Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
846
123.239.657

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Thuận, Nguyễn Thúy Hằng, Trần Tiễn Cao Đăng kể chuyện viết
Nhà văn Thuận đọc trích đoạn trong tác phẩm của mình - Ảnh:Mai Thụy Giọng đọc của nhà văn Thuận vang lên giữa hơn hai trăm bạn trẻ tham dự tọa đàm Viết. Cũng trong buổi gặp gỡ này, những câu chuyện đằng sau trang viết của ba nhà văn Thuận, Nguyễn Thúy Hằng, Trần Tiễn Cao Đăng đã mở ra…

 

Tọa đàm Viết diễn ra tối 4-7 tại TP.HCM là một cuộc hội ngộ đặc biệt giữa nhà văn Thuận, Nguyễn Thúy Hằng, Trần Tiễn Cao Đăng với công chúng. Cả ba nhà văn đã chia sẻ những khó khăn, niềm vui của họ trong hành trình viết lách và trao gửi cho các bạn trẻ niềm say mê với văn chương.

Nổi tiếng với loạt tác phẩm Họ bột hư ảo, Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý, Bởi từ lâu chúng ta không thể ngủ… nhà văn Nguyễn Thúy Hằng chia sẻ về chặng đường tìm đến văn chương của cô:

"Ban đầu tôi hoàn toàn ko có ý định trở thành một nhà văn chuyên nghiệp nhưng những năm tháng ở trường mỹ thuật đã đưa tôi đến văn chương. Và những ngày lang thang ở Mỹ, tôi nảy ra rất nhiều ý tưởng nghệ thuật, nghệ thuật thì cần phải có bối cảnh cụ thể, vì vậy tôi đã ghi chép những suy nghĩ, ý tưởng của mình ra trang giấy, những cuốn sách đầu tiên cũng bắt đầu từ đó."

Còn với nhà văn Thuận và Trần Tiễn Cao Đăng, tình yêu văn chương đã chớm nở với họ từ những ngày rất nhỏ từ những cuốn sách cho đến những quyển truyện tranh cũ kĩ.

Ads by AdAsia

Play

Trước câu hỏi của độc giả về việc vận dụng kinh nghiệm sống vào các tác phẩm, nhà văn Thuận cho rằng nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm sống thì có thể mỗi nhà văn chỉ viết được một vài cuốn sách. Kinh nghiệm sống phải có bàn tay văn chương thì mới trở thành tác phẩm.

Trong khi đó, với nhà văn nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng kinh nghiệm sống ko nên được hiểu một cách máy móc là những việc xảy ra trực tiếp với chúng ta: "Kinh nghiệm là những gì xung quanh được ta lọc qua tâm trí bằng sự suy nghiệm, tôi nghĩ về thế giới như chính tôi. Có những nhà văn sử dụng cuộc đời mình để viết văn nhưng hết truyện thì sao? Bạn sẽ mắc kẹt trong chính kinh nghiệm của bạn."

Buổi tọa đàm Viết đã gợi lại cho ba nhà văn những suy ngẫm riêng tư về công việc của mình, mỗi nhà văn lại có một cách lý giải khác nhau về con đường văn chương. 

 

Nếu những dòng chữ của nhà văn Nguyễn Thúy Hằng để thỏa mãn những cảm xúc của cô thì nhà văn Trần Nguyễn Cao Đăng lại cho rằng đó là một "con dao hai lưỡi" bởi nhà văn cũng rất cần viết để đáp ứng công chúng của mình, đó là sự cộng hưởng giữa tác giả và độc giả.

Suốt buổi tọa đàm, nhà văn Thuận, Nguyễn Thúy Hằng, Trần Tiễn Cao Đăng đã nỗ lực lý giải cho khán giả quá trình viết văn của họ. Thế nhưng, cả ba nhà văn đều tâm sự rằng sẽ không có một công thức nào để viết một cuốn sách hay cũng như không có công thức nào để trở thành một nhà văn giỏi. 

 

Giống như một ca sĩ, việc đầu tiên là bạn phải hát đúng nốt nhạc và trở thành một nhà văn, bạn không được để kiến thức của mình có lỗ hổng. Nếu bạn muốn làm một nhà văn nhưng lại không muốn đọc sách và không quan tâm những câu hỏi như tôi là ai, tôi muốn gì thì sẽ không có con đường văn chương nào cho bạn.

 

Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng thẳng thắn.

 

 

 

Mai Thụy - TT0
Tin tức khác