Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.178
123.148.785
 
Cu Tí
Huỳnh Văn Úc

Mọi người vẫn gọi tôi là cu Tí, ở nhà, ở trường và khi chơi với trẻ con hàng xóm. Năm nay tôi lên sáu, học lớp Một. Mọi người có thể hỏi: " Sao mới học lớp Một mà đã viết văn sớm thế? ". Xin thưa ngay rằng: Không phải tôi viết đâu, mà là người phát ngôn của tôi viết đấy! Đó là ông nội tôi, một người phát ngôn chín chắn, trung thực, bao giờ cũng nói và viết đúng sự thực. Các bạn có còn nhớ cựu phát ngôn viên của Tổng thống Mỹ George W. Bush không? Ông Ari Fleischer ấy! Năm 2003, trong một cuộc họp báo, do không chuẩn bị kỹ và bị các nhà báo hỏi dồn quá nhiều về tình hình Iraq, ông ta đã buột miệng: " ...nếu cho một viên đạn vào đầu Tổng thống Iraq Saddam Hussein thì sẽ rẻ hơn rất nhiều so với phát động một cuộc chiến lật đổ chế độ độc tài của ông ấy...". Dĩ nhiên, đây không phải là lời tuyên bố chính thức của Chính phủ Mỹ, nên sau đó, ông này phải nộp đơn xin từ chức. Xin mọi người nhớ cho, dù nước có chảy, mây có trôi, vật có đổi, sao có dời thì không bao giờ có cái vụ từ chức người phát ngôn của tôi đâu đấy! Vả lại, mọi người cứ bảo tôi giống ông nội lắm, tôi mà đi cạnh ông thì trông chẳng khác nào hai vật thể đồng dạng phối cảnh đang di chuyển: cũng cái dáng đi lòng khòng, cái lưng cong cong, cái đầu chui chúi, không lẫn vào đâu được. Nếu có khác, hoạ chăng chỉ khác nhau cái mồm, ông thì tẩm ngẩm tầm ngầm ít nói, còn tôi thì mồm miệng khó lòng lên da non.

 

Nhà tôi có bốn người, bố mẹ tôi, tôi và em cu Bi mười tháng tuổi. Thỉnh thoảng, ông bà nội, bà ngoại tôi và các người thân khác cũng hay đến chơi. Hôm ấy, vì bố tôi đi công tác vắng nhà nên bà nội đến chơi và ở lại mấy hôm. Buổi tối, tôi đem quyển sách đánh vần ra học, bà trông em cu Bi.

- O nờ on, cờ on con, ớ u âu, trờ âu trâu, con trâu.

- Hi hi, híc híc...

Thấy tôi học vần, em cu Bi lại cười rộ lên, thích chí lắm. Vết chân chim ở đuôi mắt bà giãn ra, trông mặt bà hớn hở tưởng như trẻ lại gần chục tuổi. Thế nhưng chợt nhớ ra, em cười nhiều quá là bị trớ đấy, bà bảo tôi sơ tán đi chỗ khác học. Thì tôi đi chỗ khác, chỉ cách chỗ cũ một cái giường thôi, nhưng tiếp tục học vần được một lúc, tôi thấy cần phải hát đoạn bài hát hồi tôi còn học mẫu giáo:

 

Quả gì mà chua chua thế

Xin thưa rằng quả khế,

Ăn vào thì nó làm sao?

Không sao, chua thì để nấu canh chua...

 

- Tí! Học tiếp đi chứ ! Học vần xong rồi còn viết chữ và làm tính cơ mà...

 

Ngày còn bé, nghĩa là lúc tôi gần lên ba, cả nhà tôi vẫn ở chung với ông bà nội chứ chưa có nhà riêng như bây giờ. Nhà anh Phương lúc ấy cũng thế. Anh Phương hơn tôi một tuổi- là con của bác Hương và bác Đông- bố tôi gọi bác Hương bằng chị ruột. Lúc ấy đông đúc vui vẻ lắm, anh Phương học Mẫu giáo Chích Bông, còn tôi học trường Minh Hải. Buổi chiều, kể từ lúc được đón về thì chúng tôi giở trò tranh nhau con rồng con rắn, siêu nhân với lại ô tô, hay xô nhau ngã, tuy không sứt đầu mẻ trán nhưng rồi lại bôi ra quấy khóc. Đến nỗi bà nội tôi bị bệnh dạ dày dạ mỏng nhiều khi hoành hành, lúc trái gió trở trời lại đau xương cốt, thuốc viên uống như nhai ngô rang, dầu xanh xoa người chẳng khác chi tắm gội, vậy mà vẫn mặt xám mày xanh, chỉ muốn đi nằm cho rảnh nợ.

