1- Cuốn Địa chí làng Đức Phổ in 600 cuốn khổ 14,5 x 20,5 cm tại Công ty Cổ phần In Quảng Bình. Giấy phép xuất bản số 36/GP=SVHTT ngày 16-11-2006, in xong và nộp lưu chiểu tháng 1- 2007.Sách dày trên 500 trang.Bố cục gồm Ba phần (chưa kể phần phụ lục và nhiều ảnh đẹp-quý minh hoạ).
Phần thứ nhất gồm hai chương :
Chương 1 Vài nét khái quát lịch sử hình thành;
Chương 2 Địa lý tự nhiên.
Phần thứ hai gồm các chương: Chương 3 gia đình – gia tộc-xóm làng; Chương 4 Tôn giáo tín ngưỡng ;Chương 5 Tế lễ hội hè; Chương 6 Văn hoá – văn nghệ dân gian; Chương 7 Văn hoá ẩm thực; Chương 8 Đồ gia dụng-y phục; Chương 9 xây dựng- kiến trúc;Chương 10 Phong tục tập quán- hương ước; Chương 11 Lao động sản xuất- nghề nghiệp; Chương 12 Nhân vật - sự kiện;
Phần thứ ba gồm nội dung chính như sau: Truyền thống yêu nước trước cách mạng tháng Tám; Khí thế sôi sục giành chính quyền; Toàn dân tham gia xây dựng chính quyền non trẻ;Kháng chiến chống thực dân Pháp;Công cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng , xây dựng đời sống văn hoá.
Tuy là phần Phụ lục , nhưng theo cá nhân tôi lại là phần cực kỳ quan trọng , kết tinh lao động khoa học nghiêm túc của nữ tác giả.Phần tư liệu quý báu này gồm có các thông tin sau:các bải viết về làng Đức Phổ, xã Đức Minh sưu tầm được.
Danh hiệu cao quý được Đảng và Nhà nước phong tặng;
Thay lời kết và phần kết thúc cuối sách là Danh mục tài liệu tham khảo : Thể hiện lao động công phu kiên trì của nữ tác giả với 28 đề mục đều rất đáng tin cậy về thông tin cho nội dung cuốn sách quý báu này. Từ cuốn Đại Việt sử ký toàn thư-Toàn tập đến Tài liệu của các nhân chứng hoạt động cách mạng tại Đức Phổ trong hai cuộc kháng chiến.
2- Nhận xét của cá nhân độc giả cuốn sách rất uý này -TS Nguyễn Văn Hoa ( Hôi nhà văn hà Nội/ Hội văn nghệ dân gian Hà Nội ) :
2.1 Nhận thức bao trùm:
“Làng” có vị trí sống còn với dân tộc Việt Nam nói chung và nữ tác giả Đặng Thị Kim Liên đã thể hiện được trong cuốn sách này ở Đức Phổ nói riêng. Tổ quốc nhiều khi bị xâm lược , nhưng Làng vẫn tồn tại như một Pháo đài bất khả xâm phạm ( thông qua kết cấu thông tin trong cuốn sách này ).
2.2 Cống hiến rất đáng ghi nhận của nữ tác giả bao trùm cả cuốn sách( vĩ mô sách ) cũng như chi tiết từng phần ( vi mô sách ). Nhưng cá nhân độc giả này thích thú và bị hấp dẫn và lôi cuốn dữ dội nhất là phần thứ 2 ( từ trang 71 đến trang 407 ). Nó là cuốn từ điển Việt nam thu nhỏ trong Làng Đức Phổ ,nhờ nữ tác giả mà Làng Đức Phổ nhỏ bé ( nhìn từ vệ tinh- ảnh chụp năm 2006 do Thạc si Dương Viết Huy ( chế bản ảnh vi tính ) là con trai đầu của nữ tác giả Đặng thị Kim Liên và Nhạc sĩ Dương Việt Chiến cung cấp ở giữa trang 10 và trang 11 ) sẽ sống mãi với độc giả yêu quý mảng Địa chí Việt nam.
2.3 Cuốn sách thể hiện Tâm Đức và tài lực của tất cả gia đình nữ tác giả này. Ví dụ Phần trình bày do con rể là Hoạ sĩ Đặng Minh Quý và ở xa hàng trăm ki lo met (km) lại phụ trách chế bản ảnh vi tính chính do Thạc sĩ CNTT Dương Viết Huy -Viện nghiên cứu Du Lich Việt Nam ở tận Hà Nội là con trai đầu của nữ tác giả .
