Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
381
123.251.702

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Trung tâm văn hóa Tây Nam bộ “Nơi hội tụ văn hóa đồng bằng sông Cửu Long”
TP Cần Thơ đang tập trung xây dựng nhiều công trình lớn, nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo đà cho bước phát triển mới, trong đó, nổi bật lên là công trình Trung tâm văn hóa Tây Nam bộ (TTVHTNB). Đây là công trình văn hóa lớn nhất từ trước tới nay ở ĐBSCL.

Nhằm làm rõ hơn ý tưởng, tầm vóc và quy mô công trình, đồng chí Phạm Thanh Vận- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy (lâm thời) TP Cần Thơ đã dành cho Báo SGGP cuộc trao đổi sau đây.

 

Phóng viên: Thưa đồng chí, TTVHTNB là một công trình khá mới lạ trong việc hình thành cơ sở hạ tầng văn hóa ở TP Cần Thơ - trung tâm vùng ĐBSCL. Ý tưởng nào đã đưa lãnh đạo TP Cần Thơ đi đến quyết định này?

 

Đồng chí Phạm Thanh Vận: Cần Thơ là một thành phố non trẻ, cơ sở hạ tầng thấp kém. Khi được nâng cấp là TP trực thuộc trung ương, nhìn đi nhìn lại, chúng tôi thấy hẫng hụt. Cần Thơ hiện không có một công trình văn hóa quy mô nào; thiếu hẳn nơi sinh hoạt và giải trí cho các tầng lớp nhân dân. Điều này đã làm chúng tôi hết sức trăn trở, bởi một thành phố lớn ít ra phải có công trình văn hóa lớn, đủ sức đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của quần chúng.

Ý tưởng xây dựng TTVHTNB được hình thành trên cơ sở ý kiến đóng góp của các nhà cách mạng lão thành, nhất là nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của lãnh đạo Quân khu 9, lãnh đạo các tỉnh trong vùng và đã được sự đồng tình ủng hộ. UBND TP Cần Thơ cũng đã có tờ trình và kỳ họp thứ 2 HĐND TP Cần Thơ khóa VII đã nhất trí thông qua. Chúng tôi cũng đã làm tờ trình gửi Thủ tướng và các bộ, ngành hữu quan. Nói chung, trung ương rất quan tâm việc này.

Như vậy, quy mô công trình sẽ rất lớn? Đồng chí có thể phác thảo và mô tả sơ bộ qua các hạng mục chính?

Bước đầu, lãnh đạo TP đã thống nhất dự án với quy mô xây dựng khoảng 90ha, nằm dọc theo sông Cần Thơ (phía bờ Nam). Trong đó, nổi bật là quảng trường lớn với sức chứa từ 3.000 – 5.000 người, có khả năng tổ chức các lễ hội lớn của toàn vùng. Kế đến là bảo tàng danh nhân văn hóa, lịch sử của ĐBSCL. Bảo tàng sẽ là nơi tập hợp và trưng bày các hiện vật liên quan đến toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này, nhất là những danh nhân văn hóa, những người có công trạng lớn.

Dự án còn có một công viên sưu tập tất cả các loại cây cỏ tiêu biểu và gần gũi với đời sống của người dân châu thổ. Ngoài ra, chúng tôi sẽ xây dựng các hạng mục như Trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế, Nhà hát lớn, Cung thiếu nhi, Cung thanh niên... Có thể nói, TTVHTNB là một Nam bộ thu nhỏ, hết sức toàn diện, thể hiện được nơi hội tụ, lắng đọng của dòng văn hóa Cửu Long –Mê Công.

Trước mắt, Thành ủy sẽ thành lập một ban chỉ đạo xây dựng công trình. Chúng tôi sẽ tổ chức lấy ý kiến các nhà chuyên môn, các đồng chí lãnh đạo, lão thành cách mạng và các địa phương trong vùng. Song song đó, chúng tôi cũng sẽ mời chuyên gia nước ngoài tham gia tư vấn, thiết kế. Việc xây dựng sẽ tiến hành từng bước, dựa trên nguồn kinh phí đóng góp của các tỉnh trong khu vực, của địa phương và trung ương.

Nếu không có gì thay đổi, ngày 30-4-2005, chúng tôi sẽ khởi công công trình và đến 2010 sẽ hoàn thành toàn bộ.

°Xin cám ơn đồng chí.

Trần Minh Trường - Sài Gòn Online
Tin tức khác