Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.077
123.233.725
 
Những đàn ông và những đàn bà
Nguyễn Đức Thiện
Chương 5

Lúc đó, ảnh đến nhà tôi. Anh gọi ba tôi là dượng, nhưng không có họ hàng gì. Nói cho đúng htì cũng dính dáng chút ít. Tôi, gái một con. Thấy tôi ảnh quấn quýt. Tôi biết ảnh có vợ. Hai người sống với nhau không được bao lâu thì chia tay. Lúc đó ảnh đâu có nói rõ lý do. Chỉ biết hai người có với nhau một đứa con và ảnh là người nuôi đứa con ấy. Anh đến thường ngày. Gia đình tôi đón nhận anh vì ông biết đấy, ba tôi đã mất, trong nhà còn lại đến năm người đàn bà, nên khi có anh đến, ai cũng nghĩ cho có bóng dáng đàn ông trong nhà.

 

Riêng tôi, tôi chẳng có ấn tượng gì về anh cả. Thì ông biết hoàn cảnh tôi lúc bấy giờ. Chồng bỏ đi. Con còn nhỏ. Các anh rể đi học tập không biết lúc nào về, cácbà chỉ hoang mang, than ngắn thở dài, khóc không biết hết bao nhiêu nước mắt. Cơn hoảng loạn vì sự đổi thay chế độ hết trong gia đình, thử hỏi làm sao nghĩ đến chuyện yêu đương. Làm sao yêu được. Vậy mà ảnh cứ đến, cứ xoắn xuýt lấy tôi. Cứ tìm cách gần gũi tôi. Một hôm ảnh xin má tôi cho tôi đi coi xi nê với ảnh. Má tôi bằng lòng. Anh đâu có đưa tôi đi coi xi nê. Lúc đó công viên bên bờ sông mới khánh thành. Anh đưa tôi vào đó. ngồi bên anh một cách miễn cưỡng và miễn cưỡng nghe ảnh nói chuyện, tôi không hề có hứng thú gì. Thử hỏi, tôi đâu đã dứt chuyện yêu chồng thương con. Vì hoàn cảnh trớ trêu mà tôi bỗng thành cô quả. Bỗng nhiên anh kéo tôi sát lại với ảnh:

-Em. Liệu chúng mình có thể… ?…

Tôi hoảng, thưa ông. Cái gì cũng có chuẩn bị chớ. Tôi đâu đã có chuẩn bị gì. Tôi khẽ giật tay mình ra và nói:

-Anh đừng làm vậy. Anh biết hoàn cảnh em rồi…

-Thì hoàn cảnh anh có khác gì em. Anh đã để một htời mất mát. Anh muốn tìm lại với em…

ảnh nói với tôi nhiều lắm thưa ông. Rằng hoàn cảnh như gia đình tôi nhất định phải có người đỡ đầu mới sống nổi. Người ta chưa quên chiến tranh đâu. Những người liên quan đến chiến tranhsẽ còn chịu hậu quả dài dài. Rằng đời tôi và đời anh coi như đã xong, bây giờ phải tính tới đời con cái, chúng lớn lên là phải đi học.

 

Học rồi nó có đi xa được hay không. Ai giám ảo lãnh cho một gia đình có liên quan sâu đậm với chính quyền cũ như gia đình tôi để con cái có thể vươn lên trong tương lai. Coi chừng rồi thất nghiệp cả đám. Rằn gchồng tôi bên Mỹ có còn tưởng nhớ gì đến vợ con hay qua đó lại đa mang, đèo bòng mà bỏ rơi tất cả. Anh biểu, chỉ có ảnh mới lo được. Anh sẽ bảo lãnh chúng trong tương lai. Anh đan gcó điều kiện để tiếp xúc với cuộc sống hôm nay với một cái bằng đại học… Anh nói nhiều lắm. Tôi bị lung lay, nhưng đâu có dứt khoát được điều gì. Và ảnh cứ giữ bàn tay tôi trong tay ảnh suốt cuộc nói chuyện dài gần hai giờ đồng hồ trong công viên ven bờ sông.

 

Sau này tôi mới biết, , tất cả những điều ảnh nói đều đã nói với má tôi và các chị tôi. Cả nhà tôi bị ảnh thuyết phục, nên cứ tạo điều kiện cho tôi gặp ảnh. Mọi người tin ảnh, xem ảnh như là cứu tinh của gia đình. Dù sao ảnh cũng là người hiện đang làm việc cho nhà nước. Anh có kể cho tôi nghe là lẽ ra trước đây anh ra chiến khu, nhưng ra mấy lần đều không được nên ở lại hoạt động nôi tuyến. Đến khi giải phóng mới lột diện và nhận công tác. Ít người biết trước đây anh có hoạt động nên phải chờ xác minh. Khi nào việc xác minh hoàn tất, chắc anh sẽ còn được nhận trách nhiệm cao hơn. Chúng tôi đâu có tiếp xúc nhiều, nghe nói vậy thì biết vậy.

 

Người đàn ông bất giác mỉm cươì khi cô ta kể đến đấy. cái anh bạn vong niên ấy nói thưc đúng là anh trí thức trùm mền chớ có hoạt động gì đâu. Giải phóng về, ta đang cần người bổ sung cho các cơ quan mới thành lập, thấy anh ta có kiến thức, nên khi anh ta đến xin việc thì nhận cho vào làm việc. Thế thôi. Đến bây giờ, cũng tiến bộ tí chút, vì sau này có cho anh ta đi học thêm. Thấy ông mỉm cười có vẻ chế nhạo, người đàn bà hỏi:

-Có chuyện chi không, thưc ông?