Cuốn sách kết tinh trí tuệ và tính chuyên nghiệp cao, nên từ Bìa sách cứng nền chữ Hán Nôm màu đỏ - vàng sang trọng hài hoà đến nội dung ( ruột ) sách đều rất chắt lọc ảnh-chữ, nên có tính thẩm mỹ cao.
2.4- Nữ tác giả sinh năm Kỷ Sửu ở làng Đức Phổ, đã lấy chồng ( nhạc sĩ Dương Việt Chiến cử nhân Vật Lý , Cựu chiến binh đánh Mỹ ở Khu 5 và đã có nhiều tác phẩm âm nhạc khá hay , từng là Chủ tịch chi hội nhạc sỹ Quảng Bình) và có Ba con ( 1 nữ cử nhân và 2 nam thạc sỹ ) đều trưởng thành , công thành danh toại , nhưng vẫn thiết tha với việc làm sách này ở quê mình ( không phải quê chồng ). Những người đàn ông cũng đã cầm bút ví dụ như cá nhân tôi , cũng “vô cùng khâm phục”, vì mình còn chưa làm gì được cho Làng mình như nữ tác giả giỏi giang này!
2.5- Để ra đời cuốn sách rất quý này, rõ ràng nữ tác giả đã có một trình độ văn hoá rất cao . Vì đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn Sử từ năm 1970 (lúc chống Mỹ còn rất ác liệt ở Quảng Bình ), dạy học nhiều năm , lăn lộn tham gia công tác Phụ nữ vận, làm thơ với nhiều giải thưởng lớn ở Trung ương và tỉnh nhà, lao động nghệ thuật cộng hưởng với trí tuệ uyên bác và Tâm Đức lớn với Làng Đức Phổ và tất nhiên có Hậu phương nhỏ là Gia đình ( vì trong có ấm thì ngoài mới êm- Nếu chồng con không toàn tâm toàn ý một thoáng( chớp mắt ) mà ích kỷ thì làm sao độc giả vô danh tiểu tốt như NVH( Kinh Bắc) được đọc cuốn sách quý này ?
3-Kết
Cá nhân tôi xem Ti VI và chờ đợi cuốn sách quý này khá lâu, nay được nghiên cứu thì thực sự cảm ơn nữ tác giả và gia đình và cảm ơn cả dân làng Đức Phổ đã tạo điều kiện cho nữ tác giả hoàn thành cuốn sách này .
Nó ra đời rất đúng lúc và vô cùng cần thiết.
Hội nhập, hậu WTO , cuộc xâm lăng mới về khoa học kỹ thuật _ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) -Viện trợ nước ngoài (DOA-NGO…) và văn hoá ngoại lai từng giây phút ào ạt đang như triều dâng lũ quét: cơ hội và thách thức đối với Đức Phổ và Làng Việt nam,
Cuốn sách như Thông Điệp đanh thép :
Làng còn, Văn Hoá Làng còn, Làng Đức Phổ còn, hàng triệu trái tim mang Làng Việt nam vô cùng yêu quý còn thì Đất nước ta đã- đang và sẽ ngàn năm vững bền !
Ngập ngừng so đo mãi, nhưng cũng mạnh dạn viết thêm chút xíu để kết thúc bài viết này:
Hạn chế cực kỳ bé nhỏ của cuốn sách: Tuy không lớn , nhưng thiết tha mong muốn nếu nữ tác giả tái bản cuốn sách quý này cần bổ sung thêm, ví dụ Phần Tài liệu tham khảo cần ghi chi tiết hơn Nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản của các sách dẫn chiếu trong tài liệu tham khảo ( ví dụ mục 2 “Lịch sử Việt nam “ , của ai viết , vì có nhiều ý kiến khác nhau (thậm chí trái ngược nhau ) khi đánh giá những vấn đề cụ thể của Lịch sử Việt nam). Giả dụ thêm các thông tin này sẽ giúp cho độc giả tra cứu lại và đồng cảm hơn với các thông tin mà nữ tác giả sử dụng trong cuốn sách này../.