Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
765
123.240.850

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Vẫn cứ là yếm!
Ảnh do ông Trương Thái Du đưa lên Facebook Những mảnh mai rùa (bối giáp) có khắc chữ chiếm một cực thiểu số bên cạnh tuyệt đại đa số là những mảnh yếm (phúc giáp) nên lấy danh từ “mai” để dịch “giáp” trong “giáp cốt” là đã làm một việc cực kỳ vô duyên.

 

Bài Mai hay yếm? đăng trên Thanh Niên số chủ nhật 18.3 đã được ông Trương Thái Du đưa lên Facebook của ông với lời đề nghị: “Nếu khẳng định rằng giáp cốt văn là chữ khắc trên yếm rùa (hoặc) xương thú như bác An Chi đề xuất, thì xin bác đề xuất luôn tên gọi mới cho các chữ khắc trên lưng rùa như ảnh”.

 

Xin nói ngay rằng đâu phải chúng tôi không biết chữ giáp cốt cũng có được khắc trên mai rùa, tức là phần bối giáp (carapace) của nó. Nhưng những chữ trên cái “lưng rùa” trong ảnh mà ông Du đưa lên thì lại không phải là giáp cốt văn, như bạn Dương Xuân Quang (Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn Hà Nội) đã nhận xét một cách chính xác. Đó là hàng giả hạng xoàng. Về phần mình, chúng tôi không việc gì phải “đề xuất tên gọi mới cho các chữ khắc trên lưng rùa” theo đề nghị của ông Du để khỏi mang tiếng là kẻ khờ dại. Chúng tôi tin theo những vị đã có thâm niên “sâu” với công cuộc nghiên cứu giáp cốt văn, chẳng hạn như Tung Tso-Pin trong cuốn Fifty years of studies in oracle inscriptions (Centre for East Asian Cultural Studies, Tokyo, 1964), tức là Năm mươi năm nghiên cứu bốc từ. Tại trang 10, ông ta viết: “[…] it happens quite often that hundreds of small pieces after having been pieced together, still do not form a whole plastron or blade […] no one is qualified to say just how many plastrons or blades actually exist” (vẫn thường xảy ra chuyện hàng trăm mảnh nhỏ ráp lại với nhau mà không làm thành một mảnh yếm hay xương dẹt nguyên vẹn […] không ai đủ thẩm quyền để nói có bao nhiêu mảnh yếm hoặc xương dẹt thực sự tồn tại).

 

Sở dĩ Tung Tso-Pin dùng “yếm” đại diện cho “vỏ” (shell) là vì trong những mảnh vỏ rùa có khắc chữ thì những cái yếm chiếm tuyệt đại đa số, còn “mai” chỉ là một cực thiểu số nên không xứng đáng làm đại diện cho khái niệm “vỏ rùa”. Vâng, chỉ là như thế mà thôi. Bởi vậy cho nên ngay trong phần “Introductory remarks” (Nhận xét mở đầu), Tung Tso-Pin cũng chỉ xài “plastron” (mai [rùa]) mà thôi. Ông ta viết: “The object of oracle bones studies is the inscriptions written or incised on tortoise plastron and plates, or on the scapulae or shoulder blade bones of cattle.” (pp. 1-2), nghĩa là “đối tượng của việc nghiên cứu những mảnh giáp cốt là những lời ghi nhận viết hoặc khắc trên yếm rùa hoặc xương bả vai của trâu bò”.

 

Thì cũng chỉ nói đến yếm mà không thèm nhắc đến “lưng” (mai). Sự thể là như thế và chính vì thế nên chúng tôi mới khẳng định rằng giáp cốt văn là “chữ khắc trên yếm rùa (hoặc) xương thú”. Những mảnh mai rùa (bối giáp) có khắc chữ chiếm một cực thiểu số bên cạnh tuyệt đại đa số là những mảnh yếm (phúc giáp) nên lấy danh từ “mai” để dịch “giáp” trong “giáp cốt” là đã làm một việc cực kỳ vô duyên.

 

 

An Chi - TN0
Tin tức khác