Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
775
123.135.228

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

THƯ TIN
Hội thảo: Giải mã các biểu tượng cổ xưa với “Câu chuyện vô hình & Đảo” của Hamvas Béla
Trong buổi Seminar lần này, chúng tôi xin được tổ chức giới thiệu cuốn sách “Câu chuyện vô hình & Đảo” của nhà Triết học người Hungary Hamvas Béla. Năm 2012, khi cuốn sách được Nhà Xuất bản Tri Thức ấn hành, độc giả không khỏi ngỡ ngàng trước cách đặt vấn đề và cách hành văn kì dị của Hamvas Béla cùng với hàm lượng tri thức về tính cổ xưa của các biểu tượng và ảnh hưởng của các biểu tượng này tới tâm thức nhân loại.

ashrae 62.1 ashrae 90.1 asme y14.5 api std 650 2014 api standards asme b31.3 ASME Section II API SPEC 6A

 

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức, Ban thông tin và phổ biến kiên thức

 Book Hunter Club

 Nhóm Tinh thần Khai Minh

 

Thời gian:14h00 đến 16h30 ngày 27 tháng 6 năm 2014

 

Địa điểm:Hội trường tấng 3, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội

 

Chủ trì:                         Giáo sư Chu Hảo

Điều phối &diễn giả:    Book Hunter Club

Phản biện:                   Nhóm Tinh thần Khai Minh

Khách mời:                  Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung asme 8 pdf api std 1104 asme a17.1 nfpa 54 aws d1.6 asce 7 ICC IRC ASME A17.2(Người dịch cuốn sách “Câu chuyện vô hình & Đảo”)

                                    Cư sĩ Minh Đạt

 

Đây là chuỗi Seminar được tổ chức đều đặn hàng tháng do NXB Tri Thức, Nhóm Tinh thần Khai Minh và Book Hunter Club đồng tổ chức nhằm mục đích khuyến khích tinh thần học hỏi thông qua sách vở, đồng thời tạo dựng một môi trường trao đổi kiến thức và ý nace mr0175 aws d1.1 asme b31.8 astm standards ASME B31.1 ipc-a-610 API RP 54 ASME B20.1 tưởng cho giới trẻ.

Trong buổi Seminar lần này, chúng tôi xin được tổ chức giới thiệu cuốn sách “Câu chuyện vô hình & Đảo” của nhà Triết học người Hungary Hamvas Béla. Năm 2012, khi cuốn sách được Nhà Xuất bản Tri Thức ấn hành, độc giả không khỏi ngỡ ngàng trước cách đặt vấn đề và cách hành văn kì dị của Hamvas Béla cùng với hàm lượng tri thức về tính cổ xưa của các biểu tượng và ảnh hưởng của các biểu tượng này tới tâm thức nhân loại. 

 

Timeline:

14h00 - 14h05: Khai mạc và giới thiệu chương trình

14h05 - 14h25: Book Hunter Club trình bày nội dung giải thích về tập tiểu luận “Câu chuyện vô hình”

14h25 - 14h35: Tham luận của nhóm Tinh thần Khai Minh

14h35 - 14h 55: Ý kiến của Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung

14h55 - 15h 20: Thảo luận xung quanh những nội dung đã được trình bày của Book Hunter Club và nhóm Tinh thần Khai Minh

15h20 – 15h30: Tham luận của Cư sĩ Minh Đạt

15h30 – 16h15: Hỏi đáp về tư tưởng của Hamvas Béla, cách tiếp cận các vấn đề của ông và thảo luận liên hệ tới các xu hướng tâm thức của thời đại

16h15 – 16h30:  Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung giới thiệu về tác phẩm của Hamvas Béla mới được dịch và phát hành

 

Giới  thiệu về Hamvas Béla và cuốn sách “Câu chuyện vô hình & Đảo”

 

Hamvas Béla sinh ngày 23/03/1897 tại Eperjes (nay thuộc Slovakia) trong một gia đình linh mục Thiên Chúa giáo. Hamvas Béla đã từng cùng Kerényi Karoly thành lập nhóm Đảo, một liên minh tinh thần lấy từ truyền thống Hy lạp cổ, nhóm này tụ tập rất đông đảo các nhà văn nhà triết học có tên tuổi của Hungary như: Szerb Antal, Németh Laszló, Kövendi Dénes, Dobrovits Aladár, Molnár Antal và nhiều người khác.