 

Than ôi! Các ông lão bà lão ai có qua cái đoạn này mới biết, tôi không phải tả nhiều, một đứa đã vất vả rồi, huống hồ tận hai thằng giặc non. Thế nhưng ông trời có mắt, nhà bác Hương dọn lên Mỹ Đình ở chưa được một năm thì chúng tôi cũng dọn về nhà riêng ở Lĩnh Nam, nhà xây trong xóm nhỏ ngoài đê, hàng xóm là ông bán than, ông xây nhà cho thuê, bà nuôi lợn chăn gà.

 

Vì đã có một thời sống chung dưới một mái nhà như thế, nên tôi và anh Phương chơi thân với nhau lắm. Từ khi xa nhau, chúng tôi liên lạc với nhau chủ yếu qua các cuộc điện đàm, thi thoảng mới có những cuộc tụ tập vui vẻ ở nhà ông bà nội.

 

Có những cuộc điện đàm to tát và những cuộc điện đàm ướt át. Chẳng hạn ông George W. Bush gọi cho Tổng thống Nga Dmitry Medvedev để hỏi xem ông bạn có ý định gì khi đưa hạm đội Nga đến Venezuela ngoài cái lý do công khai là tập trận-đó là cuộc điện đàm to tát. Thôi thì các ông ấy cứ í ới gọi nhau như thế cho nhân loại được nhờ. Còn thứ sáu, quan lớn giấu giếm quan bà gọi cho bồ nhí, hẹn hò nhau ở khách sạn hay nhà nghỉ để trốn nhà đi ăn phở, đó là cuộc điện đàm ướt át. Những cuộc điện đàm của chúng tôi không to tát mà cũng chẳng ướt át, nội dung rất đời thường. Chẳng hạn, hồi nhà tôi mới đón em cu Bi ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về, anh Phương gọi cho tôi:

- Này, thế em cu Bi biết làm gì rồi?

- Chỉ lúc cười, lúc mếu, rồi vặn vẹo người.

- Cười với mếu là mụ dạy, còn muốn hết vặn vẹo thì xin hàng xóm một đoạn thừng buộc trâu giấu xuống gậm giường là khỏi, hồi nhà tớ mới đón em Tí Tồ ở bệnh viện về cũng làm thế. Thế từ lúc có em cu Bi thì Tí có bị ra rìa không?

- Hả, gì cơ?

- Ra rìa ấy! Nghĩa là từ lúc có em cu Bi thì Tí không được bố mẹ yêu như trước nữa. Hình như tớ bị như thế đấy!

- À, ừ, có lẽ đúng. Từ lúc có em cu Bi thì Tí không được sà vào lòng mẹ nữa, bố đi làm về thì nựng nịu em cu Bi chứ không nhấc tớ lên hay cù vào nách tớ nữa. Thế bị ra rìa thì anh Phương làm thế nào?

- Thì buồn thôi chứ còn thế nào nữa!

 

Chẳng những tôi thường điện đàm với anh Phương, mà buổi tối, cơm nước xong, trước khi ngồi vào bàn học, tôi còn hay nhấc máy gọi về nhà ông bà nội để hỏi thăm sức khoẻ.

- Tí đấy à? Tí ăn cơm chưa? ăn mấy bát?

- Ăn một bát.

- Cháu ăn một bát chứ! Ăn với thịt kho Tàu à?