-Không, không co chi, cô kể tiếp:

 

Ngẫm nghĩ thêm một chút, người đàn bà tiếp:

- cho đến hôm anh đưa tôi về Sài Gòn. Bữa đó tôi nhờ anh đưa tôi đi công việc. Nhưng khi xuống Sài Gòn sau khi đưa tôi đến nơi cần xong anh trờ tôi đi rong ruổi suốt một ngày trời. Tối, anh đưa tôi đé6n một khách sạn thuê hai phòng, một cho, một cho ảnh. Nhưng suốt đêm đó căn phòng dành cho ảnh bỏ không. Anh ngồi miết ở phòng tôi. Tôi mệt mỏi vô cùng. Anh giăng mùng cho tôi, anh trải tấm lót nệm cho tôi, biểu tôi có mệt thì ngủ trước. Còn anh, anh nói, sẽ gnồi suốt đêm bên tôi. Làm người đàn bà, chịu sao nổi cảnh ấy. Tôi xích vào trong cho anh nằm kế tôi. Người đàn bà đã có chồng, đã hiểu rõ đường đi nước bước của luyến ái, làm sao tránh được rạo rực khi có người đàn ông ở bên cạnh mình. Nhất là khi anh ôm lấy tôi, hôn mùi mẫn lên môi, lên mắt, lên ngực, ban đầu, tôi có ý tránh né, nhưng sự khôn khéo của anh khiến sự rạo rực trong tôi mỗi lúc một tăng. thực tình anh đâu còn xa lạ với tôi nữa. Trong câu chuyện giữa tôi và anh đã có nhiều tiếng cười. Chỉ còn một chuyện là mỗi khi anh nói sống chung là tôi lảng tránh. Any chỉ còn hai người bên nhau, trong hoàn cảnh vô cùng dễ dãi. Tôi chiều ảnh, không tránh né anh nữa. Tôi đã đón nhận những cái hôn của anh, mỗi lúc nồng nàn hơn. Bàn tay nhẹ nhàng vuốt ve, khơi dậy trong tôi những gì mà tôi mới tạm quên đi. Cho đến một lúc, tôi không còn chịu đựng được nữa kéo mạnh anh về phía mình. Tôi không còn can đảm giữ mình nữa.

           

Nhưng ông có biết không sau chuyện ấy, người đàn bà bao giờ cũng bị si mê, còn người đàn ông thì trở về trạng thái tỉnh táo.

Tôi hỏi anh:

-Bao giờ mình làm đám cưới?

Anh cười:

-Như mình còn làm đám cưới sao.

Tôi ngạc nhiên nhìn ảnh:

-Không làm đám cưới, sao sống được với nhau.

-Thì cứ sống với nhau đâu cần đám cưới. Em không sợ người ta cười cho ư? Đứa đã có vợ, đứa đã có chồng. Đứanào cũng có con, bỗng ráp nahu làm đám cưới, coi kỳ quá hà…

 

Tôi nằm lặng thinh, buồn khủng khiếp. Nhưng nghĩ lại anh nói cũng phải. Mới mẻ gì mà làm đám cưới. Người đàn bà lỡ thì như tôi. Ngay đêm đó anh nói:

-Có một điều anh nói trước, em không được liên hệ gì với chồng trước của em nghe. Tuyệt đối không. Nếu không đừng trách anh. Câu nói đó làm tôi bị xúc phạm. Chồng tôi có tội tình gì đâu. Chẳng qua vì chậm hiểu, vì không thấu đạt hoàn cảnh mà bỏ đi. Xét cho cùng ngay cả với tôi anh cũng không có lỗi. Có khi người có lỗi lại là tôi kìa. Chúng tôi yêu nhau, cưới hỏi đàng hoàng. Có giấy hôn thú của chính quyền. Tàn cuộc chiến đâu ngờ lại tàn cả chuyện tình duyên. Tôi không trách ảnh. Tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó con tôi sẽ gặp lại cha nó, dù cha nó là người như thế nào. Ngay cả lúc tôi đã an82m trong vòng tay người đàn ông khác, mà tôi vẫn nhớ đến anh, vẫn mong tin anh, hy vọng anh hiểu cho hoàn cảnh tôi, tha thứ cho tôi để gia đình sum họp. Hoặc chí ít cũng đẻ cha con sống chung vơi nhau. Buồn thì buồn, nhưng tay đã lỡ nhúng chàm rồi rửa sao cho sạch. Tôi nhân lời làm vợ sau cái đêm ở Sài Gòn ấy.

 

Đúng là anh có lạy trước bàn thờ nhà tôi trước lúc đưa tôi đi.

Nhưng có đi đâu xa, cũng ngay ở thị xã này. anh mua một míếng đất giữa cánh đồng. cất lên đó một ngôi nhà cũng khá rộng rãi. Chỉ có một con đường độc đạo đi vào ngôi nhà đó. Xung quanh là đồng lúavà ao chuôm. Đêm, nhất là những đêm trời mưa gió, ngồi nghe ếch nhái gọi bạn tình thấy buồn thê thảm. Trong căn nhà ấy có tôi, con tôi và con ảnh. Cùng với căn nhà là một dãy chuồng heo, một trại nuôi gà. Sau khi đưa tôi về đây, đồng thời anh cũng chuyển về hơn chục con heo, cả trăm con gà. Bỗng nhiên tôi trở thành trang chủ. Ngày chỉ có hai bữa cơm ăn là rảnh rỗi, còn những giờ khác, cứ buông tay này lại bắt tay khác. Ong chưa biết gì về tôi phải không. Tôi sinh ra đâu phải để làm những công việc này. còn nhỏ thì đi học. Lớn lên lây chồng nhà giàu. Nuôi con không phải cho bú. Nấu cơm đã có người làm. Ban đầu không quen, nhưng hoàn cảnh bắt buộc vậy, tránh né sao khỏi.

