Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
357
123.193.675

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Bức tranh khắc gỗ hiếm hoi của nhà văn Nhất Linh đấu giá thành công tại Pháp
Tranh khắc gỗ 'La Tonkinoise Et La Vieille Sage' của nhà văn Nhất Linh tại phiên đấu giá ẢNH: T.L Lúc 19 giờ 30 phút (giờ Việt Nam) ngày 30.9, tại Pháp đã diễn phiên đấu giá Peintres & Arts du Vietnam của nhà Aguttes với 204 lô hàng được đưa lên sàn, chủ yếu có xuất xứ từ Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý có bức tranh khắc gỗ hiếm hoi của nhà văn Nhất Linh.

 

Việc đấu giá cùng lúc nhiều tác phẩm giá trị của các tên tuổi ở Việt Nam, theo nhà sưu tập và nghiên cứu Lý Đợi “chứng tỏ sự quan tâm của Aguttes và thị trường dành cho nghệ thuật Việt nói chung là khá đáng kể”.

Trong lĩnh vực hội họa mỹ thuật thì mọi quan tâm của giới sưu tập và người trong nghề ở phiên đấu giá này tập trung vào họa sĩ Mai Trung Thứ, cả về số lượng và giá bán các tác phẩm. Bức La cérémonie du thé (Trà đàm, mực và màu trên lụa, 55,8cm x 55,8cm, 1971) có giá ước định từ 300.000 - 500.000 euro nhưng kết quả chung cuộc đã được gõ búa là 560.000 euro (tương đương 14,7 tỉ đồng).

Tiếp đó, bức La danse du foulard (Điệu múa cổ, mực và màu trên lụa, 81cm x 31cm, 1979) có giá ước định 200.000 - 300.000 euro, kết quả gõ búa cũng ở mức khá cao là 200.000 euro (tương đương 5,2 tỉ đồng).

Bức Trà đàm của Mai Trung Thứ (mực và màu trên lụa, 55,8cm x 55,8cm, 1971)

ẢNH: T.L LÝ ĐỢI

Độc đáo bức tranh khắc gỗ La Tonkinoise Et La Vieille Sage của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)

Một tác phẩm tạo nên bất ngờ là bức Le tricot (Đan len, mực và màu trên lụa, 65,5cm x 40,5cm, 1941) của tác giả Lương Xuân Nhị khi có giá ước định từ 160.000 - 200.000 euro, đã bất ngờ tăng giá lên mức 590.000 euro (tương đương 15,5 tỉ đồng). Các giá trên là chưa bao gồm thuế, phí và các bất trắc khác. Thật là nhưng tin vui cho những người yêu mỹ thuật và giới hội họa Việt Nam.

Phiên đấu giá này còn xuất hiện bức tranh khắc gỗ La Tonkinoise Et La Vieille Sage của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) với một sáng tác hiếm hoi được mua ở mức 8.000 euro (hơn 210 triệu đồng). Ông cũng là người thành lập nhóm Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, từng là chủ bút các tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay... 

Tác giả Lương Xuân Nhị gây xôn xao với bức Le tricot (Đan len) được bán đấu giá được 15,5 tỉ đồng

ẢNH: T.L LÝ ĐỢI

Nói về phiên đấu giá đặc biệt này, nghiên cứu Lý Đợi nhận xét: “Tôi đồng tình với nhận xét của giám tuyển Ace Lê rằng trong 3 bức Trà đàm mà anh phát hiện ra, hai bức có sự nhúng tay của “cố vấn cao cấp” Jean-Francois Hubert, từng xuất hiện tại Sotheby's, là bịp bợm. Bức mà nhà Aguttes vừa đưa lên là khả tín nhất, vì tranh có bảng màu đặc trưng, tạo hình biểu cảm và lai lịch rõ ràng”.

Còn về cách sử dụng vật liệu của họa sĩ Mai Trung Thứ, nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng thì cho rằng: “Mai Trung Thứ chịu ảnh hưởng lối vẽ của tranh miniature (tế vi họa) của Ba Tư khá rõ, tuy nhiên điều này chưa thấy ai chỉ ra. Tôi cho rằng chất liệu bột màu (pigment) mà ông sử dụng để vẽ tranh lụa cũng từ Ba Tư (hoặc Ấn Độ và Hồi giáo nói chung), vì ông ít khi dùng màu gouache hoặc màu nước thương hiệu của châu Âu, vì vậy trông màu rất khác lạ".

Điệu múa cổ (mực và màu trên lụa, 81cm x 31cm, 1979)

ẢNH: T.L LÝ ĐỢI

Cũng theo ông Hà Vũ Trọng: "Ngoài ra, bảng màu mà ông Mai Trung Thứ và cả Lê Phổ thường sử dụng trong tranh lụa là bảng màu tranh Đôn Hoàng mà họa giới Trung Quốc và Nhật Bản cũng thường sử dụng, ví dụ như màu xanh, thanh lục, màu đỏ gạch..., mà nguồn gốc sâu xa hơn là từ Ba Tư và Trung Á”. Chính những sự độc đáo này đã khiến cho phiên đấu giá Peintres & Arts du Vietnam của nhà Aguttes với 204 lô hàng thành công hơn sự mong đợi.

 

 

 

Lê Công Sơn - TN0
Tin tức khác