 

Đối với Hamvas Béla, việc viết giống như một sự thực hành yoga. Trong tiểu luận thời kỳ đầu của mình, ông viết: “Sự khủng hoảng đâu đâu tôi cũng bắt gặp, nhưng sự khủng hoảng còn nói lên một cái gì đó sâu sắc hơn. Chấm đen này còn ở phía trước, phía trước nữa. Tôi đã vấp phải lỗi lầm đặc thù của người châu Âu, đi tìm chấm đen bên ngoài con người mình, thực ra nó nằm trong bản thân tôi…”  (Trích Tiểu luận Patmosz)

 

Năm 1943-1944 ông viết tập I tác phẩm Scientia Sacra, cuốn sách đánh dấu giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà văn. Với cuốn sách này, ông ra nhập trường phái truyền thống với những nhân vật ưu tú nhất của thời đại: Julius Evola, René Guénon và Leopold Ziegler. Hamvas Béla cắt nghĩa về truyền thống là sự tồn trường phi thời gian của tinh thần.

 

Trong thời kỳ chiến tranh, tập tiểu luận triết học đầu tiên ra đời: “Câu chuyện vô hình”(1943) “Câu chuyện vô hình” là một tập tiểu luận kỳ dị nói về sự chuyển dịch kỷ nguyên của vũ trụ dẫn đến sự chuyển dịch mới trong sự phát triển của loài người. Từ đám đông, những con người cá nhân trỗi dậy, đánh thức phần tinh thần Titan mạnh mẽ từ việc tìm về cội nguồn cổ xưa và sau đó là chặng đường hòa nhập với toàn thể bằng việc trải nghiệm khổ đau và gìn giữ điều thiêng liêng.

 

Ngay thời đó ông đã bắt đầu một công trình lớn có nhan đề: “Đại sảnh các vị tiền bối cổ”, kéo dài đến tận những năm 60. Tác phẩm của ông là một công trình dịch thuật những cuốn sách cổ thiêng liêng quan trọng nhất, cùng với những chú thích kèm theo.

 

Ông viết chủ yếu là tiểu luận, một thể loại tự do, như một thí nghiệm thể loại. Mọi sáng tác của ông, kể cả tiểu thuyết đều ở dạng tiểu luận.

Ngày 7.10. 1968 ông mất sau một cơn chảy máu não. Cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ tác phẩm của Hamvas Béla chủ yêu chỉ lưu truyền dưới dạng bản thảo đánh máy.Bắt đầu từ những năm 80, dần dần tác phẩm của Hamvas Béla được ra mắt công chúng, nhưng vẫn bị kiểm duyệt, ví dụ tiểu thuyết Karneval (1985) bị cắt xén trước khi được in.Năm 1990 Hamvas Béla được truy tặng giải thưởng Kossuth. Ngày nay Hamvas Béla được đánh giá là một trong những nhà văn, nhà triết học xuất sắc nhất trong nền văn hóa Hungary.

 

Thông điệp của ông gửi tới thời đại sau, những con người cá nhân mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, những người gìn giữ truyền thống tinh thần linh thiêng là:  “Phục vụ quyền lực chưa đủ, cần phải nắm giữ lấy những quyền lực đó. Chưa đủ chỉ sống từng trải trong thế giới, cần phải tạo ra thế giới nữa. Sự sống thiêng liêng dành cho con người không chỉ mở mà luôn cần phải mở tiếp. Và cái tôi phải trả giá cho nó không ít, chính là bản thân tôi: tôi cần phải hiến dâng. Nhưng chỉ hiến dâng tôi không đủ, sự hi sinh cũng vẫn ít: bằng sức mạnh của ngôn từ tôi cần  mở rộng sự siêu phàm.” (Trích “Câu chuyện vô hình”)

 

Nguyễn Hồng Nhung - VCV