Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.233
123.153.841
 
Một đêm ở quê nhà…
Mang Viên Long

. Vì vậy, tôi có dịp sống trong gia đình bác gần hai năm. Bác tôi làm hiệu trưởng một trường tiểu học. Vợ bác có một sạp hàng buôn vải và áo quần may sẵn ở chợ. Bác có cả thảy bốn người con – ba trai, một cô gái út.

 

Khi lên Trung học, tôi phải về thị xã trọ học; lúc này anh chị tôi  đã có thể xoay xở, dành dụm, để lo cho tôi qua ngày được. Thời gian này, tôi ít có dịp gần gũi vợ chồng bác và các anh chị – ngoại trừ các ngày giỗ hay lễ Tết.

 

Sau này, lớn lên- được vào Saigon học; tôi càng ít có dịp đến thăm gia đình bác, nhưng qua tin tức của anh chị – tôi cũng được biết sơ lược những sinh hoạt, đổi thay trong gia đình bác: Người con trai trưởng tốt nghiệp đại học Nông lâm, đang công tác ở phòng Nông nghiệp huyện. Hai anh trai kề, cũng đều học xong đại học, đang làm việc ở Saigon. Cô con gái út thi hỏng đại học– gặp cảnh bác gái tôi mất – ở nhà thay mẹ trông coi sạp hàng ngoài chợ…

Về sau, anh chị tôi cũng đều sống xa quê – chị tôi thì vì tình duyên, còn anh tôi vì sinh kế. Hơn 10 năm sau tôi mới có dịp về lại quê nhà để thăm bác.

Theo lời chỉ dẫn của vợ người anh con trưởng – tôi tìm đến thăm bác tại một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong xóm lao động ngoại ô. Tôi tìm về thăm bác như để tìm lại chút hơi ấm của người thân, chút an ủi nghĩa tình của quê nhà, và cũng để tạ ơn bác đã nhận tôi về sống với gia đình lúc ba anh em tôi đang gặp cảnh khốn khó.

Gặp lại bác, tôi nhìn thấy bác đã thay đổi quá nhiều : Người gầy cao dỏng, râu tóc bạc, dáng điệu chậm chạp; tất cả toát lên vẻ vừa bơ phờ, vừa thanh thoát. Khi biết bác về sống trong ngôi nhà quạnh vắng này một mình – tôi đã quyết định ở lại thêm với bác một đêm nữa.

 

Chiều tối, bác bảo tôi mang chiếc bàn con đặt giữa sân – hai chiếc ghế dựa thấp. Bác mang hai ly cafe nhỏ, bộ bình trà, và cả gói Basto đỏ còn nguyên đặt lên bàn .

-Cháu ngồi xuống đây – bác ôn tồn nói, đêm nay bác cháu mình thức một đêm…

Tôi đáp nhỏ : “Dạ!”

-Cháu có đồng ý không ? Bác nhìn lên mặt tôi, ánh nhìn như chờ đợi một sự đồng tình. Tôi cảm thấy thương bác vô hạn. Tuổi già thường có nhiều tâm sự và cũng thèm muốn được chuyện trò…

 

Về người vợ đã mất: “Bác gái cháu mất, bác nghĩ đời bác còn lại thật nhạt nhẽo, thật vô nghĩa – dầu rằng bác đã từng thấm thía ý nghĩa sâu xa của hai tiếng “vô thường” từ khi ông bà nội cháu lần lượt qua đời… Trong cuộc đời bác, đã từng tiễn đưa bao người thân, bạn bè, bà con xóm giềng ra đi – nhưng chưa lần nào bác cảm thấy quá chua xót, quá đau đớn như đã tiễn đưa bác gái cháu ngày ấy! Bởi vì, bác biết được rằng, cũng từ ngày ấy – cuộc đời của bác sẽ đổi thay hoàn toàn… Người xưa, gọi nghĩa vợ chồng là cái “Đạo”. Đạo vợ chồng. Trong tuổi xế chiều, cái nghĩa tình sâu nặng ấy lại càng cần thiết cho đời người nhiều hơn nữa. Tuổi già là tuổi cần nương tựa, cần nhiều an ủi, chia sẻ, cảm thông để sống. Mà có ai trên đời này làm được việc ấy hơn chồng với vợ, vợ với chồng đâu? Bác cảm thấy bị hụt hẫng, như vừa từ trong một giấc mơ choàng tỉnh. Cả năm sau, hễ mỗi lần thắp hương trên bàn thờ bác gái cháu, bác không ngăn được nước mắt. Bác luôn cảm thấy một nỗi cô đơn trống vắng bao trùm, cho dầu sống giữa con cháu… Bác có được nỗi cảm thông sâu thẳm với người bạn già đã khóc vợ đến mù đôi mắt, và cũng hiểu ra tại sao bác Tâm Cảnh cũng đã ra đi đúng vào ngày chung thất của vợ bác ấy! Hơn bốn mươi năm chung sống, biết bao cay đắng ngọt bùi đều có nhau, đều nương tựa xẻ chia, nay còn ai? (Bác bỗng im lặng. Cúi xuuống bưng tách trà uống một ngụm nhỏ. Nhìn ngó mông lung ra phía vườn đã chập choạng bóng tối). Có lẽ cháu sẽ ngạc nhiên, tại sao bác chưa chết? Tại sao bác vẫn còn sống – sống một mình trong căn nhà bỏ hoang của một người bạn đã đi xa ?

