Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
455
123.254.229

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Nông dân làm phim
Ông Nguyễn Văn Thành (ấp 3, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, Long An) quay những thước phim đầu tiên trên ruộng của mình, bên cạnh là đạo diễn trẻ Trịnh Đình Lê Minh - Ảnh: Tạ Nguyên Hiệp Những người nông dân xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An "được chọn" đã làm những phim ngắn về cuộc sống, công việc của họ gắn với ruộng đồng


Những người nông dân xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã và đang tự “viết” kịch bản, đạo diễn, cầm máy quay để thực hiện những phim ngắn về cuộc sống, công việc của họ gắn với ruộng đồn

Đó là những người nông dân được chọn tham gia dự án YouFarm - Cánh đồng quê tôi.

Việc trao máy quay cho nhân vật tự thực hiện phim về mình không phải là cách làm chưa từng có ở VN. Còn nhớ năm 2005, Phan Ý Ly đã thành công khi đem máy quay trao cho trẻ em ở bãi giữa sông Hồng trong khuôn khổ dự án cá nhân của cô, và kết quả là bộ phim tài liệu Thảo nguyên xanh tươi rất dễ thương đã ra đời.

Năm nay với YouFarm - Cánh đồng quê tôi, có ba nhà làm phim trẻ quen thuộc với cộng đồng yêu phim Việt (đặc biệt là phim ngắn) là Tạ Nguyên Hiệp, Trịnh Đình Lê Minh và Nguyễn Hữu Tuấn đã “ba cùng” với những nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án. Sẽ có bốn phim ngắn (khoảng ba phút/phim) được thực hiện và nhóm ba đạo diễn trẻ cũng sẽ làm một bộ phim ngắn về toàn bộ dự án này.

Dự án YouFarm tại VN được khởi động từ đầu tháng 5, quay phim từ ngày 25 đến 31-5. Ngày 15-6 phim sẽ được chiếu online (bạn đọc có thể theo dõi

tại:https://www.facebook.com/youfarmcanhdongquetoi?fref=ts).

 Ngày 21-6, hai phim tốt nhất sẽ được chọn tham dự cuộc thi làm phim YouFarm - Farm and Family do Tập đoàn Bayer tổ chức trên toàn cầu (kết quả công bố khoảng giữa tháng 8).

PV Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi ngắn với chị Dương Thị Vân Anh - người sẽ giám sát dự án trong suốt quá trình...

* Người nông dân bây giờ không xa lạ gì với máy quay bởi họ có thể quay bằng điện thoại thông minh. Vậy đây có phải là một lợi thế khi các bạn trao cho họ máy quay chuyên nghiệp hơn?

- Tình cờ là cả bốn người mà đoàn phim tiếp xúc đều không sử dụng điện thoại thông minh. Họ dùng điện thoại chỉ có chức năng nghe, gọi. Khi có điện thoại gọi đến, họ thậm chí không nhìn vào máy để xem ai gọi mà bấm nghe luôn như người ta nghe điện thoại bàn. Vì vậy có lẽ sẽ khó khăn hơn khi trao cho họ máy quay. (Máy quay đây cũng chỉ là máy ảnh có chức năng quay phim). Nhưng quan trọng là họ nghe về dự án và muốn tham gia, dù cụ thể thế nào thì họ vẫn nói rằng “cứ đến đây ở rồi chú cháu ta bàn tiếp”.

* Việc làm phim có áp đặt không? Thật sự thì người nông dân muốn làm gì về họ và thời lượng ngắn ngủi như thế sẽ ra sao?

- Tôi không thấy áp đặt. Bởi vì câu chuyện là câu chuyện của họ, họ cứ sống, sinh hoạt như bình thường, các đạo diễn chỉ giúp họ sử dụng máy quay để ghi lại cuộc sống bình thường đó. Chẳng hạn họ có thể quay cánh đồng lúc đang sạ, quay cây lúa đang lên mầm, con bò đang ăn cỏ, đứa cháu nội trèo cây hái mít... Sau đó các đạo diễn sẽ giúp họ dựng những cảnh quay đó thành phim.

Như đã nói ở trên, khi mới nói chuyện những người nông dân còn chưa biết họ sẽ nói chuyện gì, họ chỉ say sưa nói về cách trồng, gieo, chăm bón thế nào, xã này có ai làm giỏi, ai kỹ tính và khéo tay nhất... Họ chỉ mong muốn người thành phố hiểu được công việc thật sự của họ là gì, họ đang gặp khó khăn gì với thiên nhiên, thời tiết, sâu bệnh, đồng vốn... Thời lượng ngắn ngủi chính là thách thức cho nhóm đạo diễn. Họ buộc phải giúp nông dân kể câu chuyện ngắn gọn, chân thực và sinh động với thời lượng ấy.

Ruộng nhà mình lên phim đẹp ghê

Sáng nay, khi bước chân tôi buộc phải thoăn thoắt theo bước chân chú Mười Thành trên cánh đồng mới sạ, tôi mới nhận ra cánh đồng trải dài và rộng lớn như thế nào... Chú Mười Thành, Mười Nên, Bảy Ước, cô Năm Sữa... - những nhân vật mà chúng tôi hướng dẫn làm phim trong những ngày tới đây - chắc chắn sẽ mang đến cho chúng tôi nhiều sự bất ngờ hơn nữa chứ không chỉ là sự rộng lớn của những cánh đồng.

Nhiều bàn tay run run, nhiều ánh mắt e dè, nhiều bước đi loạng choạng... khi các cô, các chú tự thực hiện những cảnh quay đầu tiên. Nhưng cũng ngay sau đó họ cười hào sảng, họ vò đầu, vỗ vai con cháu mình và tấm tắc khen: “Ruộng nhà mình lên phim đẹp ghê” khi nhìn lại thành quả quay phim của mình.

Những câu chuyện kể chân chất, thật thà; những hình ảnh bất ngờ thoáng qua; những “gạo nhà trồng, cá bắt đồng, rau trong vườn, xoài chín cây”... là chất liệu, là nguồn cảm hứng, là chất dinh dưỡng nuôi lớn sự quý mến của chúng tôi với đề tài nông thôn, một đề tài mà những người trẻ như chúng tôi ít khi tiến gần.

 

 

Đạo diễn TẠ NGUYÊN HIỆP - TT0