 

Giữa đồng không mông quạnh ấy chỉ có một người đàn bà và hai đứa nhỏ sinh sống với nhau. Còn ảnh, ảnh vẫn ở trên cơ quan. Tối mới về một chút rồi đi. Lâu lâu mới ở lại làm cái chuyện vợ chồng, cũng không ở lại mà đi nữa. Nhiều khi vài ngày anh không về. Tôi láy làm lạ. Lúc đầu không giám hỏi. Ơ chừng hơn một năm, tôi thấy vợ chồng ghì mà kỳ quái quá đi. Tôi mới hỏi ảnh. Lúc 9dấu anh quanh co không trả lời, hoặc vin cớ những công việc mà lẩn tránh những câu hỏi của tôi. Nhưng đến khi tôi hỏi riết róng, anh dành cho tôi một buổi tối để nói chuyện với tôi. Đến tận bây giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng lời nói của ảnh hôm đó. Anh nói:

-Anh rất yêu em. Đời anh, từ khi có em đến nay, anh không hề có ý định gì khác. Anh cảm phục em. Một người như em mà lo được cho ngôi nhà này. từ con heo, con gà, đến cả đứa con của anh, em lo rất chu toàn. Anh còn trọn ai được nữa. Nhưng … em phải hiểu cho anh. Gặp em, anh thương thực lòng. Nhưng công bố công khai với mọi người em là vợ anh thì khó quá. Người ta vẫn còn chưa hết mặc cảm với những gia đình có người theo nguỵ… cho nên anh sẽ lo cho em, nhưng nhất định phải có khoảng cách. Anh đang tìm cách để tìm vị trí đứng trong xã hội này. với một gia đình như em lúc này mà nói công khai chuyện của chúng ta chưa được. Nhất định sẽ đến lúc đó. em hiểu cho anh.

Tôi la lên:

- Như vậy có nghĩa là phải chấp nhận cảnh già nhân ngãi, non vợ chồng sao?

-Sao lại là nhân ngãi. Em là vợ anh, là vợ anh…

-Vậy sao? Tôi mỉa mai- Hay tôi chỉ là người giữ của cho anh, nuôi con cho anh. Anh giam lỏng tôi với căn nhà, với bầy heo, bầy gà, cắt đứt mọi mối quan hệ của tôi sao? Để làm gì? Vợ chồng mà như thế ư.

 

Anh không hề lúng túng khi tôi đay nghiến ảnh. Thậm chí còn cười, tôi không thể nín nhịn được nữa:

-Không, nhất định không được. Một là anh có em. Hai là anh không có em để anh có những cái khác.

 

Anh cười,  cười nhiều hơn rồi bỏ đi.

Chuyện đến đó chắc cũng chưa làm sao. Cho đến một hôm tôi nhận được tin chồng.  Anh nhắn tin từ Mỹ về qua một người khácở Sài Gòn. Anh hỏi thăm tôi và con. Anh biểu sẽ tìm cách để đưa mẹ con tôi sang bển. Nhưng trước hết là con, sau đó mới là tôi, tôi mừng và lo. Phận tôi thì coi như đã xong, tôi đã thay lòng đổi dạ, đã đi với người khác. Nhưng còn tôi nhất định không thể chia lìa tình cảm cha con được. Đươc tin chồng mà tôi khóc.

           

Thật là ngu khi tôi mang chuyện này ra bàn với ảnh. Cũng định chỉ bàn tới số phận của đứa con thôi. Không đợi tôi nói hết câu, ảnh đã vung tay lên. Một má trái tôi rát bỏng. Má phải cũng bị một cái tát mạnh không kém. Anh gầm lên:

-Tôi đã nói với cô ngay từ ngày đầu, tuyệt đối không được liên lạc với thằng chồng cô. Tôi hỏi cô, cô lén lút liên lạc với nó từ bao giờ? Hả? Từ bao giờ?.. nó xuất hiện ở xứ này tôi có quyền bắt nó bất cứ lúc nào… Con cái, Chỉ là cái cớ. Cô muốn gặp lại nó, có phải không?

 

Tôi có bao giờ bị đánh như vậy đâu. Có bao giờ bị sỉ nhục như vậy đâu.

 

Người nữ tù chuyện được đến đấy thì hết giờ vào thăm. Người cảnh vệ nhắc khéo. Người đàn ông đứng dậy. Người đàn bà lẫm lũi trở lại phòng giam.

           

NGƯỜI ĐÀN ONG NGHĨ

Nếu  không còn đam mê, hẳn từ lâu ta đã thành thứ  người giống như người ta, ngoài những khoái cảm dung tục đâu còn cái góc thiêng liêng của một người.

 

Ta muốn có ai đó như ta, giống ta làm nguồn cảm xúc cho ta, làm một góc nhỏ lung linh cho ta, để ta có thể sống với phần hồn trong sạch của ta. Liệu có không, có không?, có không… Một chút nhỏ thôi có được không? Mà ta đang hỏi ai thế nhỉ, bây giờ mới hỏi như thế là quá muộn không khi tóc đã ngả mầu sương gió, khi da thịt đã đồi mồi.

