Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
811
123.236.680

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Dấu tích người Ấn Độ ở Sài Gòn xưa
Mặt tiền số 22 Phan Bội Châu ngày nay còn thấy nét mờ chữ J. Kimatrai Cie. (Công ty J. Kimatrai) ẢNH: TIẾN SĨ NGUYỄN ĐỨC HIỆP CUNG CẤP Tại Sài Gòn, có những khu phố, con đường xưa kia còn lưu dấu tích của một cộng đồng người nước ngoài đến sinh sống, buôn bán, trong đó có người Ấn Độ.

 

 

Vào ngày 19.6.1928, ở số 22 Rue Viénot (Phan Bội Châu, quận 1, TP.HCM hiện nay) đã xảy ra chuyện ẩu đả giữa một người Việt Nam tên là Huỳnh Văn Tảo và hai chủ tiệm bán vải người Ấn Độ theo đạo Hồi. Ngày hôm sau ở khu phố này có tờ giấy được phát viết rằng người Việt trong đó phản đối rằng: Người Việt có thể bị đánh dễ dàng như vậy được sao và kêu gọi tẩy chay các thương gia bán vải Ấn Độ.

Bốn ngày sau đó vào lúc 7 giờ sáng, 200 người Việt đến tấn công cửa hàng của hai người Ấn trên và đập phá, đánh họ rồi lấy đồ. Tại cuộc ẩu đả này có 20 người bị bắt và 5 người ra tòa. Đây cũng là khởi điểm cho việc người Việt tẩy chay các cửa tiệm của người Ấn. Không lâu sau đó phong trào Minh Tân do ông Gilbert Trần Chánh Chiếu nhận được sự tham gia rộng rãi của quần chúng để lập các cửa tiệm, cơ sở sản xuất do người Việt làm chủ nhằm cạnh tranh trên thương trường với người Hoa, Pháp, Ấn.

 

Ông Kimatrai còn có các cửa hàng vải ở Hà Nội (61 Paul Bert), ở Sài Gòn (số 46-48 Rue Catinat, Đồng Khởi ngày nay) 

Đường Viénot ngày trước vào thập niên 1920 - 1940 có rất nhiều cửa tiệm của người Ấn. Như số 10 là trụ sở của công ty vải và lụa Jethanand Ratoumail Et Ramchad Thakurdas Melvani thành lập năm 1941 với số vốn 40.000 đồng hay cửa hàng bán vải Maison Bombay N.K Khemlani ở số 18 Rue Viénot. Cửa hàng số 34 Rue Viénot là cửa hàng của ông Mougammad Ally, cửa hàng số 38 Rue Viénot là tiệm của ông Mohamed Ismael.

 

Đặc biệt với cửa hàng số 38 này nghe nói ông và các em của ông lập công ty Mohamed-Ismael frères chủ yếu là xuất nhập cảng các hàng hóa từ Ấn Độ sang nơi này. Công ty có hai cửa tiệm chính, một ở số 179 Rue Catinat bán thuốc lá, dịch vụ đổi tiền trong khi cửa tiệm ở 38 Rue Viénot (Phan Bội Châu bên hông chợ Bến Thành ngày nay) chuyên bán vải và lụa. Những người Hoa từ Chợ Lớn khu chợ vải Soái Kình Lâm cũng mua sỉ vải từ công ty Mohamed-Ismael frères để bán lại.

 

Như vậy nếu xưa kia đường Phan Châu Trinh là các cửa hàng của người Hoa ở phía cửa Tây thì ở phía cửa Đông đường Phan Bội Châu có các cửa hàng nằm trong tay người Ấn.

 

Cộng đồng người Ấn đã đến Sài Gòn vào các năm đầu 1870 cho đến đầu thế kỷ 20. Họ thường làm ăn sinh sống khu vực quanh chợ. Như khu vực quanh chợ đường Rue Ohier (Tôn Thất Thiệp ngày nay), có rất nhiều người Ấn tập trung và gần đó như đường Catinat (Đồng Khởi), Rue d'Adran (Hồ Tùng Mậu). Trên đường Tôn Thất Thiệp hiện vẫn còn đền thờ của người Ấn. Khi chợ Bến Thành mới xây, nhiều người Ấn đến lập nghiệp quanh chợ trên các đường xung quanh như Rue d'Espagne (Lê Thánh Tôn), Rue Viénot (Phan Bội Châu), Rue Schroeder (Phan Châu Trinh), Rue Amiral Courbet (Nguyễn An Ninh) và Rue Soubaraine (Lưu Văn Lang). Đền thờ người Ấn ở góc đường Trương Định và Lê Thánh Tôn hiện nay vẫn còn.

 

 

Thu Thủy - TN0
Tin tức khác