Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.869 tác phẩm
2.760 tác giả
394
123.308.401

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Ba họa sĩ miềm đông triễn lãm tranh Mùa Xuân ở Arlington.
Ngày 1 tháng 4 năm nay 2011, Sau khi THU xếp thuận lợi về địa điểm và các họa phẩm của mình, ba hoa sĩ cũa miền ĐÔNG đã đồng loạt HẠ sơn triễn lãm tranh mùa XUÂN ở Arington.

Là phòng triễn lãm cố định và gần như duy nhất ở khu vực , Phòng tranh Arlington Arts Gallery, ở số 5179 Lee Highway, thành phố Arlington, Virginia của Họa sĩ Nguyễn Tấn Đức

 

Là nơi triển lãm thường kỳ của hàng trăm họa sĩ Hoa Kỳ cư trú trong khu vực thủ đô Hoa Thịnh Đốn và các tiểu bang lân cận như Virginia, Maryland.  Vừa quản lý, vừa là người đích thân chăm sóc, Nguyễn Tấn Đức đã tạo cho phòng triển lãm những góc nhìn thỏa mái để thưởng ngoạn tranh. Không được khang trang như các hội trường đại học,  nhưng với hai tầng lầu, Arlington Arts Gallery đủ sức chứa cả ngàn bức tranh lớn nhỏ. Nơi đây, từ 10 năm qua, đã là chỗ ghé đến của rất nhiều họa sĩ tên tuổi của người Việt , Người Mỹ, người Mexico và cả người Trung Hoa nữa.

(* Họa sĩ Nguyễn Tấn Đức trước cửa  Arlington Arts Gallery )

 

Ba họa sĩ lần này đến từ ba tiểu bang, Nguyễn trọng Khôi ở Massachusetts, Trương Vũ ở Maryland và Đinh Cường ở Virginia.  Cái vui và  đặc biệt của lần triển lãm này là cả ba là bạn hữu lâu đời với nhau từ văn chương chữ nghĩa đến hội họa. Toàn tâm với nét cọ và mầu sắc, nhưng ở nét riêng, thì mỗi cá thể lại có cách thể hiện biệt lập để người xem  đi từ ngạc nhiên đến thú vị.

 

Đinh Cường là họa sĩ thời danh của Việt Nam, Tranh của ông từ thời còn trong Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam  hồi thập niên 60 đã mang dấu ấn rất riêng, Là một Họa sĩ, và lại là một người làm thơ, tranh của Đinh Cường như một bài thơ lãng mạn bỏ ngỏ cho sự suy tưởng của người xem.

 

Tranh của ông được lưu trữ trong các bảo tang viện hội họa thế giới và được mọi người coi như một tài sản quý của Việt Nam. Có cả trăm, nhiều trăm  các tác phẩm Thơ, Nhạc, Truyện của các tác giả Việt Nam đã được có tranh Đinh Cường làm bìa cho cuốn sách của mình, lý do chọn đó có lẽ chính vì nét tranh của Đinh Cường tự nó đã là một tác phẩm văn chương viết bằng mầu sắc.

 

Sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, nhưng lớn lên ở Huế, Cuộc  triển lãm đầu tiên của ông  vào năm 1962 tại triễn lãm Xuân tại Saigon cho tới nay năm 2011, đã nửa thế kỷ  đắm mình trong cõi huyền diệu của màu sắc và văn chương, trải qua hàng trăm cuộc triễn lãm cá nhân và với bạn hữu. Tranh của Đinh Cường đã trải rộng khắp nơi, riêng đối với người Việt thì có lẽ nhà nào cũng có một vài bức tranh của Đinh Cường, có thể là Tranh Sơn Dầu, có thể là Tranh chụp lại và có thể là tranh trên các tác phẩm văn chương mà ông vẽ bìa.  Nhưng thật lạ là  mỗi bức tranh bắt gặp , chúng ta vẫn lại ngạc nhiên bởi chất sáng tạo mới lạ của Đinh Cường.

 

(*Họa sĩ Đinh Cường trong một cuộc gặp mặt đầu năm 2011 tại phòng tranh của Trương Vũ. Từ phải qua trái  Trương Vũ, Ngô Vương Toại, Đinh Cường, Nguyễn Minh Nữu, Nguyễn Trọng Khôi, Phạm Cao Hoàng. )

 

Trương Vũ là một người mới, nhưng lại không phải mới trong hội họa. Cầm cọ từ rất lâu, có thể từ thời thanh niên, vì gia đình ông là gia đình hội họa.  Chị ruột của Trương Vũ là họa sĩ thời danh Trương Thị Thịnh, Giáo sư trường Đại Học Mỹ Thuật , cho nên những nét cọ đầu tiên của ông đã là những mở đầu cho niềm đam mê bây giờ.

 

Trước 1975, Trương Vũ  là Giáo Sư Đại Học Duyên Hải , Định cư Hoa Kỳ từ năm 76,đi học lại, đi làm , và là  Tiến Sĩ về Khoa Học Không Gian làm việc cho  trung tâm Khoa học Không Gian NASA của Hoa Kỳ cho đến khi về hưu năm 2006.

