Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.656
 
Có một tình yêu không thể nghi ngờ
Đỗ Mai Quyên

Lưu Cương là một tội phạm cướp giật, vào tù 1 năm rồi nhưng chưa ai đến thăm anh ta cả. Nhìn thấy những bạn tù khác thường được người nhà đến thăm nuôi, mang rất nhiều đăn ngon, mắt anh lộ rõ vẻ thèm muốn, bèn viết thư cho cha mẹ để họ đến thăm mình, không phải vì đăn ngon mà vì nhớ họ.

 

Sau vô số lá thư biệt tăm không vết tích, anh ta hiểu rằng, cha mẹ đã vứt bỏ anh rồi. Trong lúc đau khổ và tuyệt vọng, anh lại viết một lá thư, nói rằng nếu cha mẹ không đến, cha mẹ sẽ mãi mãi mất đi đứa con này. Đây chẳng phải là nói cho có vì mấy bạn tù trọng hình đã rủ rê anh ta vượt ngục, không phải chỉ một hai ngày, nhưng cái chính là anh không hạ quyết tâm được, bây giờ dù sao cha không thương mẹ không xót, chẳng vướng bận nữa, còn gì để lo lắng chứ?

 

Hôm đó trời rất lạnh. Lưu Cương đang cùng mấy người bạn “trọc đầu” (chỉ tù nhân) tính kế đào tẩu thì đột nhiên có người gọi lớn: “Lưu Cương, có người đến thăm anh!”. Là ai? Vào phòng thăm tù nhìn thoáng qua, Lưu Cương đờ người, là Mẹ! Một năm không gặp, Mẹ thay đổi đến mức không nhận ra nữa. Chỉ mới ngoài 50 tuổi thôi mà tóc đã bạc trắng cả, lưng còng hẳn xuống, thân hình gầy guộc tiều tụy, quần áo rách tả rách tơi, đôi chân đầy cáu bẩn và vết máu loang lổ, bên vai còn đeo hai cái túi vải rách nữa.

 

Mẹ nhìn Lưu Cương, chưa đợi anh mở miệng, đôi mắt đục ngầu đã rơi lệ, vừa lau nước mắt vừa nói: “Tiểu Cương, mẹ đã nhận được thư con, đừng trách cha mẹ nhẫn tâm, quả thực mẹ không dứt ra nổi đđi nữa, cha con... lại bệnh rồi, mẹ phải chăm sóc, hơn nữa đường lại xa...” . Lúc này, chính trị viên bưng 1 bát mì trứng gà nóng nghi ngút đến, nhiệt tình nói: “Bác ơi, ăn mì đã rồi hẵng hay!” . Mẹ Lưu luống cuống đứng dậy, ra sức chà xát tay vào áo nói “Không tiện, không tiện đâu!”. Chính trị viên đặt bát mì nóng vào tay bà, cười rằng: “Mẹ cháu cũng lớn tuổi như bác, ăn bát mì của con trai không được sao?”. Mẹ Lưu không nói nữa, cúi thấp đầu húp xì xụp, ăn vừa nhanh vừa ngon lành, giống như đã rất lâu rồi không được ăn vậy.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn đôi mắt bà đỏ hoe sưng húp, đôi chân nứt nẻ những máu, nhịn không nổi hỏi: “Mẹ, chân của Mẹ sao vậy? Giày đâu?”. Không đợi bà mẹ trả lời, chính trị viên lạnh lùng nói tiếp: “Đi bộ đến đây, giày đã rách từ lâu rồi!”. Đi bộ? Từ nhà đến đây ba bốn trăm dặm đường, hơn nữa còn có một đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ ngồi xổm xuống, nhè nhẹ xoa lên đôi chân rách bươm của Mẹ, nói: “Mẹ, sao Mẹ không ngồi xe? Sao Mẹ không mua giày?”

 

Bà co chân lại, làm ra vẻ không để ý nói: “Ngồi xe à, đi bộ tốt hơn nhiều, hầy, năm nay gặp bệnh heo truyền nhiễm, mấy đầu heo trong nhà chết cả rồi, trời gặp hạn, hoa màu cũng không thu được bao nhiêu, lại còn cha con... xem bệnh thì... tốn không ít tiền... Nếu cha con khỏe thì đã sớm đến thăm con rồi. Đừng phiền trách cha mẹ con nhé!”.

