Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.084
123.200.443

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Ra mắt kho tư liệu trực tuyến về mộc bản triều Nguyễn
Học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.Đà Lạt) xem triển lãm tại sự kiện 'Di sản với học đường' ẢNH: GIA BÌNH Một cách tiếp cận lịch sử mới mẻ, chân thật, sống động chính thức vừa được giới thiệu đến học sinh tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) thông qua sự kiện Di sản với học đường.

 

Sự kiện văn hóa - giáo dục Di sản với học đường do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Sở GD-ĐT Lâm Đồng tổ chức. Sự kiện diễn ra ngày 23.11 tại trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.Đà Lạt) với sự tham dự của gần 2.000 học sinh, giáo viên trên địa bàn thành phố.

Sự kiện lần này ra mắt những phương thức tiếp cận lịch sử Việt Nam một cách mới mẻ, dựa trên nền tảng công nghệ thực tế ảo và số hóa tư liệu, giúp mọi người có thể cảm nhận và nhìn thấy các hình ảnh, tư liệu lịch sử một cách chân thực và sống động.

Ban tổ chức đã cho ra mắt kho tư liệu quý với nhiều nét độc đáo, hấp dẫn qua website mocban.vn. Qua website này, độc giả dễ dàng kết nối trực tuyến với Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV và cập nhật các tư liệu từ trung tâm. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đang bảo quản khối mộc bản triều Nguyễn (34.619 tấm), được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, trở thành di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam với những giá trị đặc biệt về nội dung lịch sử và nghệ thuật chế tác, lưu giữ. Những tài liệu mộc bản này được chia thành hơn 100 đầu sách - là nguồn tư liệu tin cậy, còn khá nguyên vẹn để tìm hiểu, khảo cứu và đối chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam ứng dụng trên nhiều lĩnh vực.

 

Tại sự kiện Di sản với học đường còn diễn ra hoạt động giao lưu, bám sát ý nghĩa phát huy tài liệu lưu trữ gắn liền với các hoạt động lịch sử, văn hóa, nghệ thuật giữa đại diện Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cùng nhiều khách mời khác nhau. Trong đó, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ góc nhìn với mục đích để tài liệu lịch sử không chỉ là tài liệu nghiên cứu khoa học mà còn là chất liệu cho việc phát triển các ấn phẩm văn hóa đại chúng giúp thế hệ sau dễ tiếp cận giá trị lịch sử lâu dài. Đạo diễn Nguyệt Quế (điều hành mảng ứng dụng công nghệ của Tập đoàn truyền thông Thanh Niên) chia sẻ về việc sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cương (AR) để giới thiệu các tài liệu lịch sử thêm trực quan, sinh động, phát triển nội dung nghe - nhìn có tính tương tác từ xa kết nối giới trẻ, giúp bảo tồn và phát huy tài liệu lịch sử lâu dài.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, khi nói đến lưu trữ chúng ta thường nghĩ đến kho tàng, những nơi kín cổng cao tường là vì phải bảo tồn lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh việc lưu trữ, bảo tồn một cách nghiêm mật thì cũng cần thiết phải đưa các tài liệu, tư liệu lưu trữ ấy đi vào đời sống xã hội. Việc tổ chức sự kiện Di sản với học đường này là sáng kiến có ý nghĩa, bởi không những giúp giới trẻ tiếp thu được những tri thức, những hiểu biết mà quan trọng hơn là làm cho các em biết tôn trọng, gìn giữ, bảo tồn di sản; để cho các bạn trẻ trưởng thành với ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với tương lai.

 

Gia Bình - TN0
Tin tức khác