 

Lại phải nói thêm về tình yêu. Có tình yêu không nhỉ trên đời này. tạo hoá bảo đàn bà phải yếu mềm để đàn ông chinh phục. Người đàn bà sinh ra để người ta chiều chuộng. Còn đàn ông sinh ra để tỏ cái vẻ anh hùng khi bên cạnh người đàn bà. Người đàn bà có thể bị tàn hại một người vì một câu nói ngọt ngào. Còn đàn thì chẳng khác gì anh hùng Đônkihôte đánh vào nhau với cối xay gió trước mặt người đàn bà. Và thế là người đàn bà thì si mê, còn đàn ông giốn gnhư con rối. Họ quấn lại với nhau và thế là bảo đó là tình yêu. Ngaỳ ấy họ hôn nhau cuồng nhiệt mà quên mất rằng họ chỉ là người sinh linh bé bỏng của Chúa. Chúa bảo người yêu, nhưng chúa cũng bảo người ta là loài sinh vật, giống như bao loài sinh vật khác, phải biết lo toan bao chuyện để mà sống và thế là nụ hôn càng sau càng nhạt nhoà… Ta thấy quá rõ điều đó mà… Vậy mà ta vẫn mắc cào cái bẫy của chúa. Ban đầu cứ say đám sau đó là nhạt nhoà. Vì thế mà ta thèm có một nụ hôn say đắm hoài hoài. Muốn thế phải có tình yêu. Mà tình yêu ở đâu, ở đâu…

 

9.

Người đàn ông vốn là anh chàng nhút nhát, đường công danh sự nghiệp cứ ngó thấy anh ta là lảng xa. Đi học, học giỏi, nhưng lúc nào cũng xếp hạng sau mấy đứa. Vài đứa đó làm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng rồi, anh ta đành nhận  cái chân làm tổ phó chuyện phụ trách dọn dẽt trong lớp, vệ sinh hầm cầu. Voà đời hễ cứ mon nen đến sự thành đạt là anh ta lại mắc phải một cái gì đóngáng trở. Hồi còn là lính, sắp nhận hàm sỹ quan thì mắc phải cô bạn gái cùng đơn vị tắt kinh ngang xương. Anh bị quy tội là làm cô mang thai. Bằng chứng ư? Thì hồi d0ó cô ta làm chị nuôi ở đơn vị. Bếp ăn đặt cạnh một con sông. Có con sông thì có bến sông. Những giờ rãnh rỗi, hai người thường ngồi ở bến sông tâm sự. Chuyện dai dẳng chẳng đâu vào đâu, mà chỉ cóngồi nói chuyện thôi, làm sao cô mang thai được. Người ta không trao hàm sỹ quan cho anh ta. Mấy tháng sau, lại thấy cô ta phơi những mảnh vải sô lên trên đây. thì ra, làm việc vất vả quá, ngày tháng của cô thập thò khi trễ khi nhanh. Chờ đươc vạ, má sưng vều. Buồn quá anh ta chuyển nghành về một cơ quan dân chính. Phải nói là anh ta làm việc giỏi, làm việc hết trách nhiệm. Ai cũng khen. Cơ quan xếp anh vào lớp cán bộ nguồn, cán bộ kế cận. Tương lai tưởng nhu mỉm cười với anh ta. Ai dè, anh lại mắc cái bẫy tình ái. Thêm một người đàn bà bám riết lấy anh ta. Thế al2 anh ta sa ngã. Cô ta buộc anh ta phải ly dị vợ để vế ở với cô ta. Một hôm anh ta đang say sưa với người tình trong phòng dành riêng cho đàn bà kia thì vợ anh ta xuất hiện cùng với người bạn và anh bảo vệ vệ cơ quan. Thế là anh ta bị giữ ở phòng bảo vệ hết đêm. Cơ quan phải cử người đến bảo lãnh nhận về. Đường công danh thêm một lần nữa ngoảnh lưng lại với anh. Ví dụ hai việc như thế thôi, để nói rằng anh chỉ là một thư bung xung, giỏi gian gđấy mà cứ lẹt đẹt không htoát ra được mà tiến bộ.

 

Đường tình còn tệ hơn. Anh ta mang tiếng là yêi rất sớm, từ tuổi học trò. Có một cô bạn cùng lớp, nhờ một cô bạn khác chuyển cho anh những lá hư viết trên giấy kẻ ngang. Những bức thư dài dằng dặc và mượt mà tình cảm. Anh cũng đáp lại bằng những bức thư dài thượt với những tình cảm thực tha thiết. Hai người cũng đã từng rủ nhau đi chơi đêm, cũng đã từng ngồi trên bờ cỏ giữa cánh đồng mênh mông lúa và cô cũng đã từng kéo tay anh ép váo ngực mình.đủ để anh run bắn người lên khi chạm vào cặp vú nóng hổi, săn cứng của cô. Cho đến một hôm, khi anh mở đầu những lá thư mở đầu bằng dòng chữ: bạn thân yêu, thì anh chợt phát hiện ra một điều, cô ta không chỉ viết thư cho anh mà còn thư cho một anh bạn cùng lớp khác nữa. Hôm đó bộ ba anh ta, anh bạn kiaa và cô gái học cùng tổ. Anh làm như mệt mỏi, ngả mình xuống chiếc ghế và nhắm mắt. Đôi trẻ kia ngỡ anh đã ngủ, rủ nhau đi. Để cho hai người ra khỏi nhà một lát, anh ta luồn ra sau nhà, thấy hai người kia đang ôm nhau cứng ngắc. Anh ta đằng hắng một tiếng, sau đó vào nhà, lấy sách vở, bỏ về. Ngày hôm sau, bao nhiêu thư từ nhận được từ cô gái anh chuyển trả hết và nhẹ nhàng chôn vùi mối tình đầu vào ký ức.

