Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.869 tác phẩm
2.760 tác giả
543
123.283.682

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Di sản sau công nhận, về đâu...
Nếu không tính Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được Unesco công nhận là di sản văn hóa gồm cả nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng và không gian cồng chiêng. Cho đến nay Việt Nam có bốn di sản văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù và hát Xoan.

 

Sau những hân hoan, tự hào và cả những không khí ồn ào náo nhiệt cho việc tổ chức những buổi lễ đón nhận, vinh danh di sản thì đến nay nhiều người đang tự hỏi: di sản sau khi được công nhận, về đâu...

 

Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam được Unesco công nhận một loại hình nghệ thuật dân tộc. Năm 2009, thêm vào không khí hân hoan, háo hức chờ đón đại lễ 1000 năm Thăng Long, Việt Nam đón nhận 2 tin vui nữa khi Quan họ Bắc Ninh và Ca trù được công nhận là di sản. Và mới năm ngoái thôi vào ngày 24 tháng 11 năm 2011, hát Xoan cũng đã đón nhận bằng công nhận di sản của Unesco.

 

Còn nhớ khi Nhã nhạc được công nhân di sản năm 2003, không chỉ ngành văn hóa mà các cơ quan, tổ chức và người dân có quan tâm đến nghệ thuật đều có cảm giác chung là vinh dự và hân hoan mặc dù vào thời điểm đó các phương tiện truyền thông đại chúng chưa phát triển được như bây giờ. Đến năm 2009, khi Quan họ Bắc Ninh và Ca trù đồng thời được công nhận di sản đúng dịp cả nước đang hối hả chuẩn bị chào đón Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà nội, niềm vui và sự hân hoan như được đẩy lên đỉnh điểm khi người dân được đón nhận nhiều niềm vui, nhiều vinh dự, tự hào cùng lúc . Ở thời điểm đó có đến hàng trăm tin , bài viết xuất hiện đồng thời trên các mặt báo, hàng loạt các phóng sự được phát sóng trên các kênh truyền hình lớn nhỏ khiến cho độ phủ sóng của tin tức đi sâu đến từng ngôi nhà.

Nhờ sự bùng nổ của truyền thông, báo chí công chúng dễ dàng nhận thấy sự bận rộn mỗi khi có một hồ sơ được chuẩn bị để trình Unesco công nhận di sản. Sau nhiều cuộc họp bàn, hội thảo, nghiên cứu lập hồ sơ sẽ đến bước nộp hồ sơ và chờ đợt kết quả. Tin tức về những cuộc họp xét di sản của Unesco gần như được cập nhật theo ngày…và rồi khi chính thức được công nhận di sản, công chúng lại tiếp tục thấy những cuộc họp bàn, hội thảo…để tìm ra giải phát bảo tồn và phát huy giá trị di sản đó

Thế nhưng sau nhiều sự ồn ào, tung hô di sản của chúng ta hiện giờ như thế nào? Trong bốn di sản được nêu ở trên có lẽ đến nay chỉ có Nhã nhạc cung đình Huế đã phần nào thực hiện được việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ngoài việc để biểu diễn trong các cuộc hội thảo, tiếp đón khách quốc tế…Nhã nhạc cung đình Huế đã có sân khấu biểu diễn thường xuyên trong khuôn viên tại Khu di tích cố đô Huế để phục vụ khách tham quan. Việc này không chỉ giúp bảo tồn, duy trì được Nhã nhạc mà còn có thể phát triển một thế hệ nghệ sĩ trẻ tham gia học tập để biểu diễn, bên cạnh đó việc biểu diễn thường xuyên phục vụ khách du lịch là hình thức đơn giản mà hiệu quả nhất đưa Nhã nhạc đến với đông đảo công chúng không chỉ trong nước mà còn với thế giới.

 

Trong 4 di sản được công nhận, phổ biến và phổ thông nhất phải nhắc đến Quan họ Bắc Ninh. Chính thức được Unesco công nhận di sản ngày 30 tháng 9 năm 2009, nhưng từ trước khi được công nhận Quan họ Bắc Ninh đã rất phát triển tại Việt Nam đặc biệt là khu vực phía Bắc. Tuy nhiên có một thực tế dễ nhận thấy quan họ Bắc Ninh tuy có phát triển hơn nhưng đa phần vẫn mang tính tự phát, ngoại trừ một năm một lần, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội Lim – nơi quan họ có không gian biểu diễn đúng văn hóa lịch sử của nghệ thuật quan họ còn lại cho đến hôm nay quan họ đa phần vẫn chỉ được biểu diễn phục vụ tại các nhà hàng, hội nghị…chưa có một sân khấu biểu diễn thực sự chuyên nghiệp cho di sản văn hóa này.