Nhân ngày cúng thất tuần, cúng tròn 100 ngày và chung thất bác gái, bác có viết được ba bài thơ. Bác sao gởi cho mỗi đứa con một bản; nhưng không biết chúng có để mắt đọc đến hay không ? Bác đọc cháu nghe một bài mới viết – sau hai năm bà ấy mất:

Cầm kim tra nút áo,

Nhớ vợ hiền năm xưa…

Đèn khuya mờ một bóng,

Dịu dàng mũi kim đưa !

 

Cầm kim – giọt lệ chảy…

Khóc đời mênh mang buồn !

Trăm năm là bao nhỉ?

Mà sầu giọt giọt tuôn!

 

Chuyện người con trai trưởng: “Bác sống với vợ chồng thằng Nguyên đâu được gần hai năm. Vợ chồng nó có hai đứa con trai, một lên 8, một lên 6. Vợ chồng đi làm suốt ngày; thứ 7 chủ nhật đi học thêm Anh văn và Vi tính. Bác ở nhà với chị giúp việc, phụ bà ấy chăm sóc, dạy dỗ hai đứa nhỏ. Trông nom nhà cửa, chăm sóc nhang đèn các bàn thờ, còn thời gian thì đọc kinh sách, đôi khi cũng làm đôi ba bài thơ… Nhờ đọc kinh sách mà nỗi buồn thương bác gái nguôi ngoai dần, biết đời mở mắt hay nhắm mắt cũng đều là giấc mộng cả. Mượn thân giả để học Phật, tu hành – tuy với bác có hơi muộn. Nhưng Phật đã dạy sớm hay muộn chẳng có gì để lo, đều quan trọng là có vào được Đạo hay không? Có tinh tấn sống theo lời Phật dạy hay không…

 

Vì tay chân cũng đã yếu, mắt không còn lanh lợi, mỗi lần bước ra đường là phải ăn mặc, đàng hoàng, đều lo ngại xe cộ, nên thỉnh thoảng bác có nhờ thằng Nguyên trên đường đi làm ghé bỏ cho bác cái thư, hay mua cho bác tờ báo, quyển sách có khi nó nhớ. Nhiều lúc nó quên. Một hôm nó nhăn nhó, lớn tiếng với bác : “Ba già rồi, còn thư từ, sách báo làm gì nữa? Tuần nào ba cũng gửi hai ba cái thư để làm gì? “ Bác im lặng.

 

Một tháng hai lần, bác đều đến chùa G.H để thọ bát quan trai. Nghe quý thầy giảng pháp. Gặp lại bạn đạo, bạn thơ – hàn huyên tâm sự – coi như một nguồn an ủi quý báu của tuổi già. Có lần vừa ở chùa về – vợ thằng Nguyên trông thấy đã lên tiếng : “Ba có mấy ông bạn ở T.P đến thăm – ba già rồi còn bạn bè chi nhiều cho mệt? Lại sinh chuyện đi chùa cả ngày để làm gì? “ . Bác lặng thinh. Bác ở trong nhà thấp thoáng như một cái bóng.

 

Với người con gái út: “Con Thảo có chồng là kỹ sư làm việc ở nhà máy cơ khí Q.T, có một đứa con trai lên ba. Nó ở luôn ngoài chợ. Chồng một tuần về nhà một lần vào chiều thứ bảy. Việc nhà có nhờ một con bé khoảng 17 tuổi giúp. Nó lên nhà Nguyên gặp bác, gọi bác về ở với vợ chồng nó, vì giao con và nhà cửa cho một con bé xa lạ nó không yên tâm.