Thịt kho Tàu là món tủ của bố tôi, mỗi khi mẹ tôi bận mà bố phải vào bếp thì cả nhà được ăn thịt kho Tàu. Tuy có tên là thịt kho Tàu, nhưng món này không có xuất xứ từ Trung Quốc, mà là món ăn thuần Việt. Nguyên liệu dùng cho món này là thịt ba rọi, những miếng thịt nho nhỏ, vuông vuông bố tôi thái ra đều chằn chặn, miếng nào cũng có đủ cả nạc, cả mỡ, cả bì. Bố tôi làm thế nào thì tôi không biết, nhưng khi dọn ra thì mỗi miếng thịt có màu đỏ của thịt nạc, màu trong trong của mỡ, màu nâu nâu của bì hầm nhừ, bao quanh có tí nước hơi đặc, sóng sánh màu vàng ươm của nước màu chưng đường, thi thoảng có mùi hắc của xì dầu, vị mằn mặn của nước mắm đã được làm dịu đi bằng đường. Ngon đấy chứ! Mấy lần ông nội tôi đến chơi đều được thưởng thức món ấy. Nhưng thứ ba thịt kho Tàu, thứ tư thịt kho Tàu, rồi thứ năm cũng điệp khúc thịt kho Tàu, kể ra cũng hơi có điều nhàm chán. Đến cái đĩa CD Siêu nhân khủng long hay như thế mà chỉ xem đến lần thứ ba là tôi đã thấy chán rồi, huống hồ là cái điệp khúc thịt kho Tàu. Thế mà buổi tối hôm ấy, mẹ tôi làm món xu hào xào miến ngon cực! Tôi ăn bát cơm ngon miệng, hết veo tưởng như trong nháy mắt. Và đáp lại câu hỏi của ông nội: " Ăn với thịt kho Tàu à? ", tôi cải chính ngay:

- Không! Cháu ăn với xu hào xào miến, ngon lắm! Thế nhà ông có xu hào xào miến để ăn không?

 

Hôm ấy ở lớp làm bài kiểm tra Toán. Tôi đang tính nhẩm bằng cách bấm đốt ngón tay thì cô giáo lại gần:

- Khang không được bấm đốt ngón tay, chỉ tính nhẩm trong đầu thôi, rồi viết ra giấy!

- Thưa cô, ở nhà Tí làm như thế quen rồi.

- Tí nào? Lớp mình có ai tên là Tí đâu?

Tôi hơi có chút ngạc nhiên, đã có lần cô giáo ghé qua nhà tôi chơi, lúc ấy bố mẹ vẫn gọi tôi là Tí. Tuy vậy, tôi vẫn thưa cô:

- Thưa cô em quên! Là Khang đấy ạ! Thưa cô ở nhà Khang làm như thế quen rồi ạ!

- Hôm nay cô cho phép Khang tiếp tục bấm đốt ngón tay, nhưng lần sau không được như thế nữa.

- Thưa cô vâng ạ!

Thì ra cái sự dùng bí danh để gọi nhau cũng có điều bất tiện. Tối hôm ấy, về đến nhà, tôi giao hẹn ngay với bố mẹ:

- Từ rày bố mẹ không được gọi con là Tí nữa, phải gọi là Khang hoặc đơn giản hơn: Con ơi! Bắt đầu từ hôm nay, bố mẹ nhé!

Và tôi-Huỳnh Mạnh Khang- chính thức chia tay bí danh cu Tí kể từ hôm ấy.

Tôi nghĩ, có lẽ vào một ngày đẹp trời nào đó, em tôi-Huỳnh Tấn Sang-cũng sẽ chính thức chia tay bí danh cu Bi như tôi. Nó đang đứng trong chiếc xe tập đi có bánh lăn và khung đỡ hình sáu cạnh. Tôi nói với nó:

- Nhỉ, cu Bi nhỉ! Lúc nào mình lớn bằng anh, mọi người sẽ gọi mình là Huỳnh Tấn Sang nhé!

Nó biểu lộ sự đồng tình bằng cách nhún nhảy hai chân, mắt cười tít:

- Cơ cơ cơ! Cư cư cư!