 

Nếu như hỏi người dân Việt Nam về ca trù thì với 100 người may ra có một vài người biết ca trù là gì, còn lại nếu biết đến thì cũng chỉ có thể trả lời ca trù là 1 loại hát dân gian từ đời xưa ...

 

Sau những ồn ào của việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Cái sự bảo vệ khẩn cấp và những cái đã thực hiện cho di sản cần bảo vệ khẩn cấp chính là việc tổng hợp lên danh sách các nghệ nhân, danh sách các làn điệu còn và đã mất, tổ chức vài cuộc hội thảo, hội nghị để tìm giải pháp cho ca trù. Các cuộc liên hoan ca trù cũng được tổ chức hàng năm theo quy mô toàn quốc nhưng ngày càng mờ nhạt, năm 2009 Liên hoan ca trù toàn quốc có sự góp mặt của các Câu Lạc Bộ ca trù có tiếng như CLB ca trù Thăng Long, CLB ca trù Tràng An, CLB ca trù Hà Nội, CBL ca trù Lỗ Khê… Năm 2011, Liên hoan ca trù chỉ còn lại CLB ca trù của các tỉnh như Phú Xuyên, Hà Tây, Nghệ An… và những nghệ sĩ trẻ tham dự mà thiếu hẳn bóng dáng các nghệ nhân. 

 

Ngày 13 tháng 6 vừa qua, tại Trung tâm Văn Hóa Pháp đã diễn ra Đêm tôn vinh ca trù do nghệ nhân Kim Đức và các truyền nhân của Bà biểu diễn. Những nghệ nhân như bà Kim Đức giờ chỉ còn vài người, vài năm nữa khi các nghệ nhân này già yếu, các làn điệu sẽ mất đi, sẽ không còn ai nhớ và biết ca trù chính thống nữa, lúc đó di sản cần được bảo vệ khẩn cấp sẽ như thế nào? Cũng đã có các lớp học truyền dạy ca trù được tổ chức nhưng đều mang tính tự phát, chưa có một tổ chức hay một đơn vị nào đứng qua thực hiện một cách chuyên nghiệp. Năm 2010, thời kỳ đỉnh cao hậu ca trù được vinh danh, đã có ý kiến đưa ca trù vào giảng dạy tại trường học, thành lập bộ môn nghệ thuật dân gian dạy ca trù chuyên nghiệp tại Học Viện Âm nhạc, nhưng tất cả cho đến nay vẫn chỉ là chuyện đã bàn còn việc thực hiện và thực hiện đến đâu thì.... Các nghệ nhân ca trù đang ngày một ít, các thế hệ kế cận ngày càng thưa dần vì phải tìm kiếm những nghề khác để mưu sinh, thế hệ trẻ học ca trù thì ngày càng không có…

Hát Xoan cũng chịu chung số phận như ca trù, có lẽ hỏi ngay những người làm văn hóa cũng không có mấy người phân biệt được hát Xoan với các loại nghệ thuật dân gian khác. May mắn hơn ca trù, hát Xoan một năm có một dịp Lễ hội đền Hùng để có một không gian riêng, để sống, để thăng hoa, để những người còn quan tâm đến văn hóa nghệ thuật dân tộc có thể được thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp của hát Xoan.

 

Cuối cùng, sau những niềm vui cộng với sự tự hào Dân tộc khi những di sản văn hóa phi vật thể của Việt nam chúng ta được nhận trên trường Quốc tế, sau những cuộc hội thảo, hội nghị,lễ đón nhận…rầm rộ, sau những loạt bài báo, chương trình truyền hình ồn ào…Cái công chúng chờ đợi là một sân khấu chính thức cho các di sản, một không gian để ít nhất những người quan tâm đến văn hóa nghệ thuật dân tộc có thể tìm đến, một cơ chế thỏa đáng cho những nghệ nhân, nghệ sĩ yên tâm theo nghề…đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ. Đến giờ, công chúng vẫn tự hỏi: sau công nhận, di sản đi về đâu?