 

Khi lớn lên, ra làm việc, anh gặp một cô gái khác. Cô ta mến anh thưc sự. Nhưng anh ta chẳng gần cô ta được bao nhiêu. Anh ta có một chuyến công tác thực xa. Họ chỉ còn thư từ qua lại cũng với những dòng chữ tha thiết, mạnh mẽ. Khi trở lại gặp nhau, cô ta buồn buồn báo tin, một tuần nữa thôi, cô ta lấy chồng. Cô ta đã quá dạn trong tình ái, cho anh một cuộc phiên lưu và chấm dứt mọi cuộc gặp gỡ sau đó. chắc cô ta trả ơn vì những bức thư nồng nàn nhớ nhung mà anh ta gởi cho cô.

 

Rồi anh ta cũng lấy được vợ, cũng có con. Cũng là người chuyện rất tình cờ. Một hôm anh ta đến thăm một người bạn cùng cơ quan. Em gái của anh bạn có một cô bạn cũng đến đấy. một cô gái thân hình to lớn, mạnh khoẻ và lúc nào cũng cười. Những tiếng cười hồn nhiên kiađã lôi anh vào cuộc. Cô công tác ở một miền rừng. Anh không hề tiếc công đi đến tận nơi. Phải gởi xe đạp ở một làng ven một con sông, sau đó vượt qua một con thác nước cuộn ào ào, lội qua hai cái đèo, mới đến được nơi cô sống và làm việc. Sau đó ít lâu, một đám cưới đươ

c tổ chức. Rồi họ sinh với nhau một đứa con. Đứa con tật nguyền ấy sống không được bao nhiêu. Mỗi lần bác sỹ khám bệnh cho đứa con lúc nó còn sống, lại hỏi: anh có công tác trong thành phố không, quan hệ có rộng không? Thế là thành chuyện. Khắp một vùng anh sống, g ta biểu anh là người ăn chơi trác táng, bao nhiêu bệnh tật đổ hết cho con. Tất cả khinh ghét anh. Buồn và lang thang, anh mới gặp vợ chồng người bạn trong xóm kia và kết thành bạn. Không ngờ hạnh phúc gia đình bạn cũng lung lay. Anh muốn làm chiếc cầu nối cho hai người. Nghĩ mà thương cho đứa con nhỏ của hai người…

 

Sau chuyến tàu đêm nào, mãi đến bây giờ anh mới gặp lại cô trên cái gác tư với lũ bạn xô bồ kia. Sau chuyến tàu đêm ấy anh ta không gặp cô ta nữa. Những lời nói có vẻ thực thà kia của cô ta là anh tự ái. Không lẽ người đàn bà lại có thể nhìn nhận người đàn ông một cách thô bỉ thế sao? Tính ra cũng gần cả chục năm rồi. cũng là tình cờ anh ta gặp cô, khi cô mắc bệnh thần kinh. Ai dè cô ta cũng ở đó. chào hỏi qua loa cho xong chuyện anh ra về. Cô ta vọt theo, níu anh vào một quán cà phê ven đường. Cô ta kể huyên thuyên về công việc của cô ở một xí nghiệp nào đó, về uy tín của cô, nhưng hỏi cô làm về chuyên môn gì thì cô lấp lửng không nói. Hỏi về chồng con, cô kể say sưa về cuộc ly hôn, coi cuộc ly hôn như một thắng lợi quan trọng trong đời cô. Hỏi về người tình, cô choang luôn: đó là thằng chó đểu, trên đời này không thằng nào đểu hơn. Ngày cô ra đi, cô chỉ có một căn nhà. Căn nhà tuy nhỏn nó ngốn sạch tất cả vốn liếng của cô sau khi thôi chồng. Cô gởi lại cho thằng ấy ở giữ giùm. Nó alị đưa vợ nó lên đấy ở, thế mới láo chớ. Ơ một thời gian, nó bàn luôn. Làm sao bán khi giấy tờ còn nằm trong tay cô? Bán tuốt luốt hà. Bán xong nó còn gởi cho một mớ. Cầm đồng tiền trong tay mà ứa gan. Thế nào cô cũng kiếm gặp hắn làm cho ra trò một trận. Thế còn tương lai? Cô ta nổ như pháo về ông đại tá ở Đà Lạt mà đám bạn có nhắc tới trong bữa tiệc rượu hồi hôm. Bữa đó cô ta hỏi:

-Lỡ em có chuyện, em kêu anh có đế không.

-Đến, nếu tiện.

-không có chữ nếu. Coi như anh đã hứa.

Nên mới có cứ điện thoại và cuộc gặp mệt mỏi hồi đêm.