 

Bác về sống chung với gia đình con Thảo chưa hết tháng, nghe nó than thở việc buôn bán ế ẩm, chi phí cho con nhiều, chồng đi làm khổ mà lương hướng không có bao nhiêu, lại thêm tiền cho con bé giúp việc; bác có hứa hằng tháng sẽ chia tiền lương hưu của bác cho nó một nửa – gọi là để chia sớt gánh nặng cho vợ chồng nó.

 

Thằng nhỏ con Thảo rất mến bác, suốt ngày cứ đeo theo ông ngoại, đòi bày đủ thứ trò chơi, kể đủ thứ chuyện. Bác thay vợ chồng Thảo chăm sóc nó, từ miếng ăn, giấc ngủ – nhất là lúc ốm đau. Một hôm nó biếng ăn, có triệu chứng ói – bác phải chạy qua sạp bán đồ chơi trẻ em, mua cho nó cây đờn nhựa điện tử như đã hứa từ trước. Nó vui vẻ vừa chơi đờn, vừa ăn… Tối về, biết chuyện – Thảo đã nói với bác : “Có mấy đồng tiền hưu rủng rẻng lại bày đặt! Sao ba không mua cho nó hộp sữa, ba có nuôi nó được bữa nào không?”. Trong bữa cơm tối, có chồng nó về, bác có khuyên chúng mấy ý về sự cần thiết của đồ chơi cho trẻ con. Ăn mặc rất cần, nhưng đồ chơi cũng rất cần cho chúng. Lời hứa với trẻ là rất quan trọng. Không nên quá nuông chìu cũng không nên khắc khe với chúng… Chồng của Thảo vụt nói : “Ba nói lung tung quá, nhiều chuyện quá!” – Vội bỏ đũa đứng dậy! Bác điếng lặng.

 

Thỉnh thoảng có vài tờ báo đăng thơ của bác – bác đọc lại, cảm thấy rất sung sướng – cầm tờ báo đưa cho vợ chồng nó đọc – cả hai đứa đều ngó lơ. Thảo chỉ liếc mắt lên bài thơ – cười nhạt : “Được bao nhiêu đồng?”. Chồng nó nói : “Mấy ông bạn thơ của ba rầy rà quá!”. Chúng đã không dành chút thời gian nào cho bác cả, thì bạn bè là nguồn an ủi duy nhất còn lại cho đời bác chứ?

 

Về hai anh con trai ở Sài Gòn: “Cả  năm trời, hai đứa chẳng viết về cho bác một lá thư nào. Năm kia, bác gởi thư vào, nhờ chúng đến tòa soạn để đăng ký  cho bác hai tờ báo dài hạn – chúng đều im lặng. Điện thoại hỏi, chúng bảo đã quên . Rõ ràng là chúng đã quên bác thật rồi. Hình như chúng không còn biết có bác trên cõi đời này nữa ! Người xưa có nói “trẻ cậy cha, già cậy con” – nhưng có mấy người  già cậy nhờ được con? Có mấy đứa con để mắt đến cha mẹ? Nuôi con, bác không hề mong sẽ được nhờ con về chuyện tiền nong, về đời sống vật chất – bác chỉ mong được an ủi chia sẻ mọi nỗi buồn vui, được cảm thông, gần gũi khi tuổi gìa, lúc ốm đau, cô độc… Ca dao xưa có nhiều câu hát thật chí lý : “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng / con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”! Chẳng lẽ mãi mãi đều quay theo cái vòng đau  buồn oan khiên ấy? (Trời đã về khuya. Gió cuối đông vẫn còn cái lạnh tê tái. Tôi rót thêm cho bác một tách trà. Đốt cho mình thêm một điếu thuốc.). Lâu lâu gửi cho cha mẹ một ít tiền là đủ rồi sao? Là xong rồi sao? Cũng may là bác còn mấy đồng lương hưu để sống – nếu không, thì cũng chẳng biết sẽ như thế nào? Có nhiều vị thầy trụ trì ở  các chùa bác quen thân, đều hoan hỉ kêu bác đến sống – bác còn đang suy nghĩ. Biết rằng “trẻ vui nhà, gìa vui chùa” – nhưng “vui” phải được lợi mình, lợi người. Lợi mình không thôi thì có ích kỷ quá không cháu? Ngày đêm bác đều niệm Phật A Di Đà chỉ nguyện ra đi cho nhanh chóng, nhẹ nhàng, không làm phiền khổ đến con cháu. Được vậy, kiếp này bác đã mãn nguyện rồi. Nghĩ lại, suốt đời đi dạy học, sống thanh bần, lương thiện, học Phật tu hành – bác nghĩ tin là bác sẽ được như thế. Việc nhỏ hằng ngày chúng không hề quan tâm chia sẻ, thì hỏi việc lớn chúng có thể vui vẻ tự nguyện để làm hay không? Đời bác, không hề muốn việc làm trong sự ép buộc – cho dù đó là tình yêu, một nụ cười… Thư bác viết vào cho con là cả tâm tình, nước mắt đọng lại mà chúng đâu có thèm đọc. Có lần lại nói : “Ba viết thư nhiều chi cho tốn công, chúng con đâu có thời gian để đọc?” Công việc gì cấp thiết quan trọng hơn tình nghĩa cha con hả cháu?

