Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
358
123.129.037

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

dân gian
06.05.2016
Các hình thức thử nghiệm Sân khấu cải lương - Tuấn Giang
Lịch sử nghệ thuật cải lương đã ghi nhận vào những giai đoạn người xem suy giảm, mỗi ban hát tìm hướng thử nghiệm đưa khán giả trở lại. ... <chi tiết>
28.03.2016
Xây dựng nền nghệ thuật múa rối Việt Nam đương đại. - Tuấn Giang
Nền múa rối Việt Nam đương đại bắt đầu từ đâu? Sao không phải hiện đại mà là đương đại? Xây dựng nền múa rối Việt Nam đương đại bắt nguồn từ nhu cầu thẩm mỹ nghệ thuật công chúng ... <chi tiết>
11.03.2016
Sự ra đời nghệ thuật múa rối nước - Tuấn Giang
Điều kiện tự nhiên vùng châu thổ sông Hồng gồm 11 tỉnh Trung du, đồng bằng từ Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định đến Ninh Bình, Thanh Hóa ... <chi tiết>
23.02.2016
Những khác biệt: Múa rối dân gian-Rối nước cung đình - Tuấn Giang
Múa rối ra đời từ tục thiêng, dựa trên cơ sở văn hóa xã hội tâm linh cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả khu vực đông Nam Á. ... <chi tiết>
17.06.2015
Những thất truyền múa rối nước Dẫn đến sai lầm chết người - Tuấn Giang
Múa rối nước còn nhiều thất truyền, ban đầu chưa mấy người quan tâm sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn các làng nghề rối nước Việt Nam. ... <chi tiết>
10.05.2015
Mô hình Phát triển làng nghề rối nước dân gian thời hậu hiện đại - Tuấn Giang
Múa rối nước Bắc Bộ, một đặc phẩm văn hóa nghệ thuật dân gian phản ánh những nét sinh hoạt người nông dân làng quê đồng bằng sông Hồng ... <chi tiết>
14.04.2015
Đặc điểm ca nhạc rối nước. - Tuấn Giang
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, sinh hoạt làng xã thành “đất lề quê thói”. Mỗi thổ ngơi một tập tục làng xã, hình thành ra đời lề lối sinh hoạt lễ hội, văn hóa nghệ thuật mang màu sắc khác biệt. Những cái hay truyền từ Tổng này sang tỉnh lỵ kia. Rối nước, chèo một trong các thể loại sân khấu phổ cập khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. ... <chi tiết>
04.06.2014
Múa rối nước nhiều tiết mục múa - Tuấn Giang
Nói đến nghệ thuật múa cần phân biệt hai khái niệm: Múa dân gian và nhảy múa chuyên nghiệp-chuyên nghiệp hóa. Múa dân gian ngôn ngữ là những động tác mô tả, bắt chước hiện tượng tự nhiên, hoặc hành ... <chi tiết>
22.03.2014
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam (bản Tiếng Anh) - Tuấn Giang
Puppet is performance art through language behavior , it’s reflect the traits of living farmers with water rice trees and pavilion village. Puppet have common features such as music, circus, dance… by nationalistic and international ... <chi tiết>
07.02.2014
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam - Tuấn Giang
Múa rối, là nghệ thuật trò diễn thông qua ngôn ngữ hành động con rối, phản ánh những nét sinh hoạt người nông dân với cây lúa nước, bên mái đình làng quê. Múa rối có đặc điểm chung như âm nhạc, xiếc, múa... ... <chi tiết>
30.10.2012
Đêm thu ở Hòn Bà - Phan Chính
Chỉ cách bờ biển Bình Tân (thị xã La Gi) khoảng 2 cây số và đi thuyền từ cửa biển La Gi mất chừng nửa giờ, đảo nhỏ Hòn Bà hiện ra như một ngọn đồi cao sum sê cây xanh phủ kín. Nhưng nhìn kỹ đó là một kỳ quan kết dính bởi những khối đá thiên nhiên ẩn chứa bao điều huyền bí dị thường. ... <chi tiết>
27.10.2012
Tế thu lễ hội - Phan Chính
Lễ hội Văn hóa- du lịch Dinh Thầy Thím (La Gi) sẽ diễn ra trong các ngày 27, 28, 29/10/2012), đây cũng là dịp kỷ niệm 15 năm công nhận di tích cấp quốc gia. Ngoài các nghi thức lễ hội truyền thống, còn nhiều loại hình văn hóa dân gian, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch địa phương với khách thập phương. ... <chi tiết>
16.07.2012
Nên hiểu gật đầu và gật gù trong hai câu ca dao - Trần Đình Khiêm
Nên hiểu “gật đầu” và “gật gù” trong hai câu ca dao:”Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” và câu “Râu tôm nấu với ruột bù/Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon” như thế nào cho đúng ? ... <chi tiết>
