Cuốn sách này dày 695 trang khổ 16 x 24 cm, số ĐKKHXB:691-2008/CXB/54-33/HNV; quyết định xuất bản số 488/Q Đ-NXB-HNV ngày 16-9-2008, in tại Công ty TNHH một thành viên In Phương Nam, in xong và nộp lưu chiểu tháng 11-2008;Nhà xuất bản Hội Nhà văn 65 Nguyễn Du Hà Nội, Chịu trách nhiệm xuất bản Trung Trung Đỉnh, Chịu trách nhiệm bản thảo Nguyễn Khắc Trường, Biên tập Nguyễn Ánh Ngân, Bìa Văn Sáng, Trình bày Tô Ánh Vững, Sửa bản in Hoàng Duy Anh Vũ .Bìa cứng và ngoài có bìa bọc lót, gáy sách còn ghim chặt sợi dây xanh nõn chuối dài 30 cm để đánh dấu trang đang đọc.
Về hình thức, so với nhiều loại sách Hồi ký cùng thời thì cuốn này thuộc loại sách sang trọng đắt tiền.
Sách này do Nhà Xuất bản Hôi Nhà Văn Việt Nam.Cuốn sách này lại do Ban liên lạc và tổ chức bản thảo gồm có nhiều PGS.TS ở Viện văn Học như Bích Thu, Tôn Phương Lan,Lưu Khánh Thơ, Mai Hương, Ngương Phương Chi, Dương Huyền Nga, Vũ Văn Sỹ và Phạm Xuân Nguyễn.
Mấy nhận xét bước đầu về cuốn " Phong Lê và Chúng tôi "
Đọc đi đọc lại cuốn sách này , tôi cũng có lưu ý những bài viết của nhóm Ban liên lạc và tổ chức bản thảo. Họ lo làm sách nhưng thật quý họ đã trực tiếp có bài trong tập sách này, Ví dụ như PGS.TS Bích Thu ( Viện văn Học ) có bài "Anh Phong Lê nhìn từ đời thường"(trang 408) đã viết :"Với tư cách là Trưởng ban, anh PL không chỉ đối xử với chúng tôi như đồng nghiệp mà còn coi như anh em ruột thịt trong nhà. Anh đã ân cần chỉ bảo chúng tôi làm tư liệu, lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách dàn dựng một bài viết".
PGS.TS Tôn Phương Lan ( Viện Văn học ) trong " Tự sự với mình " ( trang 222) đã viết : "Trước khi được làm nhân viên trong Tổ hiện đại do anh ( PL ) phụ trách , tôi được phân ở cùng khu tập thể với anh chị ở 20 Lý Thái Tổ .Cũng do mỗi quan hệ đồng hương buổi đầu mà dần dần anh chị coi tôi như em út trong nhà".
PGS.TS Lưu Khánh Thơ với bài "Về văn học Việt nam hiện đại nghĩ tiếp ... của PL' ( trang 512-516) đã viết :"PL vẫn là người đang viết, dường như lúc nào ông cũng cần phải viết và có sẵn niềm đam mê , hứng khởi để viết".
PGS.TS Mai Hương ( Viện văn học ) với bài " Nói với anh chị"( trang 188) đã viết :" Sau 5 năm về Viện và trở thành hàng xóm của gia đình anh chị Thanh vân - Phong Lê, đã cùng chia sẻ với nhau từng đồng hào, bơ gạo, để cùng nhau nhích vượt qua từng ngày thiếu thốn" " Hai ngày đói meo trong bệnh viện (1975 sinh Bốp) chị Vân ( vợ PL) vào thăm và mua cho bát phở " hoặc viết "Dường như anh làm việc ở mọi chỗ , mọi nơi, mọi lúc". PL đã tạo điều kiện để đào tạo đến gần 20 TS là người ở Viện Văn Học.
PGS.TS Vũ Văn Sỹ ( Viện văn học) với bài "Thế cũng là cái duyên" ( trang 327):" Mọi cuốn sách, mà anh Sừ (PL) đều là người thiết kế, liên hệ, chắp nối, tổ chức, phân công viết và sửa chữa từng trang, từng dòng bản thảo cho mọi người ".
Phạm Xuân Nguyên ( Viện văn học ) với bài " Anh Sừ của tôi " ( trang 279) và " Trăm năm nhìn lại" ( trang 482) đã viết : " Tôi nhớ lần đầu tiên gặp anh chị tại nhà riêng ở Hà Nội ở khu tập thể Thành công... Có lần anh nói vui: anh với tôi " nợ " nhiều hơn " duyên "..." Đã mấy lần " tai nạn" đường văn, anh và tôi cùng chung gánh, của anh tôi có dự phần , của tôi anh đưa vai chịu. Cùng chất Nghệ , nhưng nhiều lúc anh cũng không chịu nổi tôi"..." Trên đường đời, anh chị là anh chị của tôi"..." Thời đổi mới ,PL là một trong những nhà nghiên cứu phê bình dám trở lại mình , tích cực đấu tranh cho sự đổi mới sâu sắc, triệt để, cụ thể của văn học, cả về lý luận, cả về văn học sử "... " Tôi biết, hiện lúc ấy và cả về sau này,có nhưng người vẫn e ngại và khó hiểu về sự đổi mới của anh ".
Vì họ cùng ở Viện Văn học, nên nhóm này thuận tiện trong tổ chức bản thảo, biên tập và in ấn. Là người đã vất vả làm một số sách văn học , tôi (NVH ) nhận thấy để Tạo ra Nhóm này đã là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của cuốn sách này.
Qua những trang viết của Ban liên lạc và tổ chức bản thảo, đã giúp cho độc giả với những tư liệu sống động có lẽ đáng tin cậy vì họ đều là những nhân chứng trong Viện văn Học một thời với PL( PL - Viện trưởng đã có công xây dựng Viện Văn Hoc như thế nào ) ?
2.2 Cuốn sách này gồm một số bài của các tác giả ngoài Viện văn học ( họ cũng có nhiều sách trên thị trường sách văn học) ví dụ như Ninh Viết Giao,Mã Giang Lân, Phương Lựu,Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá, Đỗ Đức Hiểu.
Qua các bài viết này của họ , độc giả cuốn sách này bước đầu có thể thấy vị trí thực sự của PL trong giới (làng ) Nghiên cứu phê bình văn học hiện đại Việt Nam .Tôi cho rằng đây là phần rất quý báu , rất có giá trị học thuật chuyên môn về văn học hiện đại Việt nam của cuốn sách này .
Qua đó tránh được cách viết sách Hồi ký của nhiều tác giả cao niên khác, đôi khi thiếu khách quan, chỉ là kiểu " Mèo khen mèo dài đuôi ".
Cuốn "Phong Lê và chúng tôi ", theo tôi, là kho tư liệu văn học quý vì Phong Lê đã từng là Viện trưởng Viện văn Hoc. Do vậy có nhiều tác giả khác ở Viện văn học khi tham gia viết baì cho cuốn sách này đã bộc bạch nhiều kiến thức về nghiên cứu- lý luận- phê bình- hoặc lịch sử văn học hiện đại Việt Nam .