Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.251
123.155.231
 
Người bạn đời của một nhà thơ
Mang Viên Long

Nhà thơ Yến Lan đã qua đời (ngày 6 tháng 10 năm 1998, tức ngày Rằm tháng 8 Mậu Dần) tại quê nhà (thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn, Bình Định), có lẽ nhiều người đã được biết đến. Yến Lan là một nhà thơ trong “tứ trụ” của làng thơ Bình Định từ thời tiền chiến. Bà Nguyễn Thị Yến nhỏ thua chồng ba tuổi (sinh 19.9.1919), năm nay đã gần 80; tuy vậy vẫn còn phảng phất nét đẹp dịu hiền, đôn hậu trong những nụ cười thân tình, cởi mở…

           

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ông công tác ở Ban Tuyên truyền huyện An Nhơn; bà làm Thư ký Hội Phụ nữ xã Nhơn Hưng. Bà đã luôn có mặt bên ông, nhiệt tình giúp đỡ ông, để cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác cho tới ngày Cách mạng thành công. Bà Yến nói : “Việc của tôi ít hơn việc của ông, do đó, tôi phải lo thêm việc nhà, con cái, chợ búa, để ông yên tâm sáng tác thơ, vè, kịch, phục vụ kịp thời yêu cầu…”.

           

Bà Yến có cả thảy 6 người con, ba gái, ba trai: Lâm Bích Thủy – con gái lớn , trưởng nữ – tốt nghiệp Đại học Chăn nuôi. Tú Thủy tốt nghiệp ĐH Y khoa Hà Nội. Lâm Huy Anh – kỹ sư, ĐH Nông lâm. Lâm Huy Nhuận, nhà thơ – ĐH Văn khoa, đang công tác ở Phòng Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam. Lâm Hưng Đạo, kỹ sư chế tạo máy. Cô con gái út, Lâm Bạch Đàn – đang dạy học tại quê nhà…

           

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, bà Yến cùng chồng và hai con (Lâm Huy Anh và Lâm Bạch Đàn) trở về chốn quê xưa. Ông làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Nghĩa Bình (sau này là Bình Định), bà đã nghỉ hưu vì mất sức (suy nhược và mờ hai mắt), cùng sống trong một căn nhà tôn nhỏ, trên đường phố Quang Trung- thị trấn Bình Định. Bà phải sản xuất giấm ăn, bày quán tạp hóa nhỏ để có thể giúp chồng tiếp tục làm thơ và tham gia các sinh hoạt trong tỉnh, ngoài tỉnh… Năm 1992, bà bàn tính với chồng sửa lại căn nhà cho được thoáng mát, thuận tiện cho sinh hoạt của gia đình và bằng hữu văn nghệ… Bà chân thành tâm sự: “Tuy là tôi đã có dự trù, chuẩn bị, nhưng việc làm lại nhà cứ lở dần. Rốt cuộc, nhà làm xong còn nợ nhà thầu 6 triệu, họ không cho dọn về ở. Ông nhà tôi phải quyết định bán đi cái tủ đầy sách với giá 2,5 triệu… Tôi đau xót vô cùng, nhưng biết làm sao hơn?”.

199

           

Bà Yến đã có đôi lần cho tôi biết, bà thường được ông đọc cho nghe các bài thơ khi còn ở dạng bản thảo hay còn dang dở. Bởi vậy bà Yến đã đọc hầu hết các tác phẩm của ông một cách say mê, có nhiều bài đã thuộc nằm lòng. Khi được gặp cả ông và bà thường thì bà luôn giúp chồng tiếp khách. Lúc ông nhắc kể đến bài thơ nào, sáng tác trong hoàn cảnh ra sao thì bà Yến đều có thể gợi nhớ cho ông ngay…

           

Trong những ngày cuối năm 1995, ông Yến Lan đau nặng hơn – người khô gầy, đôi tay thỉnh thoảng run rẩy, không thể tự tay cầm bút viết một bài thơ. Bà Yến lại luôn kề cận chồng, làm “thư ký riêng” cho chồng, ghi lại những sáng tác của ông đọc trong một quyển vở 100 trang. Viết xong, bà đọc lại cho ông nghe đôi ba lần, có chỗ nào ông cần sửa, bà luôn cẩn trọng sửa lại cho dù một chữ. Bà luôn luôn trân trọng, yêu quý từng câu thơ của ông! Ngày ông mất, đến thăm viếng, chia buồn với bà, bà Yến có cho biết – “Trước lúc mất hai hôm, ông nhà tôi cũng đọc cho tôi chép ba bài thơ cuối cùng…”

           

Tôi xin phép được trích ra đây hai đoạn của bài “Nhớ về anh” của bà :

 

…”Nhớ lại buổi trưa hè nào đó,

Em thương chàng – nhà giáo làm thơ

Vào chùa lấy cớ xin me

Để em lại được nghe thơ của chàng…”

“… Về Bình Định vài năm sau bị bệnh

Tay run run không chép được thơ mình

Bao năm ấy tay em cầm bút viết

Thay tay chàng em ghi lại những vần thơ”

           

Có thể nói sự thành công của nhà thơ Yến Lan trên lĩnh vực văn học có rất nhiều “trợ duyên” đóng góp, hy sinh rất đáng trân trọng của bà Yến Lan. Chính vì lẽ này, ông đã sống gắn bó với thi ca trên 60 năm (có thể tính từ năm 1935 – năm đầu tiên tác phẩm được giới thiệu), và đã thực hiện được phần nào ước vọng từ thời tuổi trẻ. Viết đến đây, tôi chợt nhớ lại một đoạn trong bài “Khăng khít” (Thơ Yến Lan – Văn học xuất bản, năm 1987) đã được ông sáng tác hơn 20 năm qua :

 

… “Đã gần nhau từ đầu

Càng gắn nhau về cuối

Đâu nghĩ là xa nhau

Cho đến giờ hấp hối…”

           

Thế mà Yến Lan đã đành phải xa vĩnh viễn người vợ hiền thục yêu quý, xa bằng hữu, xa thơ… để đi vào chốn yên nghỉ ngàn thu của một kiếp người, vào lúc 14 giờ 20 phút ngày Rằm tháng 8 – đang giữa mùa trăng…/.

Mang Viên Long
Số lần đọc: 3080
Ngày đăng: 07.04.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhặt Lên một nặng trĩu - Văn Công Hùng! - Lê Huy Mậu
Chí Phèo,nhân vật bị khước từ - Võ Công Liêm
Đi tìm thời gian đã mất - Sâm Thương
Những ngày cuối của Sơn ở cỏi tạm - Sâm Thương
Trịnh Công Sơn , một hồn bi ca - Lê Huỳnh Lâm
Những số 9 trong đời tôi - Nguyễn Khắc Phê
Bích Khê , Người có những câu thơ hay nhất Việt Nam - Lê Ngọc Trác
Bùi Giáng, Con người hiện sinh - Võ Công Liêm
Higuchi Ichiyo , thiên tài của tuổi xuân vĩnh cửu - Nhật Chiêu
Audrey Hepburn , mỹ nhân - Hoàng Nguyên Nhuận
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)