 

Ngày xưa, khi biết nhau thì kẻ đã có chồng, người  đã có vợ. Họ không hề có tình ý với nhau cả.chẳng thể có tình ý khi anh quen cả chồng, và thân với người tình của cô. Nhưng anh lại thích cái tính phóng khoáng của cô. Đang đi dậy học, bực mình vì nghèo, cô ta bỏ đi buôn, buôn đủ thứ, từ tập giấy ảnh, giấy màu, đến cục pin, chai dầu thơm. Lên tàu hoả, đi xe ô tô, xe đạp, miễn là kiếm được chút lời là cô đi. Cô biểu: sống kiếp người Do Thái vậy mà hay. Sau này, khi không còn gặp cô ta nữa anh vẫn còn nghe về cổ. Về chuyện chán chồng, chán người tình, đi gặp một thằng nhóc kém mình tới năm, bảy tuổi.

 

Chỉ có thể kể mấy việc về cô ta như vậy rồi vân vân, cho nó thể hiện số nhiều. Anh không có được sự phóng túng vốn có của một đàn ông, nên có lúc anh tìm đến cô ta, giốn gnhư tìm đến sự bù đắp. Anh làm những việc đúng ra không nên làm, ví dụ như đi kiếm cô cho người tình của cô. Cô nhờ tìm bạn trai, anh đi. Cô cần một số tiền, hỏi vay không ra vay, mượn không ra mượn, anh có. Mới mua chiếc xe đạp, cô mượn, kẹt tiền, gán nợ luôn cũng không nói với anh lời xin lỗi, không hẹn anh ngày trả, anh cũng không nhắc. Ngày ấy, có lúc anh ta đã tự giận mình, khi không làm quen với cô ta làm gì? Làm sao không thể quen cô ta được? Lại có lúc anh tự hỏi, hay là mình có yêu? Hoặc ngược lại, cô ta có yêu mình. Nói trộm, cũng có lúc cũng được một cái hôn lên má, cũng có lúc được nằm kề bên với mấy đứa con của cô ta, tên cái giường nồng nặc mùi khai nước đái. Lần nào cũng vậy, cứ cô ta gọi anh đến. Ngày trước còn có cớ là giúp cô hàn gắn hạnh phúc gia đình. Lúc hai vợ chồng cô căng thẳng hơn thì có cớ gì đâu, cô cứ gọi là anh cứ đến. Thực khó giải thích.

 

Chỉ sau lần con tàu hư đêm ấy, hai người xa nhau hẳn. Hơn chục năm đủ để anh chai sạn, khô cằn và tỉnh táo. Những gì mà cô nói hôm đó làm anh sực tỉnh. Anh thì nhiệt tình và thương cho số phận của cô, nhưng hình như cô đang kéo anh vào cuộc, đang coi anh như những người đàn ông bám vào cô bấy lâu nay.

 

Nhưng lần này cô ta gọi và an lại đến. Còn xô bồ bằng mấy lần ngày xưa. Còn ghê gớm hơn cả ngày xưa. Dẫu sao thì ngày xưa cô vẫn còn là người đàn bà có chồng và còn biết chỉn chu lo toan cho gia đình. Dẫu bên cạnh chồng còn có người tình, nhưng những đứa con vẫn buộc cô phải sống trong căn nhà sực mùi phân heo và khét lẹt mùi thuốc lá kia. Dẫu sao thì ngày xưa vẫn còn có cái gì đó của một người đàn bà biết vâng chịu. Còn hôm nay, những gì mà anh thấy trong căn phòng cô ở, tất cả là một sự tạm bợ. Những gì mà anh thấy giữa cô ta vơío đám bạn bè, giống như một mớ cua nhốt chung, con nào con ấy cũng dơ càng ra ra, cố tìm cách cấu xé kẻ bên cạnh.

 

Rồi hai người cũng có phút riêng cho nhau. Cô ta thản nhiên lột đồ trước mặt anh để thay bộ đồ ngủ. Cô xáp lại anh đòi sự nồng nàn. Nhưng trong anh, tất cả nguội lạnh. Anh chẳng thấy thèm khát gì. Ngày xưa, cũng có lúc anh bị thèm khát cô. Cũng có lúc anh cảm giác thấy lửa trong mắt cô. Là hồi đó. còn hôm nay, chẳng hề có cảm giác gì hết. Thậm chí còn thấy ghê ghê khi chợt nhớ ra đêm qua, thằng chồng của cô ta mới… anh giải thích, già rồi. một đêm thức trắng, người không ra hồn người nữa, quỷ không ra quỷ. Không có sức đâu để giải quyết chuyện mệt mỏi kia. Nghe anh giải thích, cô hỏi:

-Thế không phải ngày xưa anh muốn em sao?

-Là chuyện ngày xưa. Ngày xưa đến giờ đã cả chục năm rồi. chuyện ấy bây giờ chỉ dành cho tuổi trẻ, mà tuổi trẻ đã qua rồi.

 

Anh tỉnh rụi. Ngày xưa cô nói anh nghe. Còn bây giờ cả hai cùng nói. Điều ấy làm cho cô ngạc nhiên.

