Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
617
123.249.911

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Học 10 năm vẫn không... nói được
Hàng chục năm nay phong trào học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) trong giới trẻ tại các thành phố lớn ngày càng biến đổi đa dạng và phát triển. Các trung tâm ngoại ngữ mở ra mỗi ngày một nhiều, nhu cầu học ngoại ngữ mỗi ngày mỗi tăng. Tất cả đều bắt nguồn từ gốc: việc học ngoại ngữ trong trường học (chính thống) chưa ổn...

Sinh viên ra trường vẫn "ngọng" ngoại ngữ

Trong buổi phỏng vấn TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, về việc trường sẽ có chứng chỉ ngoại ngữ tương tự như TOEFL hay IELTS, TOEIC..., ông Nghĩa cũng thừa nhận rằng trình độ ngoại ngữ hiện nay của sinh viên là "chưa đạt yêu cầu" vì sau khi hoàn thành chương trình môn này ở trường lại không thể vận dụng được trong thực tế.

Ông Nghĩa cho biết thêm: trung bình chương trình học ngoại ngữ của sinh viên không chuyên là trên 100 tiết, kết quả thi cũng không đến nỗi nào, nhưng vẫn rất ít sinh viên có thể tự đọc được tài liệu chuyên môn, giao tiếp được với người nước ngoài...

Vậy vấn đề nằm ở đâu khi một sinh viên có gần 10 năm học ngoại ngữ (ít nhất 7 năm phổ thông, 2 năm đại học với khoảng trên 1 nghìn tiết học) mà lại không thể đọc, nói, viết, nghe khi tiếp xúc bên ngoài?

Thực tế phũ phàng

Rõ ràng, đến thời điểm này không ai chấp nhận việc một sinh viên tốt nghiệp ra trường mà không sử dụng được một ngoại ngữ để giao tiếp và làm chuyên môn. Nhưng đây lại là một thực tế! Qua khảo sát các trung tâm ngoại ngữ ở TP Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài "Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tại khu vực TP Hồ Chí Minh nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo" do PGS - TS Đỗ Huy Thịnh, Giám đốc Trung tâm SEAMEO tại Việt Nam chủ trì, đi đến kết luận: "Dù điều kiện học tập và nhu cầu xã hội có thuận lợi hơn nhưng kỹ năng giao tiếp, cụ thể là kỹ năng nghe, nói vẫn là khó khăn đối với phần lớn học viên".

Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, chỉ có 20% học viên xác định học tiếng Anh để du học, phần còn lại trả lời rất chung chung rằng học để phục vụ cho học tập và công việc.

 Theo ông Thịnh, chính việc không xác định rõ ràng mục đích học ngoại ngữ đã dẫn đến tình trạng trình độ ngoại ngữ của người học phần lớn chỉ dừng lại ở mức ban đầu hoặc chỉ có thể dùng để giao tiếp hằng ngày chứ chưa đủ mạnh để phục vụ cho nhu cầu làm việc của mình!

Thầy chưa giỏi, nói chi trò !

Trường đại học, hơn hết phải là nơi đi đầu trong việc sử dụng hiệu quả ngoại ngữ nhưng cho đến nay có bao nhiêu lãnh đạo trường đại học ra nước ngoài không cần phiên dịch? Bao nhiêu cán bộ giảng dạy có thể làm việc trực tiếp với các cơ quan nước ngoài? Con số này là rất ít.

 TP Hồ Chí Minh có khoảng 10 nghìn giáo viên ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, chiếm phân nửa số lượng giáo viên dạy môn này trong cả nước. Theo kết quả nghiên cứu, có đến 75% giáo viên tham gia đợt thăm dò cho biết đã tốt nghiệp đại học hay sau đại học, nhưng đến 74% tốt nghiệp trong nước và hầu như rất ít người tham gia tập huấn định kỳ về phương pháp giảng dạy. Có đến gần 50% giáo viên trả lời chưa hề được tham gia tập huấn về giảng dạy tiếng Anh. Điều này có thể là nguyên nhân chính khiến các phương pháp giảng dạy mới chưa được các giáo viên này giới thiệu và áp dụng rộng rãi.

- Theo TN
Tin tức khác