 

Chính trị viên dụi dụi đôi mắt, lặng lẽ lui ra ngoài. Lưu Cương cúi thấp đầu hỏi: “Cha con đã khỏe hơn chưa?”. Đợi rất lâu chẳng thấy mẹ trả lời, anh ngẩng đầu lên, thấy mẹ đang quệt nước mắt, nhưng miệng lại nói: “Bụi bay vào mắt rồi, con hỏi cha con à? Cũng sắp khỏe rồi, cha con nói là đừng bận tâm đến cha, cố gắng cải tạo cho tốt!”.

Thời gian thăm nuôi đã hết. Chính trị viên bước vào, tay cầm một tờ tiền giấy mệnh giá lớn, nói: “Bác ạ, đây là chút lòng thành của quản giáo chúng cháu, bác không thể cứ đi bộ mà về nhà được, nếu không thì Lưu Cương sẽ đau lòng đến chết đó!” .

 

Mẹ Lưu cứ đung đưa hai tay, nói: “Sao thế được, con tôi ở chỗ các anh đã đủ làm các anh nhọc lòng rồi, tôi còn lấy tiền các anh thì sẽ tổn thọ mất!”.

 

Chính trị viên run giọng nói: “Làm con mà không thể để bác sống hạnh phúc vui sướng mà còn khiến bác hoảng hốt lo sợ thế, để bác đi bộ suốt mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác cứ thế này mà về thì đứa con đó có còn được xem là người không?”.

 

Lưu Cương không kiềm chế được nữa, khàn giọng gào lên: “Mẹ!” nhưng không ra tiếng, lúc này ngoài cửa sổ vang lên tiếng khóc thút thít, đó là tiếng khóc của các chính trị viên đứng quan sát từ nãy giờ. Khi đó, một viên quản giáo đi vào phòng, cố nói một cách vui tươi: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui rồi, nên cười mới phải chứ. Để cháu xem bác mang đến món ngon nào nào” rồi vừa nói vừa dốc ngược túi xuống. Mẹ Lưu Cương ngăn không kịp, toàn bộ đđạc đều rơi ra cả, ngay tức khắc, mọi người đều sững sờ...

 

Túi thứ nhất mở ra, tất cả đều là màn thầu, mì, bánh các loại, cái nào cái nấy đều tã tượi, cứng như đá, hơn nữa từng cái từng cái cũng khác nhau. Khỏi phải nói, đây là đồ bà đã ăn qua khi đi đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng cực độ, hai tay cứ túm chặt lấy gấu áo, lẩm bẩm nói: “Con yêu, đừng buồn Mẹ làm vậy, quả thực trong nhà không còn gì để mang đi...”.

 

Lưu Cương dường như không nghe thấy, chỉ chăm chăm nhìn vào đồ trong túi thứ 2, đó là một hũ tro cốt! Anh ngơ ngẩn hỏi: “Mẹ, đây là gì thế?” Mẹ Lưu Cương sắc mặt hoảng hốt, chìa tay ôm lấy hũ tro: “Không... không có gì...”. Lưu Cương phát điên lên giành lại, toàn thân run rẩy: “Mẹ, đây là gì?”.

 

Mẹ Lưu Cương ngồi phịch xuống đđẫn, mái tóc hoa râm co giật dữ dội. Rất lâu sau bà mới cố gắng nói: “Đó là... cha con! Để kiếm tiền đi thăm con, cha con đã cật lực làm ngày làm đêm, toàn thân suy sụp cả. Trước khi chết, cha con nói không được nhìn thấy con nên trong lòng rất buồn, dặn mẹ sau khi chết nhất định phải đem cha đến chỗ con, nhìn con một lần cuối cùng...”

 

Lưu Cương bật ra tiếng khóc xé nát tâm can: “Cha... con sửa...” tiếp theo “phịch” một tiếng phủ phục xuống, đập đầu xuống đất “bình bình”, chỉ thấy bên ngoài phòng thăm nuôi dần dần tối đen, tiếng khóc đau thương thấu tận trời xanh...

 

(Nguồn: baidu.com, MAI QUYÊN dịch)

Đỗ Mai Quyên
Số lần đọc: 2486
Ngày đăng: 26.06.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ba truyện ngắn - Karinthy Frigyes
Ở lại đó - Trần Lệ Thường
Những mảnh đời * - Phan Đức Nam
Em Vịt vàng nhỏ của tôi ơi! - Kiệt Tấn
Người đàn ông và cây thông nhỏ - Phùng Văn Khai
Truyện ngắn ngắn - 12 - Đỗ Ngọc Thạch
Giới trí thức thối tha - Phạm Nguyên Trường
Vụ cướp lúc nửa đêm - Giản Tư Hải
Vết son - Mang Viên Long
Ngày gặp lại - Phan Bích Thủy