Ảnh: Các liền chị đang nhận tiền khách tham quan cho

 


Sau những hân hoan, tự hào và cả những không khí ồn ào náo nhiệt cho việc tổ chức những buổi lễ đón nhận, vinh danh di sản thì đến nay nhiều người đang tự hỏi: di sản sau khi được công nhận, về đâu...

 

Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam được Unesco công nhận một loại hình nghệ thuật dân tộc. Năm 2009, thêm vào không khí hân hoan, háo hức chờ đón đại lễ 1000 năm Thăng Long, Việt Nam đón nhận 2 tin vui nữa khi Quan họ Bắc Ninh và Ca trù được công nhận là di sản. Và mới năm ngoái thôi vào ngày 24 tháng 11 năm 2011, hát Xoan cũng đã đón nhận bằng công nhận di sản của Unesco.

Còn nhớ khi Nhã nhạc được công nhân di sản năm 2003, không chỉ ngành văn hóa mà các cơ quan, tổ chức và người dân có quan tâm đến nghệ thuật đều có cảm giác chung là vinh dự và hân hoan mặc dù vào thời điểm đó các phương tiện truyền thông đại chúng chưa phát triển được như bây giờ. Đến năm 2009, khi Quan họ Bắc Ninh và Ca trù đồng thời được công nhận di sản đúng dịp cả nước đang hối hả chuẩn bị chào đón Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà nội, niềm vui và sự hân hoan như được đẩy lên đỉnh điểm khi người dân được đón nhận nhiều niềm vui, nhiều vinh dự, tự hào cùng lúc . Ở thời điểm đó có đến hàng trăm tin , bài viết xuất hiện đồng thời trên các mặt báo, hàng loạt các phóng sự được phát sóng trên các kênh truyền hình lớn nhỏ khiến cho độ phủ sóng của tin tức đi sâu đến từng ngôi nhà.

Nhờ sự bùng nổ của truyền thông, báo chí công chúng dễ dàng nhận thấy sự bận rộn mỗi khi có một hồ sơ được chuẩn bị để trình Unesco công nhận di sản. Sau nhiều cuộc họp bàn, hội thảo, nghiên cứu lập hồ sơ sẽ đến bước nộp hồ sơ và chờ đợt kết quả. Tin tức về những cuộc họp xét di sản của Unesco gần như được cập nhật theo ngày…và rồi khi chính thức được công nhận di sản, công chúng lại tiếp tục thấy những cuộc họp bàn, hội thảo…để tìm ra giải phát bảo tồn và phát huy giá trị di sản đó

 

Thế nhưng sau nhiều sự ồn ào, tung hô di sản của chúng ta hiện giờ như thế nào? Trong bốn di sản được nêu ở trên có lẽ đến nay chỉ có Nhã nhạc cung đình Huế đã phần nào thực hiện được việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ngoài việc để biểu diễn trong các cuộc hội thảo, tiếp đón khách quốc tế…Nhã nhạc cung đình Huế đã có sân khấu biểu diễn thường xuyên trong khuôn viên tại Khu di tích cố đô Huế để phục vụ khách tham quan. Việc này không chỉ giúp bảo tồn, duy trì được Nhã nhạc mà còn có thể phát triển một thế hệ nghệ sĩ trẻ tham gia học tập để biểu diễn, bên cạnh đó việc biểu diễn thường xuyên phục vụ khách du lịch là hình thức đơn giản mà hiệu quả nhất đưa Nhã nhạc đến với đông đảo công chúng không chỉ trong nước mà còn với thế giới.

 

Trong 4 di sản được công nhận, phổ biến và phổ thông nhất phải nhắc đến Quan họ Bắc Ninh. Chính thức được Unesco công nhận di sản ngày 30 tháng 9 năm 2009, nhưng từ trước khi được công nhận Quan họ Bắc Ninh đã rất phát triển tại Việt Nam đặc biệt là khu vực phía Bắc. Tuy nhiên có một thực tế dễ nhận thấy quan họ Bắc Ninh tuy có phát triển hơn nhưng đa phần vẫn mang tính tự phát, ngoại trừ một năm một lần, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội Lim – nơi quan họ có không gian biểu diễn đúng văn hóa lịch sử của nghệ thuật quan họ còn lại cho đến hôm nay quan họ đa phần vẫn chỉ được biểu diễn phục vụ tại các nhà hàng, hội nghị…chưa có một sân khấu biểu diễn thực sự chuyên nghiệp cho di sản văn hóa này.

