê Anh Hoài

Năm 1998, Vũ Thanh Nghị tốt nghiệp thủ khoa Khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (thường được gọi là “trường Yết Kiêu”).

 

Có một thực tế, nhiều hoạ sĩ học rất giỏi nhưng ra trường thì cứ lụi dần lụi dần, vì nội lực yếu, vì lạc vào những nghề lặt vặt kiếm cơm... Và người ta tưởng Nghị cũng thuộc loại này.

 

Mười năm qua, chàng trai quê Hải Phòng này đi dạy vẽ và làm khá nhiều công việc kiếm sống, chỉ thưa thớt tham gia vài cuộc thi hay triển lãm nhóm. Cái danh “thủ khoa” cứ nhạt dần, lắm khi như một sự mỉa mai.

 

Bỗng nhiên, năm nay, Nghị mở liền hai triển lãm cá nhân. Cả hai đều mang đậm dấu ấn cá nhân, chín cả về kỹ thuật và cả chiêm nghiệm nghệ thụât của nghệ sĩ.

 

Đến V Art Space, 27A- Trần Bình Trọng - Hà Nội những ngày này, sẽ có dịp tiếp cận với thế giới nghệ thuật của Vũ Thanh Nghị (triển lãm được mở đến ngày 5/1/2009). Tại đây treo 20 bức sơn dầu của Nghị. Nếu căn cứ vào tên tranh (cũng có thể coi như “nội dung” - phần diễn tả) thì khá đa dạng: “Cắt tóc”, “Cánh đồng muối”, “Mò cua bắt ốc”, “Nhà sư”, “Thổi khèn”, “Người bán hoa”, “Đàn nguyệt”... cùng 8 bức “Chân dung tự hoạ”.

 

Tuy nhiên, tất cả những nội dung này đều được thể hiện bằng một phong cách thống nhất, một mỹ cảm xuyên suốt. Người và vật trong tranh đều như được gò, dập, cắt, hàn từ kim loại.

 

Tuy nhiên, chúng được gán vào những sắc thái tươi vui thông qua màu sắc, hiện diện trong những bối cảnh như thiên nhiên đầy nắng gió khá “sến”. Điều này khiến thế giới nghệ thuật của Nghị càng thêm đe dọa, ẩn sâu dưới lớp vỏ bình an giả tạo.

 

Đầu năm nay (tháng 4) Nghị cũng mới có một triển lãm mang tên “Trở về” tại 31A Văn Miếu, với khoảng 10 bức vẽ cảnh “lên đồng” bằng thủ pháp lập thể…

 

Lần này, triển lãm của anh mang tên “Cuộc dạo chơi của tâm hồn”, cái tên này, quả thực không liên quan gì đến tranh của Vũ Thanh Nghị. Không hiểu có ý đồ giễu nhại gì chăng?

 

Vũ Thanh Nghị tự nhận tranh của mình là sự “điêu khắc bằng sơn dầu, đục đi những phần thừa và để lại những khoảng trống”. Tuy nhiên, tranh của anh gần với trường phái dã thú, cộng thêm tính cơ khí lạnh lẽo, hiếu chiến. Tính “điêu khắc” trong tranh của anh không phải là điêu khắc với đá, gỗ mà lập tượng bằng kim loại dát mỏng, đôi chỗ sử dụng vật liệu, đồ vật có sẵn.

 

Thế giới siêu thực này phản ánh cảm thức của họa sĩ, anh khá thành công trong việc tạo nên một không khí khiến người xem “căng thẳng, bứt rứt, méo mó” (ý của Vũ Thanh Nghị).

 

Đây cũng là cảm thức của khá nhiều văn nghệ sĩ trong bối cảnh đời sống biến chuyển mạnh tạo đứt gãy, va đập, tan rã, kiến tạo mới. Tuy nhiên, một số bức như “Người bán hoa”, “Đàn nguyệt”... ý đồ vẫn lộ và thể hiện chưa tới. Ngược lại, nhóm tranh tự họa rất đạt.

Có thể ghi nhận ở họa sĩ sinh năm 1972 này sự dồi dào ý tưởng và ham muốn bung phá.

 

Ảnh : Chân dung tự họa

Theo TPO

Lê Anh Hoài
Số lần đọc: 2572
Ngày đăng: 15.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ba biến thể trong sơn mài Võ Xuân Huy : Từ trực cảm đến ý thức sáng tạo - Trần Hạ Tháp
Thái Tuấn, 1918- 2007 - Đặng Tiến
Mỹ thuật Tp.HCM trong thời kỳ đổi mới - Uyên Huy
Chân dung các nhà chơi tranh “mới nổi” - Minh Quốc
Nghệ thuật sắp đặt Việt Nam ,hết ngày dài lại đêm thâu - Trịnh Cung
- Nguyễn Bá Văn
Nữ nghệ sĩ trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI: NỮ HỌA SỸ GEORGIA O’KEEFFE VÀ HOA - Lê Minh Hiền
Vài nét chân dung : Lê Văn Miến - Hoạ sĩ “ Sinh bất phùng thời “ , Người thầy của các danh nhân . - Nguyễn Khắc Phê
Lương Xuân Đoàn, trong khoảng trống không vết tích của thời gian - Khánh Phương
Mối quan hệ giữa lý luận-phê bình và sáng tác mỹ thuật - Đinh Hồng Hải
Cùng một tác giả
Tìh êu (truyện dài)
(thơ)
Lời (thơ)
Thẩm tranh (tuyển truyện)
Khóc (thơ)
Bộ râu (tuyển truyện)
Viên đạn lạc (truyện ngắn)
Lưỡng lự * (truyện ngắn)
Lãnh đạo cười (truyện ngắn)
Tìh êu (kịch)