 

Bác quyết định dời đến ở tạm ngôi nhà này là do yêu cầu của một người bạn có hoàn cảnh phải đi xa ; đúng lúc bác nhận thấy sự có mặt của bác trong gia đình con Thảo là “thừa thãi”. Vợ chồng nó đã gởi con cho nhà trẻ, con bé giúp việc nghỉ, chúng bắt đầu xem bác như một sự “vướng bận” hay là một gánh nặng. Bác phải quyết định ra đi trước; để chúng khỏi áy náy, lo nghĩ. Nhân dịp một buổi sáng, bác xách cà mèn đi mua về một tô phở. Nghe mùi thơm thằng cháu đòi ăn. Nghĩ bát phở ngon, bác cho nó ăn vài ba muỗng cho nó vui – con Thảo thấy được la lêân, cấm thằng nhỏ ăn. Nó nói : “Ba muốn ăn gì thì mua về ăn, đừng cho nó ăn đồ không hợp vệ sinh nữa!”. Bác nghẹn ngào, không muốn ăn tô phở nữa. Tuy tuổi đã 70 nhưng bác vẫn khỏe, không có bệnh tật gì, còn đi xe đạp lên phố bỏ thư, mua sách báo, thăm bạn bè được– có gì ảnh hưởng đến con cháu đâu? Nếu có bệnh gì, bác phải biết tự lo trước chứ? Trước mặt người bạn và cả vợ chồng nó – bác ngỏ ý dời đi, chúng đều im lặng. Thảo nói : “Chuyện đó tùy ba thôi!”.

 

Về sống ở đây, bác có ba thời công phu đều đặn mỗi ngày. Chăm sóc vườn rau xanh để tự túc. Trồng thêm giàn bầu giàn bí, chậu hoa cho vui. Bác dành nhiều thời gian để đọc và viết. Có bạn bè lui thời thường xuyên, học hỏi chuyện Đạo, đàm luận chuyện thơ… Bác lại có tâm nguyện chép tay bộ kinh Pháp Hoa cho thật đẹp, để lại cho con cháu kỷ niệm… Công việc đã làm cho bác có nhiều niềm vui, nguồn an ủi – có một nhà văn nào đó đã nói, sống lâu hay chết yểu điều đó không quan trọng, cái quan trọng nhất là phải sống như thế nào ?

 

(Có tiếng gà đâu đó trong xóm bỗng cất vang tiếng gáy. Tôi vén tay áo xem lại giờ – và nói : “Cháu hiểu bác. Bây giờ ,bác cháu ta nên đi nằm nghỉ một lát …”)./.

Mang Viên Long
Số lần đọc: 3339
Ngày đăng: 16.02.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lilia Nguyễn ở thành Rome - Minh Thuỳ
Người say - Khôi Vũ
Con gái viên Đại Úy - Đỗ Ngọc Thạch
Mẹ - Trần Kỳ Trung
Anh chồng bằng dây liễu đan - Ursula Wills-Jones
Có thật vậy không ? - Nguyễn Minh Phúc
Tiếng chim buổi sớm - Mang Viên Long
Nanh sấu. - Sương Nguyệt Minh
Những mảnh vỡ (5) - Nguyễn Thị Hậu
Vó ngựa xa xăm - Nguyễn Hoàng Đức
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)