Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.110
123.142.938
 
John Updike : Một ngôi sao văn học đã ra đi
Võ Công Liêm

John Updike (1932-2009) là một nhà văn Hoa Kỳ, nổi tiếng qua một loạt truyện;gồm 5 tác phẩm mang tựa đề Rabbit (Thỏ) dựng lên một nhân vật trong truyện  mang tên Rabbit Angstrom.Gồm có: Rabbit Run;Rabbit Redux;Rabbit Is Rich;Rabbit At Rest;Rabbit Remembered. Đặc biệt trong bộ tiểu thuyết Rabbit có hai tác phẩm “Rabbit Is Rich” và “Rabbit At Rest” đoạt giải Pulitzer (1981).

 

John Updike là một nhà văn hàng đầu trong thế hệ của ông;chủ đề chính trong bộ tiểu thuyết là nói lên đời sống hằng ngày của đám thị dân sống trong khu phố nhỏ(small town) và giới trung lưu theo Tin Lành giáo(Protestant) ở Hoa Kỳ. Ông sớm nổi tiếng nhờ giọng văn hóm hỉnh,một bút pháp đầy ý tưởng và phong phú.Những tác phẩm của ông xoáy quanh  vấn đề tính dục (sexsuality) một cách trung thực; ông mô tả nỗi trầm thống của con người,nỗi chết và nỗi sợ hải, ông đào sâu nội tại của cuộc sống để mong giải phóng khỏi những  xung đột đời sống đầy phức tạp thường hay xảy ra ở xã hội Mỹ.Trầm trọng nhất vào thời kỳ 1960-1970 cũng nhờ sự khám phá đích thực đó mà sự nghiệp văn học của ông khởi sắc.Updike  viết một mạch với 22 tiểu thuyết,hơn 12 truyện ngắn kể cả thơ,tiểu luận,phê bình và truyện thiếu nhi,hằng trăm bài viết khác đăng trên tờ New Yorker từ 1950 cho đến những năm cuối đời .

 

Đọc truyện John Updike để thấy bề mặt của xã hội Mỹ thời bấy giờ, ông thường đưa vào truyện về vấn đề tính dục nhiều hơn chủ ý nương vào đó để phơi bày sự thật; đó cũng là kỷ thuật ẩn dụ(metaphorical) của nhà văn .

 

John Updike là một cây bút cự phách thời thượng của văn học Hoa Kỳ,một nhà văn,nhà thơ đương đại.Tính độc đáo ấy đã hiện rõ trong nhân vật Henry “Rabbit” Angstrom của bốn truyện dài và một truyện vừa trong suốt bốn thập niên và đã đem lại thành công cho ông hai lần nhận giải Pulitzer văn học Mỹ; ông là người thứ ba đã hai lần đoạt giải Pulitzer và chưa có ai lấy hai lần trong cùng một chủ đề.

 

Hơn 800 truyện,tiểu luận,phê bình,thơ của Updike đã được nhà xuất bản New Yorker ấn hành và tái bản nhiều lần từ năm 1954 cho đến năm 2008.Nhờ vậy mà thu hút được một số đông độc giả.Với ngọn bút phù thủy của John Updike ông nhận rất nhiều lời khen ngợi khắp nơi.David Remnick Tổng biên tập của New Yorker nói :”Sự nghiệp văn  học  của  Updike  làm

tăng thêm giá trị cho bất cứ tờ báo nào có tên ông, ông là một trong những nhà văn tài ba của thế giới”.

 

“J.Updike một con người của trí tuệ trong mọi lãnh vực văn chương đầy tính khôi hài hóm hỉnh một đam mê bất vụ lợi” William Pritchard;giáo sư Anh ngữ Đại học Amherst nói .

 

Rabbit là một tay đá bóng (foot ball) người Mỹ da trắng,thuộc loại trung lưu, ông viết nhân vật nầy như thể văn tự thuật ghi lại những dấu tích của cuộc sống những kẻ sống bên ngoài(outsiders) phải chịu những thử thách của xã hội như bất cứ người dân Hoa Kỳ nào,một xã hội đầy rẫy những tệ nạn:thất nghiệp,nghiện ngập,loạn luân,loạn giới(bisexuality) đắm mình trong những cuộc chơi vô tưởng tất cả những tính chất đó trộn lẫn vào nhau để có một xã hội Mỹ như ngày hôm nay và gần như trở nên bình thường.

 

John Updike sinh tại Reading thuộc bang Pennsylvania. Ông đã trải qua những năm tháng đầu đời ở Shillington đổ á-khoa ở Shillington High School

 

Ông học văn chương khoa Anh ngữ ở Đại học Havard và sau khi ra trường ông thành hôn với người bạn gái cùng lớp Mary E. Pennington và khởi viết truyện ngắn và thơ cho tạp chí New Yorker.Năm 1957 ông thiên di về Ipswich cùng với vợ con một thành phố nằm về hướng bắc Boston.Không khí miền Bắc Mỹ hiện diện trong tiểu thuyết dài của Updike.Năm 1984 ông cho xuất bản cuốn The Witches of Eastwick (Những Nàng Phù Thủy ở  Eastwick) kể lại một chuyện giả tưởng  xẩy ra ở Rhode Island vào năm 1960

 

Tác phẩm nầy được quay thành phim vào năm 1987 rất thành công qua các tài tử nổi tiếng như Jack Nicholson và Cher.

