Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
294
123.190.290

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Thổi hồn cho hệ thống di tích văn hóa Óc Eo
Bảo vật quốc gia từ cuộc khai quật: phiến đá chạm khắc tượng Phật (ảnh trái) và nhẫn vàng hình bò Nandin (ảnh phải) VASS CUNG CẤP PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đã gọi địa tầng cuộc khai quật văn hóa Óc Eo ở di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang) trong 3 năm 2017 - 2020 là “địa tầng trong mơ”.

 

 

Ở đó, có những tầng văn hóa nguyên vẹn, có hệ thống di tích phong phú trải dài theo các thời kỳ lịch sử văn hóa Óc Eo gồm dấu tích tường bao, móng nền kiến trúc đền miếu, dấu tích kiến trúc nhà sàn… Khảo cổ học cũng phát hiện hệ thống di vật khá phong phú: vật liệu kiến trúc gạch, ngói, gỗ, đá, đồ gốm

Óc Eo, đồ gốm quốc tế, đồ đồng, đồ vàng, đồ trang sức thủy tinh, đồ thờ… Ông còn cho biết, từ các hiện vật có nguồn gốc khác nhau như đồ gốm nhiều nước, hiện vật du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á có thể biện luận tiêu chí nổi bật toàn cầu thứ hai khi xây dựng hồ sơ UNESCO. Đó là “tiêu chí giao thoa văn hóa”.

 

Có những hiện vật, ngay từ khi xuất hiện, đã khiến giới khảo cổ học xúc động vì sự hiếm gặp. PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, cho biết phiến đá chạm khắc hình tượng Phật đang ngồi thiền (vừa được công nhận bảo vật quốc gia) cho thấy Ba Thê là một trung tâm tôn giáo lớn, được quy hoạch xây dựng trong khoảng thế kỷ 6 - 7 nhằm phục vụ cho các hoạt động của đô thị Óc Eo. Một dòng kênh cổ cũng được tìm thấy, nó cho thấy một tuyến giao thông thủy vô cùng quan trọng của đô thị cổ Óc Eo. Chưa kể, dấu tích còn lại còn cho thấy Nền Chùa có kiến trúc thờ Hindu giáo. “Chúng tôi cũng sẽ dựng phim và hình ảnh 3D để người dân dễ hình dung hơn về các di tích này”, ông Trí nói.

 

Cũng theo ông Tín, qua nghiên cứu này, đã có thể hình dung cụ thể hơn diện mạo của khu di sản với một trung tâm lớn (Trung tâm Ba Thê - Óc Eo) kết nối với nhiều trung tâm vệ tinh (kiểu trung tâm Nền Chùa). Có thể thấy Ba Thê - Óc Eo là một thành thị có nơi ở chủ yếu là nhà sàn ven kênh rạch khá đông đúc của nhiều thị dân với các trung tâm Phật giáo, Ấn Độ giáo rất lớn. Thành thị này kết nối sôi động trong cùng khu vực với Trung bộ, Bắc bộ Việt Nam nhưng cũng hết sức rộng rãi đến các vùng xa, thậm chí rất xa của thế giới như Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Cận Đông, La Mã. “Đó là thành công lớn”, ông Tín nói.

“Những di vật này nếu được khai thác thật tốt, thật kỹ sẽ thổi hồn làm lung linh thêm hệ thống di tích văn hóa Óc Eo. Vết tích nhà sàn cho phép hình dung đời sống xưa của cư dân Óc Eo. Đây chính là việc minh chứng sinh động cho tiêu chí năm, tiêu chí giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản”, ông Tín khẳng định.

 

 

 

Trinh Nguyễn - TN0
Tin tức khác