Cô ta:

-Anh lầm rồi. anh tưởng em cần chuyện ấy sao. Không, em không có thiếu. Chẳng bao giờ thiếu. Cần ngay bây giờ cũng có luôn. Anh lại càng lầm khi anh tưởng những người đàn ông không làm em thoả mãn. Không có đâu. Họ toàn là những người yêu em như điên. Mà em cũng yêu họ. Rất yêu. Không yêu làm sao sống chung được. Chắc anh không biết em ly dị chồng em trong trường hợp nào phải không. Thì anh biết rồi, thuốc lá, những con heo và những chuyến đi buôn để thoát nghèo. Nhưng cái nghèo không thoát mà còn thêm nợ. Em còn nợ anh một cái xe đạp phải không. Em nói trước, em không trả được cho anh đâu. Nợ quá nhiều, khó đường trả. Vợ chồng như những con quạ đói, xâu xé nhau, rức lác nhau. Cuối cùng là ra toà chia tay. Đêm cuối cùng chung sống, anh ấy bồng em trên tay và khóc như con nít. Anh ấy hôn em từ những ngón chân hôn lên. Nhưng không thể nào chung sống được nữa. Nay mai nhất định em phải nói cho anh ấy biết, em yêu anh ấy vô cùng. Thế mới lạ. Ngày đầu, em không hề có cảm giác yêu đối với ảnh. Vậy mà khi chia tay, và cho đến bây giờ em mới ngấm cái tình anh ấy dành cho em. Nhưng cũng thực khó hiểu vì lẽ gì mà anh ấy yêu em đến thế. Ngoài nợ, còn một lý do nữa em không thể chung sống vì thân xác em đã bị vấy vớ, dơ bẩn bởi người bạn củaa ngày ấy rồi. bây giờ em mới thấy mình quá tệ. Không phải là em sám hối đâu. Sám hối mà làm gì. Cái đã qua thì cho qua đi. Em thương anh ấy, chỉ vì ham một cuộc sống khác, mình bị người ta đánh cắp mất vợ. Đừng cười em. Phải, em là kẻ đồng loã cho sự đánh cắp ấy.

 

Chia tay với ảnh xong thì có một cậu nhóc đến với em. Cậu nhóc ấy thực xinh xắn. Xinh xắn gọi theo lối người ta gọi phụ nữ ấy. Môi đỏ như thoa son. Mặt trái xoan, không một khuyết tật. An nói thì nhẹ nhàng. Không bao giờ lớn tiếng và cũng không giờ cười như những kẻ đàn ông khác. Bề ngoài có thể như thế, nhưng tình yêu thì không bao giờ chê được, nhiệt thành, đam mê. Con người ấy thực lạ. Không giữ cho mình bất cứ cái gì. Không có cái gì hơn. Ngoài hai bộ đồ để thay đổi ra, thêm một chiếc xe đạp, không có cái gì hơn. Đến cả cái giường ngủ cũng còn lại nữa cái vạt. Sau khi em ly hôn, câu ta theo em vào ở trong một căn tập thể dành cho giaó viên chật như nêm. Mấy tháng trời hai đứa nằm chung cái giường chiếc, cậu ta chỉ biết thủ thỉ tâm tình và cười nhẹ bên lỗ tai em. Cho đến một hôm em hỏi cậu ta “…không phải đàn ông sao?”, bấy giờ câu ta mới giám thể hiện mình là người đàn ông sung mãn. Một hôm cậu ta bàn đến chuyện làm đám cưới, em sợ phát điên, chạy một mạch, trốn mất tiêu. Trời ơi, cưới, có gì đáng sợ hơn cưới. Em hình dung ra phòng tân hôn hôm nào, căn phòng giống như sân khấu cải lương và em đêm hôm đó giống như diễn viên cải lương diễn không hết mình, không thuộc vở. Tất nhiên sau khi thôi chồng, em cũng muốn làm lại, muốn có một người chồng khác. Nhưng sao cứ phải cưới mới là chồng vợ đươc. Khi cậu ta bàn đến chuyện cưới em em nghiêm khắc biểu:

-Không được. Cậu mà lấy tôi thì đó là nỗi bất hạnh nhất trong đời cậu đó. vì sao ư? Vì tôi đã một đới chồng và cậu không thể hình dung được những phức tạp sau đám cưới. Câu không thể mang cái giường còn lại nửa vạt kia cho con tôi ngủ được. Cậu cũng không thể chia hai bộ quần áo duy nhất của cậu cho tôi. Sau đám cưới là gia đình, cậu hiểu không? Mà gia đình thì cậu thấy đấy… Bài học gia đình tôi, câu không thấy sao…

 

Cậu ta nhịn ăn ba ngày, dỗi hèn như con nít. Người cậu ta ốm rộc đi, chỉ còn thấy hai hàm răng. Nhìn cậu ta mà em phát khóc vì thương. Nhưng thương cũng phải từ bỏ. Em không thể bắt một người con trai còn non tơ như thế ràng buộc vào đời em. Không, không thể quấy phá đời cậu ta, và lại càng không thể khoác lên vai cậu ta một cái gánh quá nặng là em. Em quyết định ra đi một thời gian. Đi cho xa, cho cách biệt khỏi những gì đã có, và đã mất của em. Trước khi đi em nói với cậu ta:

-Tôi đi… phải lấy vợ ngay nghe chưa. Kiếm một cô nào còn trẻ và biết thương mình mà lấy. Không lấy vợ, tôi giận mình suốt đời đó…

 

em biết sau này cậu ta lấy vợ vì nghe em, chớ không phải vì yêu đâu. Tội nghiệp hai số phận.