 

Không phải là người mới trong hội họa, Trương Vũ lại là người rất cũ trong sinh hoạt văn chương,  Đứng tên trong Ban biên tập tạp chí Văn Học, là Chủ Bút tạp chí Đối Thoại, là đồng chủ biên tạp chí The Vietnam Review của Đại học Yale ( cùng với giáo sư Huỳnh Sanh Thông). Đồng chủ biên  cuốn The Other of Heaven cùng với nhà văn Mỹ Wayne Karlin do Curbstone Press xuất bản năm 1995. Những bài viết của Trương Vũ là bình luận, nhận định và  phân tích các tác phẩm văn chương . Ông cũng là người tham gia biên tập Trăm Hoa Đua Nở, tập hợp tác phẩm hay của Việt Nam trong và ngoài nước từ năm 1980.

 

Từ năm 1984, Trương Vũ đã học về tranh chân dung của danh họa Daniel Greene, một họa sư tài ba của Mỹ chuyên nghiệp về chân dung, người đã vẽ hầu hết các khuôn mặt nổi tiếng của văn học và chính trị của Hoa Kỳ. Sau khi về hưu 2006 Trương Vũ đã từ chối  lời mời về dạy học lại tại một trường đại học, mà dành toàn thời gian cho Hội Họa  là một khoảng thời ông yêu thích từ thời thanh niên.

 

Khác hẳn với Đinh Cường là một người làm thơ, nên tranh của Đinh Cường là nơi trải lòng thơ lãng mạn qua mầu sắc. Trương Vũ là người viết Nhận định và bình luận văn học, nên tranh của ông cũng là những nét rạch ròi, dứt khoát .

 

Khi hỏi về cuộc lãm ba họa sĩ Miền Đông lần này, Trương Vũ nói đùa chỉ có một họa sĩ Trương Vũ thôi, hai ông kia là hai Họa Sư.  Tôi không nghĩ vậy, bởi rung cảm của một người xem tranh bình thường như tôi, tôi thấy mỗi người là một chân trời, và các chân trời đều có những nét riêng.

 

Nguyễn Trọng Khôi đến từ Massachusetts là một người đặc biệt. Đặc biệt vì sự phong phú  của ông. Là Họa Sĩ  vẽ tranh có triển lãm đầu tiên từ năm 1972 ở Saigon, từ đó đến nay, 15 lần triển lãm cá nhân và gần 20 lần triển lãm chung ( Group show) Nguyễn Trọng Khôi là một Họa Sĩ chuyên nghiệp. Nếu chúng ta nghe Nguyễn Trọng Khôi hát, và lại biết rằng có một gian ông  sống bằng nghề Ca Sĩ hát chung với Thanh Lan , Khánh Ly chúng ta lại thấy thêm chất chuyên nghiệp trong Nguyễn Trọng Khôi Ca Sĩ, Chưa hết đâu, Hãy nghe Nguyễn Trọng Khôi ôm đàn để hát những ca khúc do ông sáng tác và hòa âm  như Buồn xa Xứ, như Đồi Thông Sương Mù  chúng ta lại…..có dịp thấy chất chuyên nghiệp khác.

 

Còn nữa, Là người trình bày bìa sách, là chuyên viên thực hiện website…nói như Đinh Cường về người bạn này:  “Nguyễn trọng khôi là một người tài ba, hắn làm được rất nhiều thứ và cái nào cũng  xuất sắc, tài ba thiệt”

 

Là một nghệ sĩ đa tài, nhưng gắn bó với tên tuổi Nguyễn Trọng Khôi vẫn là hội họa, lần đầu tiên gặp anh ở Virginia năm 2000, xem tranh của anh tại Cafe Montmartre - Virginia - August 2000, cái làm tôi nhớ lại là chữ ký của Nguyễn Trọng Khôi trên tranh vẽ,   Chữ ký này đã rất quen thuộc đâu đó trong trí nhớ…và ùa vỡ ra khi biết được trước khi qua Mỹ, tôi đã nhiều lần được xem tranh của anh qua các minh họa trên báo , trên các tạp chí văn chương , những nét hình họa  của tuần báo Mây Hồng vào thời niên thiếu của tôi  khoảng năm 65-66…

Những bức tranh tĩnh vật của Nguyễn Trọng Khôi  như Nguyễn Trọng Khôi đã nói:“Xem tranh tĩnh vật cho ta cái cảm giác đơn giản, đạm bạc như được trở về lại một góc nhà thời thơ ấu, tìm thấy những vật quá đỗi thân tình, quá đỗi kỷ niệm… Quanh ta, chúng luôn có đó, lặng lẽ, an phận, tưởng như đời đời vẫn thế…”.

 

Thực vậy, tranh tĩnh vật của Nguyễn trọng Khôi cho ta  sự bình ổn, nhẹ nhàng , tâm mình như lắng xuống, và cảm thụ được điều hấp dẫn quá đỗi gần mà ta chưa nhận được.

 

Nhưng có gặp Nguyễn Trọng Khôi, hòa được vào cái chất hào sảng , giang hồ  và vô cùng sôi động của con người ông, mới chia sẻ được cái bình lặng mà ông đã tạo ra được  trong các bức tranh  trên tường.

Ba Họa Sĩ trong một buổi triễn lãm chung, sẽ cho chúng ta những phút giây sống với thế giới mầu sắc tuyệt đẹp từ những cách nhìn đời sống rất riêng tư của cả ba người. Sẽ có dịp để chúng ta đến xem và cùng hưởng thụ . Tôi thật lòng chợ đợi điều này.

 

3/2011

 

 

Nguyễn Minh Nữu - VCV