07.04.2012
Tính cách La Gi - Phan Chính
Ở một đô thị quanh quẩn mấy con đường dường như khó gặp nhau cho điểm hẹn. Con Sông Dinh thì nép mình theo những đám vườn xưa, lưa thưa tán dừa xanh già cỗi. Đâu đó, bóng chiều phai nắng làm mơ màng màu nước sông trôi để thức tiếng chim bìm bịp gọi cơn nước lên. Như một yếu tố quyết định của người xưa khi tụ hội quần cư, mở đất lập nghiệp là dựa vào một dòng sông để trên bến dưới thuyền và phù sa bồi đắp. Nghề biển cũng thuận, làm nông cũng lợi. ... <chi tiết>
02.02.2012
Tự Trào Phú - Kha Tiệm Ly
Một đời múa bút, chữ “sĩ” lăm le, Bao bận khoa gươm, chữ “hùng” lấp ló. Chỉ vì bút nghiên chệch choạt, mà văn chẳng ra văn, Cũng tại chân cẳng quều quào, mà võ không ra võ! Ngũ kinh lập bập, rặn ba bài phú mà đọ với Dương Hùng, Tam lược nghêu ngao, lượm mấy cơ mưu, lại sánh ngang Tôn Vũ! ... <chi tiết>
25.01.2012
Tết Bò ,Tết Giếng - Trương Quang Cảm
Từ xưa nhân dân ta thường cúng đủ thứ như :cúng ông bà ,cúng tổ tiên, cúng thánh thần, cúng vườn , cúng đất….Đến ba ngày tết thì cúng rước ông bà về cùng ăn tết .Hết ba ngày tết thì cúng tiễn ông bà đi.Trong các cái cúng ấy còn có cúng chuồng bò, cúng giếng nước ,mà nhân dân ta thường ít gọi là “cúng” mà hay gọi là “tết “, tết bò ,tết giếng.Điều đó cũng có cái lý của nó .Gạt bỏ ra những mê tín dị đoan, thì trong cái tết bò ,tết giếng ấy còn có giá trị nhân văn. Nhân dân ta rất coi trọng ơn nghĩa. ... <chi tiết>
25.01.2012
Con Rồng Trong Ca Dao Dân Gian - Trần Minh Thương
Rồng trong ca dao đối nhân xử thế Việt Nam là nước nông nghiệp hình tượng con rồng xuất hiện để diễn tả kinh nghiệm của các nhà nông: Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa Hoặc: Rồng đen lấy nước được mùa.. Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày Trong ứng xử có kẻ tự cao cho rằng: Rồng vàng tắm nước ao tù, Người khôn ở với người ngu bực mình ... <chi tiết>
25.01.2012
Người tìm nguồn tên 12 con giáp - Nguyễn Cung Thông
Qua phân tích chữ viết, cách phiên âm của tên gọi 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão... từ tiếng Việt cổ, tiếng Mường, tiếng Hán cổ, Hán Việt, kỹ sư Nguyễn Cung Thông - hiện đang sinh sống tại Melbourne, Australia - có những khám phá thú vị. ... <chi tiết>
24.01.2012
Chuyện Rồng năm Nhâm Thìn - Đặng Tiến
Rồng là một linh vật tưởng tượng, chỉ có trong huyền thoại hay truyền thuyết, nhưng lại là một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức Việt Nam.---Từ thuở xa xưa, truyền thuyết vẫn cho rằng dân tộc Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Dù ngày nay nhiều người không tin vào nguồn gốc ấy, thậm chí còn phản bác một truyền thuyết về chủng tộc mang tính cách tự tôn, kỳ thị, thì hình ảnh rồng trên vẫn ăn sâu vào trí tưởng và lời ăn tiếng nói. Rồng vẫn thường xuyên xuất hiện trên sách vở, trong trang trí, mềm mại trên vải thêu, uyển chuyển trên tranh tượng, uy nghi trong kiến trúc. Thậm chí, ngày nay hình tượng rồng còn xuất hiện tràn lan hơn trước, từ biểu tượng kinh tế phát triển nhảy vọt, đến tín ngưỡng vào “long mạch” trong thuật phong thủy, cho tới các trò chơi điện tử của thanh thiếu niên... ... <chi tiết>
24.01.2012
Rồng Việt - Nguyễn Man Nhiên
Việt Nam là đất nước của con Rồng cháu Tiên, bắt nguồn từ câu chuyện huyền thoại về Lạc Long Quân (Bố Rồng) lấy bà Âu Cơ (Mẹ Tiên) đẻ ra một bọc trăm trứng nở trăm con. Thủ đô Hà Nội vốn là đất cổ Thăng Long (Rồng bay). Vùng đông bắc nước ta có thắng cảnh vịnh Hạ Long (Rồng nằm), một trong những kỳ quan của tạo hóa. Đồng bằng Nam bộ phì nhiêu là nơi hội tụ của chín con rồng uốn khúc (Cửu Long Giang)… Có thể nói hình tượng con rồng ở Việt Nam đã vượt ra khỏi phạm vi nghệ thuật mà trở thành một biểu tượng cao quý mang ý nghĩa sâu sắc và có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống xã hội. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 1 - 20 / 141 tác phẩm
Trở lại << 1 2 3 ... 7 8