Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.878 tác phẩm
2.760 tác giả
376
123.320.102

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Tháng 8 diễn ra những ngày giao lưu văn hóa Việt-Nhật tại Hội An
Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Đô thị cổ Hội An từ ngày 21 đến ngày 23-8-2010. Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An (Quảng Nam), đơn vị tổ chức thông báo với PV Báo Nhân Dân, năm nay là lần thứ 8 diễn ra sự kiện này,

với các chương trình mang đậm nét văn hóa và thi đấu giao hữu thể thao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản như: Biểu diễn đàn Koto, trà đạo, thư pháp, áo kimono, áo Yukata, lớp học nấu ăn Nhật Bản...

 

Đặc biệt, năm nay còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản như: Đoàn nghệ thuật ca múa cung đình Iwamikagura, đoàn nghệ thuật trống Daisuwataiko, đoàn nghệ thuật múa Lân của đền thờ Thần Tsukisu thành phố Sakai.

 

Ông Võ Phùng cho biết, các hoạt động của thành phố Hội An sẽ có chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: Múa dân gian, trình tấu nhạc cụ, múa rồng, hội hoa đăng trên sông, trò chơi dân gian, triển lãm ảnh đường phố về các kỳ lễ hội; các hoạt động ẩm thực...

 

Bên cạnh đó còn diễn ra các hoạt động thi đấu giao hữu thể thao giữa Hội An, Nhật Bản và du khách như: Đua thuyền ngang, đẩy gậy, đá bóng bolling v.v… Vào đêm 21-8, tại khu vực Vườn tượng An Hội sẽ diễn ra lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.

 

Chương trình giao lưu bế mạc sẽ diễn ra vào đêm 22-8 với nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng như múa Bon, Trống cơm...đặc biệt là chương trình diễu hành trên đường phố với đội hình múa Lân, múa rồng, trình diễn trống Daisuwataiko trên xích lô... Đêm 23-8 sẽ tiếp nối bằng hoạt động “Đêm phố cổ Hội An” theo định kỳ hằng tháng.

 

Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nhật là sự kiện định kỳ hằng năm tại Hội An, nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời quảng bá di sản văn hóa thế giới Hội An trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch đến từ Nhật Bản.

 

Đô thị cổ Hội An từ khi mới hình thành (thế kỷ XVI) đã có rất nhiều thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp... mà đặc biệt là người Nhật Bản đến đây buôn bán, lập nghiệp, kết hôn với người bản xứ và hình thành nên khu phố người Nhật. Biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới Hội An - Cầu Nhật Bản (Nihonbashi) cũng chính là một biểu tượng đẹp của sự giao thoa văn hóa giữa hai vùng đất.

 

Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay, các tổ chức từ Nhật Bản, các chuyên gia và tình nguyện viên của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đến Hội An hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ, trực tiếp giám sát trùng tu một số di tích trong quần thể kiến trúc đô thị cổ.

 

Ảnh: Biểu diễn trống truyền thống của các nghệ sĩ Nhật Bản

tại Hội An năm 2009.

 

TRÀ MY - NDĐT
Tin tức khác