Chịu không nổi cuộc sống xa xôi kia, thêm một lần nữa em bỏ nghề làm giáo viên. Đi buôn nữa. Trước buôn đường ngắn, nay buôn đường dài. Buôn mà không có vốn. Cái đám bạn mà anh gặp tối qua đó cũng là cánh buôn đường dài với em đó. buôn chán, cũng chẳng ăn nhằm gì. Cuối cùng cũng chỉ để cho đường xá ăn hết. Gom lại được chút tiền, mua được căn phòng như anh đến thấy đó. cũng có chỗ để chui ra chui vào. Đón đứa con về cho nó ở chung cho có mẹ có con. Chồng em đã lấy người khác rồi. còn cái anh chàng mà em mới đuổi đi đó, đúng là thợ sửa ống nước thực. Cũng tại cái ống nước nhà em nó nghẹt, em mới gặp ảnh. Thấy anh ấy xoay trần ra, với tảng lưng, tảng ngực kết thành từng múi một mà em mê. Ít lâu sau ảnh thành chồng em. Đó mới là người đàn ông em mong có trong đời. Mạnh me, ham muốn liên tục, đáp ứng liên tục và cực kỳ chu đáovới vợ và con. Là con riêng của em đó, chớ còn em bây giờ sợ có con lắm anh ơi. Ngần này tuổi rồi còn gì nữa. Anh cũng là sự gương mẫu của sự phục tùng. Em muốn gì ảnh làm nấy. những lúc buồn bực em đuổi ảnh ra khỏi nhà thế là ảnh đi. Lúc nào em cần em nắm cổ lôi về là về. Anh yêu em đến cuồng si. Anh thấy em có đẹp không. Đẹp quoái gì đâu. Cao không quá một mét năm mươi. Mũi hếch, hai ba đời chồng, mấy người tình. Vậy thì hắn si cái gì ở em chớ. Một hôm em hỏi anh ta một câunhư vậy. Anh ta trả lời không đắn đo: chí ít thì cũng là sự dẻo dai trên giường. Nghe thế em tức sôi lên. Thì ra chỉ có vậy thôi ư. Em quyết đuổi anh ta đi, nhất định không chấp nhận người đàn ông chỉ biết có chuyện đó. trước khi đi, hắn xin cho hắn được ở với em ba ngày. Em chịu thêm ba ngày nữa, khủng khiếp, đêm không ra đêm, ngày không ra ngày. Nhưng khổ cho em, đúng anh ta mới là người em cần. Ngu ngu một chút, đẹp trai, lực lưỡng một chút. Còn mong gì hơn. Đó như đêm qua đó, hắn về và hắn đòi. Hắn muốn tìm, thiếu gì, ra đường vẫy một cái. Vào nhà hàng, vào quán bia ôm, sau vài ly, hắn có thể ẵm một cô lên giương, nhưng hắn không muốn, nên hắn về tìm em. Được rồi ra đi, ngoan ngoãn vậy đó…

 

Người đàn ông:

-Này anh hỏi. Em cứ sống vậy sẽ được cái gì chớ?

-Được thế này…

-Anh không hiểu…

-Đừng giả đò. Ngày xưa em gọi anh là gì nhỉ. A là cậu bé đóng kịch vụng về. Còn bây giờ, là anh đang giả đò. Anh hiểu, nhất định anh phải hiểu. Em chỉ gọi là anh tới. Tức là em còn mạnh…

-Anh đến đây đâu phải là để làm chồng em?

-Một lúc thôi, không được sao, vài chục phút của đời người, không được sao? Đừng nhiều. Nhiều quá, rất có thể hoặc anh ta sẽ đuổi em đi. Hoặc em sẽ đuổi anh đi.

-Thì ra em vẫn hiểu tôi như ngày xưa. Em hiểu sai rồi. tôi không thể sống bất cứ ai trong số những người đàn ông mà em quen. Sao em cứ nhồi anh vào cùng với họ. Sao cứ nhốt chung anh với cái đám đàn ông bậu sậu của em. Ngày xưa, sau chuyến tàu đêm tôi bỏ không lại thăm em là vì vậy đấy… Tôi muốn em phải thấy tôi là người khác kìa… Ngày xưa tưởng rằng còn cứu vãn được em. Còn bây giờ, em mất hết rồi. em coi đàn ông giống như cái dụng cụ cầm tay, giống như con vật có thể cột dây, có thể xích cổ hoặc sỏ mũi vậy…

 

Người đàn bà mở to cặp mắt, một lát rồi cười ngất:

Chương : 1    2    3    4    5   6    7    8    9    10   
Nguyễn Đức Thiện
Số lần đọc: 2193
Ngày đăng: 13.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ðồng quê phỏng sự - Phi Vân
Tìh êu - Lê Anh Hoài
Bờ bên kia - Trần Kiêm Ðoàn
Phản trắc - Hoàng Đình Quang
Tương Tác - Triệu Từ Truyền
Nhạc vũ trong HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng trống Sampô - Anh Động
Sóng lừng - Triệu Xuân
Cõi Mê - Triệu Xuân
Một thời in dấu - Trần Đồng Minh
Cùng một tác giả
Không thể đùa (truyện ngắn)
Ban bè một thuở (truyện ngắn)
Tấm kiếng rạn nứt (truyện ngắn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Mẹ (thơ)
Kịch (truyện ngắn)
Bến cây ổi (truyện ngắn)
Lu Lu (truyện ngắn)
Gío (thơ)
Một khoảng xô bồ (truyện ngắn)
Ông lão bán chim (truyện ngắn)
Cái nợ đồng lần (truyện ngắn)
Giữa vòng vây (truyện ngắn)
Chuyện con ruồi (truyện ngắn)
Tiếng gõ cửa (truyện ngắn)
Đêm (thơ)
Bàn về Thơ (tiểu luận)
Mái tóc ngày xưa (truyện ngắn)
1111 (thơ)
Sông em (thơ)
Trăng cuối tháng (truyện ngắn)
Góc Rừng (truyện ngắn)