 

Hà Nội, tháng 1-2009

Huỳnh Văn Úc
Số lần đọc: 3300
Ngày đăng: 12.01.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dáng mộng (1) - Mang Viên Long
Trăm đồng xu của mẹ - Trương Quân
Mười ba bến nước - Sương Nguyệt Minh
Hoa Dã Qùy vàng - Nguyễn Minh Phúc
Thảo nguyên - Minh Nguyễn
Đàn ông ngồi đái - Ngô Kế Tựu
Chùm truyện ngắn mi ni - Hoàng Nhật Tuyên
Chuyện thật như ma - Lê Hiền
Đàn ống tre bên kia sông - Khôi Vũ
Hảo hán cuối cùng - Nguyễn Minh Nữu
Cùng một tác giả
Nguyễn Tuyết Lê Sen (truyện ngắn)
Dã man ! (truyện ngắn)
Ngỡ ngàng (truyện ngắn)
Trực chiến (truyện ngắn)
Mèo ơi ! (truyện ngắn)
Cu Tí (truyện ngắn)
Ký ức Trường Sơn (truyện ngắn)
Ba điều ước (truyện ngắn)
Bà lão hàng xóm (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Nể vợ mày (truyện ngắn)
Chồng tôi và thơ (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Trả nợ miệng (truyện ngắn)
Phố tím (truyện ngắn)
Người em họ (truyện ngắn)
Thủ trưởng (truyện ngắn)
Chị Bông (truyện ngắn)
Có thờ có thiêng (truyện ngắn)
Thằng Bờm mất ao (truyện ngắn)
Số phận con Cún (truyện ngắn)
Một mất mười ngờ (truyện ngắn)
Ai thắng ai ? (truyện ngắn)
Con cá chép (truyện ngắn)
Lão Hạp (truyện ngắn)
Bánh vẽ (truyện ngắn)
Hoa cỏ may (truyện ngắn)
Có tật giật mình (truyện ngắn)
Số đỏ (truyện ngắn)
Thằng nhà quê (truyện ngắn)
Xung đột (tạp văn)
Luật rừng (truyện ngắn)
Tai qua nạn khỏi (truyện ngắn)
Ngủ đường (truyện ngắn)
Hoa hồng có gai (truyện ngắn)
Anh yêu em! (truyện ngắn)
Song Hỷ (truyện ngắn)
Luân hồi (truyện ngắn)
Chuyện động trời (truyện ngắn)
Bộ mặt thật (truyện ngắn)
Thằng mất dạy (truyện ngắn)
Tấc đất tấc vàng (truyện ngắn)
Cái vạ văn chương (truyện ngắn)
Sinh ngày 13 tháng 7 (truyện ngắn)
Ngẩu pín (truyện ngắn)
Bản ấn đền Trần (truyện ngắn)
Nhạc vàng (truyện ngắn)
Một thời vang bóng (truyện ngắn)
Con vẹt (truyện ngắn)
Đồ quỷ! (truyện ngắn)
Tinh thần thể dục (truyện ngắn)
Ngọn lửa bất diệt (truyện ngắn)
Bóng đè (truyện ngắn)
Bất hiếu (truyện ngắn)
Dỗi (truyện ngắn)
Chiến tranh (truyện ngắn)
Thơ thẩn (truyện ngắn)
Ông ngoại (truyện ngắn)
Tình muộn (truyện ngắn)
Giông tố (truyện ngắn)
Nạp Phi (truyện ngắn)
Lời Trăn Trối (truyện ngắn)
Theo đóm ăn tàn (truyện ngắn)
Ngục Trung Ký Sự (truyện ngắn)
Cá Gỗ /Stop! (truyện ngắn)
Đẻ Khó (truyện ngắn)
Thơ Lạc Vần (tạp văn)
Putin Rơi Lệ (đối thoại)
Oan Cho Hắn Quá! (đối thoại)
Khổ Thân Thằng Mõ (đối thoại)
Kê Cân (đối thoại)
Một Phần Vạn (đối thoại)
Vũ Như Cẩn (tạp văn)
Chuyện chàng cốc sĩ (truyện ngắn)
Ksenia Sobchak (đối thoại)
Ngọn giáo (đối thoại)
Anhekđot (đối thoại)
Alexey Navalny (nhìn ra thế giới)
Tổng thống suốt đời (nhìn ra thế giới)
Tổng thống và rượu (nhìn ra thế giới)
ĐỐI THOẠI (truyện ngắn)