 

Nếu như hỏi người dân Việt Nam về ca trù thì với 100 người may ra có một vài người biết ca trù là gì, còn lại nếu biết đến thì cũng chỉ có thể trả lời ca trù là 1 loại hát dân gian từ đời xưa ...

 

Sau những ồn ào của việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Cái sự bảo vệ khẩn cấp và những cái đã thực hiện cho di sản cần bảo vệ khẩn cấp chính là việc tổng hợp lên danh sách các nghệ nhân, danh sách các làn điệu còn và đã mất, tổ chức vài cuộc hội thảo, hội nghị để tìm giải pháp cho ca trù. Các cuộc liên hoan ca trù cũng được tổ chức hàng năm theo quy mô toàn quốc nhưng ngày càng mờ nhạt, năm 2009 Liên hoan ca trù toàn quốc có sự góp mặt của các Câu Lạc Bộ ca trù có tiếng như CLB ca trù Thăng Long, CLB ca trù Tràng An, CLB ca trù Hà Nội, CBL ca trù Lỗ Khê… Năm 2011, Liên hoan ca trù chỉ còn lại CLB ca trù của các tỉnh như Phú Xuyên, Hà Tây, Nghệ An… và những nghệ sĩ trẻ tham dự mà thiếu hẳn bóng dáng các nghệ nhân. 

 

Ngày 13 tháng 6 vừa qua, tại Trung tâm Văn Hóa Pháp đã diễn ra Đêm tôn vinh ca trù do nghệ nhân Kim Đức và các truyền nhân của Bà biểu diễn. Những nghệ nhân như bà Kim Đức giờ chỉ còn vài người, vài năm nữa khi các nghệ nhân này già yếu, các làn điệu sẽ mất đi, sẽ không còn ai nhớ và biết ca trù chính thống nữa, lúc đó di sản cần được bảo vệ khẩn cấp sẽ như thế nào? Cũng đã có các lớp học truyền dạy ca trù được tổ chức nhưng đều mang tính tự phát, chưa có một tổ chức hay một đơn vị nào đứng qua thực hiện một cách chuyên nghiệp. Năm 2010, thời kỳ đỉnh cao hậu ca trù được vinh danh, đã có ý kiến đưa ca trù vào giảng dạy tại trường học, thành lập bộ môn nghệ thuật dân gian dạy ca trù chuyên nghiệp tại Học Viện Âm nhạc, nhưng tất cả cho đến nay vẫn chỉ là chuyện đã bàn còn việc thực hiện và thực hiện đến đâu thì.... Các nghệ nhân ca trù đang ngày một ít, các thế hệ kế cận ngày càng thưa dần vì phải tìm kiếm những nghề khác để mưu sinh, thế hệ trẻ học ca trù thì ngày càng không có…

 

Hát Xoan cũng chịu chung số phận như ca trù, có lẽ hỏi ngay những người làm văn hóa cũng không có mấy người phân biệt được hát Xoan với các loại nghệ thuật dân gian khác. May mắn hơn ca trù, hát Xoan một năm có một dịp Lễ hội đền Hùng để có một không gian riêng, để sống, để thăng hoa, để những người còn quan tâm đến văn hóa nghệ thuật dân tộc có thể được thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp của hát Xoan.

 

Cuối cùng, sau những niềm vui cộng với sự tự hào Dân tộc khi những di sản văn hóa phi vật thể của Việt nam chúng ta được nhận trên trường Quốc tế, sau những cuộc hội thảo, hội nghị,lễ đón nhận…rầm rộ, sau những loạt bài báo, chương trình truyền hình ồn ào…Cái công chúng chờ đợi là một sân khấu chính thức cho các di sản, một không gian để ít nhất những người quan tâm đến văn hóa nghệ thuật dân tộc có thể tìm đến, một cơ chế thỏa đáng cho những nghệ nhân, nghệ sĩ yên tâm theo nghề…đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ. Đến giờ, công chúng vẫn tự hỏi: sau công nhận, di sản đi về đâu?

 

Ảnh: Các liền chị đang nhận tiền khách tham quan cho


 

NLH - Cinet