 

Văn phong của J.Updike đầy tính dục,mô tả trắng trợn và khiêu dâm. Ông nhận rất ít lời bình phẩm của quần chúng.Năm 2004 bỉnh bút cho tờ Observer;Adam Mars-Jones viết:” Ở  thời điểm nầy vẫn chưa muộn để trao tặng cho John Updike một giải thưởng cho người viết truyện dâm tặc bẩn thỉu”bad sex” như ông ta.” Updike đã tả cái “bẹp” của người tình trong truyện rất chi là cảm giác tuyệt chiêu …nó mềm mại tua tủa và mộc mạc hơn những thứ khác trong đời dù không ẩm ướt như thế…

 

Cùng với những nhà văn khác như Garbriel Garcia Marquez,Paul Theroux…John Updike được liệt kê vào những người viết về sex ác liệt nhất thế giới.

 

Năm 1963 cuốn tiểu thuyết Nhân Mã (The Centaur) ông đoạt giải The National Book Award.Năm 32 tuổi  ông được Hoa Kỳ đề cử đi Đông Âu du thuyết về văn hóa trao đổi giữa Mỹ và Liên Sô. Năm 1968 ông viết cuốn tiểu thuyết Đôi Lứa (The Couples) cuốn nầy được xem là bán-chạy (best seller) suốt một năm dài và được xem như bức tranh hiện thực xã hội Mỹ.

 

Cuốn tiểu thuyết thứ 22 của Updike là Kẻ Khủng Bố (Terrorist) truyện kể về một chàng thanh niên gốc gác Ai Cập Hồi Giáo,tác giả đưa các nhân vật trong truyện như một sự phản diện và đối kháng để đi tới một chủ tâm “Terrorist” như sự suy nghĩ của mình.

 

Trở lại Rabbit Angstrom;Updike tả nhân vật nầy như một dũng sĩ với tấm thân gồ ghề cân nặng 225 pounds đã trút hơi thở cuối cùng vì trúng thực bởi những thức ăn thừa thải làm nghẽn động mạch tim.Angstrom là kẻ bất cần đời coi nhẹ việc sinh tử nhưng có lúc cũng băn khoăn về cái chết.Rabbit là một con người sa đọa,dâm dục,loạn luân…tác giả nhấn mạnh những ngày cuối đời của Rabbit Angstrom đôi khi đối xử như trẻ con nhưng cũng có lúc bung phá nói lên nỗi tuyệt vọng đầy sức ép.Những nhân vật trong truyện Rabbit là chứng nhân của những phần đất mà John Updike đã sống qua…nhưng đôi khi Updike cũng rơi vào cõi tuyệt vọng của những nhân vật trong truyện. Ông đã nhận xét như sau:” Một cuốn sách thất vọng viết về một nhân vật vô vọng và cũng là nỗi không kỳ vọng của tác giả”.

 

Tác phẩm “Rabbit At Rest” ẩn dụ một nữa đời ông qua kinh nghiệm sống; ông ví von đời sống tiện nghi của Mỹ như một nhu cầu rát rến,ruồi muỗi.Giá trị thực tế của cuộc sống chẳng đáng là bao nhiêu cả.

 

John Updike đã quậy ngòi bút của mình như chiếc đủa thần của phù thủy nghệ thuật; ông thiên về chủ nghiã hiện thực mang nặng tính dục và nỗi chết,nỗi chết không rời trong cái xã hội mà ông đang dấn thân.

 

Ông là ứng viên( candidate) được nhắc nhở nhiều lần cho giải văn chương Nobel (2004).Bởi ông quan niệm rằng căn bản của con người dựa trên dục tính,nghệ thuật và tôn giáo mà ông cho ba bí mật vĩ đại đó là quan niệm sống của con người.

 

John Updike đã đi vào miên viễn (27 tháng 1 năm 2009) tại quê nhà của ông; để lại bao tiếc thương và hoài niệm cho độc giả khắp nơi về một nhà văn độc đáo đầu thế kỷ XXI. Ông đi nhưng đã để lại cho thế gian những tác phẩm văn học qúi giá cho Hoa Kỳ nói riêng và độc giả khắp năm châu nói chung một huyền thoại “Rabbit” Thỏ-Đã-Nằm-Yên. Ông thọ 76 tuổi qua chứng ung thư phổi.

Alfred A.Knopf nhà xuất bản Random House đã nói: “Ông là một nhà văn tài giỏi nhất và chúng ta rất đau buồn mỗi khi tưởng nhớ ông” ./.

 

(viết xong 1.2.09 tp.dlt.vn)

 

*files from Reuter

*canwest news service

*the global news

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 5049
Ngày đăng: 28.02.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ của người đang trẻ - Lê Khánh Mai
Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo-1 - Sam Harris
Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo-2 - Sam Harris
Ngôn ngữ và luận lý học - Nguyễn Ước
Cháu nội Triệu Đà tên gì? - Trương Thái Du
Thấy và Tin - Jerry A. Coyne
Charles Darwin – Con người và thuyết tiến hóa - Nguyễn Đức Hiệp
Thơ – Bí mật sự sáng tạo và cái chết - Nguyễn Nhã Tiên
Vài giòng thêm về thơ Bút Tre - Đông La
Hồ Xuân Hương : tâm thức phản kháng - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)