Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.865 tác phẩm
2.760 tác giả
549
123.269.795

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Xung đột tại di tích do cách quản lý
Cổ Loa là một trong 20 di tích quốc gia đặc biệt đã có quy hoạch tổng thể được Thủ tướng phê duyệt - Ảnh: Ngữ Thiên Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, về cơ bản, bảo tồn di tích và phát triển không mâu thuẫn. Chính cách quản lý làm nảy ra xung đột.

 

Bảo tồn và phát triển không mâu thuẫn

 

GS Ngô Đức Thịnh dành phần lớn thời lượng phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về quản lý di tích hôm qua (11.6) cho vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Đây chính là mâu thuẫn mà mỗi khi các di tích “tạo sóng” dư luận, bao giờ nhà quản lý cũng viện dẫn. “Về cơ bản, bảo tồn và phát triển không mâu thuẫn nhau. Chỉ có chúng ta làm như thế nào để chúng đối lập thôi”, vị ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia nói. Vụ xâm hại chùa Trăm Gian, đầu tiên chính là do lỗi quản lý chậm chạp.


 

 

 

 

http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/news-pbdes.jpg;pv8b664f0583babad9

Nếu chúng ta nghe dân thì chúng ta sẽ biết cách ứng xử tốt hơn

http://www.thanhnien.com.vn/PublishingImages/img-thanhnien/news-pbdes-2.jpg;pvbfb510943cb34975

 

GS Trần Lâm Biền

 

Nhưng cái sai mà ông Thịnh dẫn ra không chỉ là việc quản lý chậm chạp. Một loại lỗi ứng xử khác với văn hóa cũng được ông đề cập đến là việc nhà quản lý “xăm xăm” dấn bước vào di tích, mà gạt cộng đồng sang bên. Điều này, trong một nghiên cứu của UNESCO công bố hồi năm ngoái cũng đã lưu ý. Theo đó, tại Hội Gióng, việc nhà nước chiếm quyền tu bổ các di tích liên quan đã đẩy người dân khỏi quyền làm chủ của mình. “Tôi nghe nói và đề nghị Hà Nội xác nhận xem có việc thành lập Ban Quản lý di sản Hội Gióng không. Hội đã được cộng đồng giữ từ lâu, nhà nước không nên can thiệp vào”, ông Thịnh khuyến cáo. Tuy Hà Nội cho biết không có ban quản lý như vậy, song câu hỏi của ông Thịnh cũng cho thấy việc nhiều lần quản lý “lấn sân” cộng đồng đã khiến các nhà khoa học luôn thấp thỏm.

 

Vừa chuyên nghiệp vừa xã hội hóa

 

“Các ban quản lý di tích hoạt động tương đối độc lập, ít có liên hệ chuyên môn, báo cáo”, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội nói về thực trạng. “Một số địa phương còn buông lỏng tôn tạo di tích, nhất là công trình có nguồn vốn xã hội hóa. Chính vì vậy nguồn đóng góp xã hội hóa nhiều nhưng lại gặp phải vô số ý kiến”.

 

Bà Nguyễn Thị Vân, Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh, lại nêu thực trạng khó là sau khi xã “giao khoán” cho một gia đình giữ di tích, thì giờ đây tỉnh Hà Tĩnh đang không thể đòi lại di tích này. Khi di tích này chưa “nổi” thì mô hình này phù hợp. “Tới khi Sở muốn thay đổi mô hình quản lý, thành lập ban quản lý di tích cấp huyện thì gia đình phản ứng. Họ đã ngầm hiểu đó là di tích của gia đình. Đứng về quản lý nhà nước là không đúng. Nhưng trên thực tế di tích được giữ đúng là có công của gia đình”, bà Vân nói.

 

“Nếu chúng ta nghe dân thì chúng ta sẽ biết cách ứng xử tốt hơn”, GS Trần Lâm Biền nói. “Tôi từng đến nhiều ngôi chùa đã tu bổ nhưng người dân nói là tu bổ tự phát. Vì thế, nói đến di tích phải xác định cả vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, chứ không chỉ lấy yếu tố di tích, di sản làm chính”.

 

Nêu giải pháp quản lý di sản, GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đề nghị nâng tầm Cục Di sản thành Tổng cục để có thể có đủ người, đủ quyền quản lý di sản tốt hơn. Cục trưởng Cục Di sản Nguyễn Thế Hùng đề nghị lập và phê duyệt quy hoạch hệ thống di tích và quy hoạch khảo cổ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Cục cũng đề nghị triển khai khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích.

 

“Những người quản lý di sản ngày càng phải chuyên nghiệp hóa. Nhưng cũng phải xã hội hóa việc quản lý di sản... Chúng ta không nên để mất đi nguồn lực người dân tham gia vào quản lý di sản. Tùy theo từng hoàn cảnh địa phương mà đưa ra mô hình. Phải huy động được sức dân trong bảo quản, đầu tư vào di sản”,  GS Thịnh nói.

 

“Lờ” quy hoạch khảo cổ

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản, cho biết: “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức việc lập quy hoạch khảo cổ ở địa phương; phê duyệt và công bố quy hoạch sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL”. Tuy nhiên, sau ý kiến này của ông Hùng, không có một tỉnh thành nào tham dự cuộc họp đưa ra ý kiến riêng của mình về vấn đề quy hoạch khảo cổ. Trong khi đó, nhờ các cảnh báo trước qua bản đồ quy hoạch này, việc hoạch định các quy hoạch phát triển khác sẽ tránh được nguy cơ xung đột với di tích.

Xung đột di tích do không có quy hoạch khảo cổ cũng là nguyên do để cầu vượt qua khu đàn Xã Tắc mắc kẹt thời gian qua. Tuy nhiên, chính Hà Nội - chủ nhân của bài học - cũng không hề có lời nào về quy hoạch khảo cổ tại địa phương mình.

 

 

Tăng tiền kiểm, ưu đãi doanh nghiệp đóng góp cho di tích

“Hiện nay việc thanh tra di tích thường là hậu kiểm. Trong khi với di tích, rất khó xử lý khi vi phạm đã rồi. Chính vì thế phải tăng cường “tiền kiểm” - thanh tra, giám sát từ khi còn lập dự án, thiết kế, thi công. Nếu chỉ quản lý bằng văn bản thỏa thuận, ý kiến của Bộ thì dễ có sai sót. Vì thế, cũng phải đẩy mạnh giám sát của cộng đồng. Việc xử phạt còn là cơ hội nâng cao nhận thức, khuyến khích thực hiện đúng công tác bảo tồn di tích. Cần tạo cho doanh nghiệp làm công tác tu bổ tôn tạo di tích sống được bằng cách cho họ hưởng mức thuế ưu đãi”.

GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia

 

 

 

Trinh Nguyễn - TN0